Rắc rối 2: Phải chịu những hậu quả của dính mắc mặc dù mình không có

Categorized as Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi, Rắc rối của từ bi Tagged , , , , , ,

Nói đi cũng phải nói lại. Mặc dù trên lý thuyết, từ bi không liên quan gì tới việc có quan hệ tình cảm với họ, nhưng trên thực tế, nếu bạn bỏ ra không ít thời gian và công sức để cho họ thấy là họ đang sai, thì không thể nói là không có. Phải có một lý do nào đó để bạn chọn ở lại với họ, ngay cả khi họ làm bạn tổn thương rất lớn.

Tại sao bạn lại có động lực lớn đến như vậy? Vì bạn biết họ mạnh mẽ. Bạn nhìn ra sự mạnh mẽ của họ, và mong họ được trở thành chính họ chứ không phải ai khác. Bạn không bỏ đi vì biết rằng họ không đáng để chịu dằn vặt đến hết đời, và nếu bạn không giúp thì họ sẽ không thể tự mình tìm được đường ra. Không thiếu những mầm cây tốt chết khô, và thêm một cây nữa thì cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu có cơ hội thì bạn vẫn muốn vun trồng để thấy nó tốt tươi.

Bạn còn vướng mắc vào cái gì? Vào cái phiên bản tốt hơn trong tương lai của họ. Bạn biết đây không phải là mộng tưởng gì cả, vì đây chỉ đơn giản là vấn đề logic: một khi họ đã thấy được lỗ hổng trong thế giới quan của mình, thì họ sẽ tự xoay xở được mà không cần bạn giúp nữa. Mà đã gọi là logic, thì nó có giá trị phổ quát; bất kỳ ai, bất kỳ tính cách nào, bất kỳ sự đa dạng nào cũng sẽ chấp nhận nó như một nguyên lý bất biến.

Để có thể xây dựng một hệ thống thế giới quan mới cho họ, với những niềm tin mới, bạn cần có một cơ sở lý thuyết cho nó. Để làm được điều này, bạn cần tập trung suy nghĩ. Vấn đề là, não của bạn chỉ có thể xử lý được một việc một lúc; để bảo vệ quá trình chú ý và ghi nhớ thông tin của não, những khúc mắc của bạn cần được giải đáp khẩn trương để còn làm tiếp công việc tiếp theo. Mọi luật lệ, ràng buộc, thiếu linh hoạt là đều để bảo vệ quá trình tư duy của những người trong hệ thống đó. Tôi nghĩ mọi dính mắc, về bản chất, là để bảo vệ não.

Đây không chỉ là lý do làm họ cảm thấy bạn áp đặt họ, mà còn là lý do làm bạn còn cảm xúc với họ. Nếu bạn xây dựng một niềm tin mới cho họ, thì bạn còn cần nghĩ về những thông tin họ nói, và còn cần sự xác nhận của họ. Nhưng nếu bạn còn nhớ về những lời họ nói và còn chờ đợi họ, thì bạn sẽ còn dày vò bản thân. Bạn sẽ còn dằn vặt, day dứt, cay đắng, đau lòng, trầm tư, thất vọng, sợ hãi. Chúng không phải là dính mắc thật sự, vì chúng xuất phát từ lòng từ bi, nhưng những gì chúng biểu hiện ra thì đều là dính mắc. Nếu chúng trông không khác gì dính mắc, tôi sẽ gọi chúng là những giả dính mắc (pseudoattachment).

Cảnh trong phim Xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Vị cao tăng khóc vì đồ đệ đã làm ông thất vọng.

Bằng việc ủy thác sự từ bi vào trong giả dính mắc, sự tò mò của bạn có rộng đường để phát triển. Nhưng bản thân sự tò mò có một bất lợi, là bạn sẽ tìm ra được cách thức để có lợi cho mình. Giả dụ bạn hay đi tàu thường xuyên. Vào một ngày rỗi rãi nào đó, bạn quyết định khám phá ga tàu như một thế giới bạn trước giờ chỉ đi lướt qua chứ chưa bao giờ nhìn cho kỹ. Vô tình bạn phát hiện được cửa sau của ga. Thế là từ lúc đó bạn cứ me cửa đó mà đi để khỏi phải mua vé. Tự nhiên trao cho loài người sự tò mò hơn hẳn các loài khác, và nhờ sự tò mò đó mà chúng ta có thể sử dụng năng lượng một cách tối ưu. Vì vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ tiết kiệm năng lượng, nên người tham lam cũng là người hòa hợp được với tự nhiên. Curiosity fuels greed.

Nếu cửa sau đó bị đóng lại, thì bạn sẽ tiếc. Không phải tiếc nuối vì từ nay lại phải mua vé, mà luyến tiếc vì mình không còn là một phần của nhà ga nữa. Là một người tò mò, bạn sẽ muốn hỏi tại sao cửa lại bị đóng. Nhưng vì đã nhận được lợi ích từ việc trốn vé, bạn sẽ thấy là câu hỏi của mình không còn vô tư nữa, mà sẽ luôn bị điều khiển bởi sự tiếc nuối kia. Khi nhận thức được là lẩn khuất trong sự vô tư giúp đỡ họ có sự ích kỷ cho bản thân, bạn sẽ lại càng lo lắng là mình sai.

Nói theo tâm lý học, thì cái giả dính mắc này chính là mối quan hệ song đôi. Bạn có thể là yên tâm mà làm, nhưng khi chúng nổi lên thì bạn nên tỉnh táo kéo mình về. Sự bao dung của bạn sẽ bị chúng che khuất, và bạn cần phải bóc tách các yếu tố này ra để sự bao dung của mình lộ diện thường trực. Ghi chú một cách cẩn thận là cách để những gì mình nói không bị bóp méo.

Tôi không nói là những việc này hoàn toàn không phải là dính mắc, vì rõ ràng bạn có dính mắc với phiên bản tốt hơn của họ kia mà. Nhưng tôi nghĩ loại dính mắc này “đẳng cấp” hơn các loại dính mắc mà mọi người hay nhắc đến, và có lẽ là loại dính mắc duy nhất Phật tổ cho phép xài. Rốt cuộc thì, cái giả dính mắc này xuất phát từ sự dính mắc của họ, nên chắc cần hai cái sai để thành một cái đúng. Ở đây tôi không bàn về sự giải thoát như truyền thống Phật giáo hay nói đến, mà chỉ khảo sát xem nên chọn loại dính mắc nào cho phù hợp. Bản thân tôi cũng cho rằng chưa ai tìm hiểu loại dính mắc này thật cặn kẽ.

Đó là chưa kể, sự giả dính mắc này còn xuất hiện là do sự biến nghĩa của ý niệm nữa. Sự biến nghĩa này liên quan chặt chẽ tới quá trình ghi nhớ của não. Ví dụ như hôm nay bạn nói:

Tôi dính mc vi cái phiên bn tt hơn ca bn

Thì hôm sau khi nhớ lại, câu đó bị biến thành:

Tôi dính mc vi bn

Và sang hôm sau nữa thì câu đó bị biến thành:

Tôi dính mc vi cái quá kh đã qua ca bn

Tam sao thất bản. Tất cả những gì bạn đã làm để có thể mạnh dạn kết luận điều mình làm là từ bi sẽ bị chính não bạn đổ sông đổ biển. Một vòng luẩn quẩn mới lại bắt đầu.

Nếu như phải gặp họ khi chưa sẵn sàng sử dụng quyền mình cho là đúng, bạn cần chuẩn bị kỹ. Và bạn sẽ phải tập luyện, tự kỷ ám nhiều lần, để khi tiếp xúc với họ thì mặt bạn lạnh như băng, và sự mong cầu sẽ không nổi lên làm nhiễu thông điệp của bạn. Bạn phải đảm bảo thật chắc chắn là hành động và sự quan tâm của bạn dứt khoát và khoan thai như một người hoàn toàn thờ ơ với họ thì họ mới tin. Có thể bạn sẽ áy náy vô cùng vì dám làm thế, nhưng thôi làm quách cho xong. Bạn áy náy vì nghĩ rằng mình đúng không có nghĩa là bạn sai.

Phần 0, Rắc rối 1, Giải pháp

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply