Nội dung
Lời nói đầu
Mình đang tập tành làm công việc công tác xã hội để trợ giúp cho một người bạn của mình. Bạn này là một con người mình nghĩ là có tư duy khá đặc biệt và độc đáo. Bạn ấy cũng chỉ là một người bình thường, đọc cái gì triết một chút là không hiểu, mang trong mình nhiều tổn thương và sợ hãi, nhưng bạn ấy đẩy những quan niệm của mình thành một thế giới quan rất hệ thống và logic. Đây là một ví dụ cho việc một khi niềm tin “tôi bất lực” được hình thành thì thế giới quan của chủ nhân của nó sẽ được đẩy đi xa đến đâu. Phải nói là cái thế giới quan đó càng hiểu càng thú vị, càng thấy nó xứng đáng được chiêm ngưỡng. Mình không đọc nhiều cả về tâm lý học và cả triết học, nhưng mình nghĩ mình cũng đọc đủ đủ để có thể nói rằng cái thế giới quan ấy cũng có một tầm cỡ của những triết thuyết sơ khởi…
Bạn ấy gọi nơi không còn đau khổ với mình là Chankillo, lấy ý từ một câu chuyện mà bạn ấy thấy rất tâm đắc. Nơi đó là thiên đường của bạn ấy. Một mặt, bạn ấy luôn tìm kiếm thiên đường đó, nhưng mặt khác, cũng đau khổ khi phải thừa nhận rằng thiên đường đó không có thật. Ai mà nói rằng bạn ấy sẽ đến được nó thì bạn ấy sẽ nói là người đó hoang tưởng. Mình lấy tên bài này là “thiên đường trần gian” với ý rằng: thiên đường này không những là có thật, mà nó còn đang ở ngay dưới chân bạn ấy. Mỗi bước chân bạn ấy đi đều là mỗi bước chân trên thiên đường.
Hiện đã có một người có tiếng trong giới nghiên cứu tâm lý cũng có nói là bạn này là một ca thú vị, nhưng mình cũng không rõ vì sao người đó không tiếp tục. Có lẽ là để tránh sự lệ thuộc, với lại cũng không phải là mối quan hệ trị liệu. Nếu được sự chú ý từ cộng đồng thì tất cả mọi người đều có lợi.
Nếu bạn nào có nhu cầu giúp đỡ, hỗ trợ người khác một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, hãy tìm hiểu về ngành công tác xã hội.
Lưu ý
Thảo rất vui khi được chia sẻ vũ trụ của mình, với điều kiện bạn không dùng những điều đó để nói xấu hay sỉ nhục Thảo. Bạn sẽ không làm thế đúng không?
Tình hình Thảo hiện tại
Tình trạng thể chất
- Bị tiểu đường. Khi hạ đường hoặc sau khi chích thuốc là phải ăn ngay. Nếu không thì sẽ chết
- Bị chứng ăn ói:
- Chỉ có thể ăn được: mặn, béo, ngọt
- Không ăn được: cay, đắng, chua
- Bị nôn ói: quá bột, quá lạt lợ, mùi hôi → nước, rau nếu không có vị gì thì ăn vào sẽ bị nôn
- Gặp khó khăn trong việc xử lý vật dụng hằng ngày (khóa cửa, kẹp giấy). Mò công nghệ rất nhức đầu
- Sợ ánh sáng đỏ trên nền đen. Sợ tốc độ. Sợ xe leo dốc. Sợ độ cao
- Đã được bác sĩ chẩn đoán là có rối loạn hoảng loạn, lo âu, đa nhân cách
- Khi có kinh là rất mệt
- Mỗi khi sợ:
- Nếu có cơn hoảng loạn thì sẽ co giật, khó thở, run, đau bao tử
- Nếu gặp ảo giác thì có thể là bị đánh đập, bị một thứ gì đó đè lên người, bị kim đâm vào người, bị người khác cưa chân, bị lôi nội tạng ra ngoài. Những ảo giác này rất sống động. Nói như quảng cáo kính VR thì là “mang lại trải nghiệm chân thực”.
- Có thể bị xỉu
- Khi panic thì 50% tăng đường 50% hạ đường
Tình trạng tinh thần
Nỗi sợ | Lý do |
---|---|
Sợ bị bỏ rơi | Đã có nhiều người muốn giúp đỡ Thảo (Kame, Papa, Mặt Trăng, Đen 3k, Raion), nhưng họ càng giúp thì càng thấy bế tắc nên đã phải quyết định rời bỏ. Nhưng điều này càng làm Thảo mất niềm tin thêm. Lý do là họ bị bế tắc trong việc thay đổi cách hiểu sai của Thảo (xem dấu chấm thứ nhất ở phần lưu ý khi xảy ra tranh cãi) |
Sợ người khác nói là mình chỉ muốn tốt cho Thảo, sợ có người khác bảo hãy thay đổi | Thảo đã có quá nhiều người bảo hãy thay đổi, rồi khi làm (thực ra là chiều họ) thì lại thấy là mình càng làm họ càng mắng mình nhiều hơn, mà bản thân thì lại không thấy cải thiện gì. Ví dụ như Thảo bị dị ứng dưa leo, thì mọi người cứ ép Thảo phải tập cho quen, khiến Thảo sợ thêm. Thậm chí trước đây bạn trai cũ cũng từng đánh Thảo với lý do là nghĩ là làm vậy thì sẽ làm Thảo tốt hơn |
Sợ suy nghĩ tích cực | Mỗi lần có suy nghĩ tích cực gì thì lại phát hiện ra mình có thể nghĩ sai, mà như vậy thì lại càng đau đớn hơn nữa. VD: nghĩ rằng bây giờ mình tự chăm sóc bản thân thì mọi chuyện sẽ tốt lên, nhưng sau đó lại bị thất vọng |
Sợ bị nói là ngu | Ở nhà ba hay chửi Thảo như vậy mỗi khi tức giận. Hơn nữa quả thực là Thảo gặp khó khăn trong việc bắt chước. Có những đồ vật rất đơn giản nhưng Thảo không thể tự học cách xài được → mọi người thắc mắc ko hiểu tại sao → cho rằng Thảo không muốn làm chứ không phải không biết làm |
Sợ bạn mình bị đau | Lo rằng khi họ đau thì sẽ bỏ rơi mình |
Sợ sự thay đổi đột ngột. Không chịu đựng nổi việc thấy bạn mình thay đổi | |
Sợ sự không phân biệt được của mình | VD: Được dặn khi chiên thịt thì cần để lửa to, dầu sôi → chiên hành cũng vậy luôn. Khi được dặn là chiên hành thì không để lửa to → chiên thịt cũng vậy luôn |
Có ý thức rõ là với bạn không thân thì không khái quát hóa sự bỏ rơi, nhưng với bạn thân thì không thể phân biệt được | VD: Cùng là một câu nói: “vậy thôi không nói nữa”: Với bạn không thân: hiểu là chỉ là không nói thêm trong vụ này, nhưng những vụ khác thì vẫn nói Bạn thân: hiểu là không nói mãi mãi → graooo phải giải quyết chuyện này ngay (Bạn thân kiểu: ủa giải quyết chuyện gì? Làm gì có gì phải giải quyết đâu?) |
Ghét đám đông, tập thể, xã hội vì chuyên ỷ đông hiếp yếu | Từng bị bạo lực học đường Từ nhỏ bị đánh để tập viết tay phải |
Không muốn cố thay đổi nữa (sự bất lực học được) | Đã đi chuyên gia tâm lý + tự cày trên mạng cả trăm trang ngàn cách để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Đã cố làm theo nhưng đều ko có hiệu quả Bị quá nhiều người nói là không biết nghĩ cho người khác Xung quanh có nhiều người nhìn cái là biết làm luôn, nhưng Thảo không thể làm được → mọi người thắc mắc ko hiểu tại sao → cho rằng Thảo không muốn làm chứ không phải không biết làm |
Cảm thấy rất cô đơn vì không ai hiểu | Có những thứ mọi người không thấy có gì đáng sợ nhưng chỉ có mình mình Thảo thấy |
Những thứ sẽ giúp ích khi Thảo sợ
- Được động viên, công nhận là mình có khả năng, vì mỗi ngày đều bị nói là ngu dốt
- Được ngâm chân trong nước
- Được tiếp xúc da thịt
- Khi panic thì cứ hỏi là có đang khó thở, tức ngực, bị ảo giác hay không
- Được nghe hát Soft kitty warm kitty
Hãy