Bản câu hỏi dành cho người muốn thay đổi quan niệm của bạn mình

Categorized as Dự án, Xây dựng mạng lưới hỗ trợ người có niềm tin tiêu cực Tagged

Thay đổi quan niệm của một người là một việc có phần nguy hiểm, vì nó động đến nhiều câu hỏi rất nhức nhối, và cũng rất xứng đáng để đối diện. Chẳng hạn như: làm sao mình chắc chắn mình đúng? Để có thể dự đoán được những tình huống có thể xảy ra, cũng tránh việc quên cân nhắc những khả năng khác nhau của tình huống và đưa ra những kết luận vội vàng, sẽ giúp ích nếu có sẵn một bản câu hỏi để bạn trả lời. Nó sẽ hướng dẫn bạn thu thập những thông tin cần thiết, cũng như cho bạn thêm nhiều cơ hội để được nhìn nhận lại những quan điểm của bản thân cũng như làm hiển lộ những lỗ hổng trong mạch lập luận.

Xem thêm: Làm sao để biết chắc chắn mình đúng? Nhỡ đâu chính mình mới có bóp méo?

Bản hỏi này cũng có sẵn ở định dạng .docx Tải xuống

Xác định tư tưởng

Xác định tư tưởng

Như bất kỳ dự án nào, thời gian đầu người sáng lập sẽ phải dành nhiều thời gian cho nó. Điều gì khiến bạn cam kết muốn họ thay đổi đến như vậy, khi mà bạn hẳn cũng có những thứ quan trọng khác để làm/những vấn đề khác cần giải quyết?




Mỗi một tuần bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho việc này?




Phương châm sống, triết lý sống của bạn là gì? Có sự kiện nào đặc biệt khiến bạn tin vào chúng không?




Tra vấn bản thân

Vì sao bạn nghĩ bạn biết họ cần gì? Đâu là những bằng chứng để kết luận rằng họ đang không ổn?




Bạn có nghĩ rằng cứ để họ như vậy thì một thời gian sau họ cũng sẽ thay đổi không? Tại sao họ thật sự không làm điều tốt nhất cho mình?




Có thể có những vấn đề gì khiến cho bạn vô tình bóp méo sự thật không?




Bạn sẽ làm gì để những điều đó không xảy ra? Làm sao bạn có thể chắc chắn là mình đang nhìn mọi việc một cách khách quan, không bóp méo?




Nếu một người cần xác nhận lại những gì bạn nói một cách độc lập, họ sẽ cần làm gì?




Thu thập thông tin

Thông tin về thân chủ

Thông tin căn bản

  • Tình trạng sức khỏe thân chủ hiện thế nào? ………………………………………………………………………………………..
  • Thân chủ làm công việc gì? ………………………………………………………………………………………..
  • Thân chủ có những sở thích gì? ………………………………………………………………………………………..
  • Tiểu sử vấn đề: Đã từng có can thiệp trợ giúp chưa? (Đó là gì, từ bao giờ, tiến triển như thế nào?) ………………………………………………………………………………………..

Nỗi sợ, niềm tin, nhu cầu của thân chủ

Các nỗi sợLý doHướng trợ giúp
   
   
   

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những nỗi sợ này không còn nữa? …………………………………………………………………..………

Các niềm tin tiêu cựcLý doCách cho thấy mâu thuẫn
   
   
   

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những niềm tin này không còn nữa? …………………………………………………………………..………

Các niềm tin tích cựcLý doCách để niềm tin này không bị xói mòn
   
   
   

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những niềm tin này được phát huy? …………………………………………………………………..………

Các nhu cầuLý doCách đáp ứng
   
   
   

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những nhu cầu này được đáp ứng? …………………………………………………………………..………

Thông tin về gia đình thân chủ

Hoàn cảnh gia đình: kinh tế, mức thu nhập, sức khỏe của người nuôi dưỡng, kiến thức về chăm sóc và giáo dục:




Văn hóa, quy định, niềm tin đặc thù của gia đình:




Các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với thân chủ và giữa các thành viên với nhau:

  • Ai là người kiểm soát? …………………………………………………………………..………
  • Ai là người có ảnh hưởng về kinh tế? …………………………………………………………………..………
  • Ai có ảnh hưởng với ai? …………………………………………………………………..………
  • Có chia bè phái trong các thành viên gia đình không? …………………………………………………………………..………
  • Đó là các nhóm nào? …………………………………………………………………..………
  • Sự khác biệt của các nhóm đó là gì? …………………………………………………………………..………



Nguồn lực trợ giúp về vật chất và tinh thần từ gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng của thân chủ:




Mong muốn của gia đình trong việc trợ giúp thân chủ:




Kế hoạch dự định của gia đình để đạt được mong muốn đó:




Quan điểm của gia đình về những nỗi sợ, niềm tin, nhu cầu của thân chủ

Các nỗi sợ của thân chủQuan điểm của gia đình
  
  
  
Các niềm tin tiêu cực của thân chủQuan điểm của gia đình
  
  
  
Các niềm tin tích cực của thân chủQuan điểm của gia đình
  
  
  
Các nhu cầu của thân chủQuan điểm của gia đình
  
  
  

Thông tin về bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm thân chủ

Ai là người được thân chủ lắng nghe và tin tưởng? Người đó có hay chiều theo cảm xúc của thân chủ không?




Họ có biết những vấn đề này của thân chủ không? Thái độ của họ về thân chủ là thế nào?




Quan hệ của bạn với họ là thế nào? Thái độ của họ về bạn là thế nào?




Phương châm sống, triết lý sống của họ là gì?




Họ có thể giúp thân chủ thế nào? Có thể kêu gọi họ tham gia dự án này không?




Ngoài ra liệu có ai không được thân chủ tin tưởng, nhưng lại muốn giúp đỡ họ không?




Lên kế hoạch hỗ trợ

Chúng ta muốn giúp thân chủ, nhưng chúng ta cũng không muốn giúp một cách lén lút, ngoài sự hay biết của họ. Thực tế cho thấy là sự hợp tác của người thụ hưởng là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công của sự giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng rất có thể nếu cho họ biết quá sớm thì họ sẽ phản đối gay gắt và làm hỏng mọi thứ thêm. Có cách nào để thăm dò ý họ để biết xem họ có muốn thay đổi tình trạng, mà không làm lộ rằng bạn đang có ý định giúp họ hay không?




Đâu là thời điểm thích hợp để thân chủ lắng nghe bạn nhất? Bạn có thể làm gì để thời điểm đó xảy ra một cách trơn tru nhất?




Có những nguy cơ gì nếu bạn đặt vấn đề trực tiếp với thân chủ không?




Nếu thân chủ phủ nhận những gì bạn đưa ra, bạn sẽ trả lời thế nào?




Nếu thân chủ gay gắt, thậm chí thóa mạ bạn, bạn sẽ xử lý thế nào?




Có cách nào để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn không?




Bạn có cần thử nghiệm, kiểm tra lại điều gì mà có thể bị xem là thiếu tôn trọng thân chủ không? Tại sao lại nhất thiết phải làm điều đó?




Những hậu quả có thể có của việc kiểm tra là gì? Cách giải quyết chúng là gì?




Bạn có thể khuyên thân chủ đến gặp nhà tham vấn tâm lý không?




  • Nếu thân chủ không có định kiến nặng nề với bạn, và điều bạn cần chỉ là bạn và thân chủ thấu hiểu về cảm xúc và nhu cầu của nhau hơn, hãy thử áp dụng Giao tiếp trắc ẩn
  • Nếu thân chủ đang thả cho mình nuông chiều, và bạn muốn thân chủ vượt qua sự cám dỗ lớn, hãy thử áp dụng Phỏng vấn tạo động lực
  • Nếu bạn không có cơ hội để nói chuyện với thân chủ (bị họ né tránh, coi thường, phớt lờ, thậm chí đặt điều), hoặc nếu thân chủ có một hệ thống mạng lưới các niềm tin cực kỳ vững chắc, ở đó mỗi niềm tin tiêu cực là bệ đỡ cho và được bệ đỡ bởi nhiều niềm tin tiêu cực khác, và cần phải được giải quyết đồng thời, bạn sẽ cần lên một kế hoạch dài hơi và với sự giúp sức của bạn bè, người thân của họ. Xem thêm: Nhờ người thứ 3 tác động người có niềm tin tiêu cực

Các câu hỏi thường gặp

Tài liệu tham khảo

Tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ tài liệu:

  • Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UNICEF, Tài liệu Hướng dẫn thực hành quản lý trường hợp
  • Trung tâm ICS, Nói về mình: những gợi ý về quá trình công khai của người đồng tính

Bản hỏi này cũng có sẵn ở định dạng .docx Tải xuống

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply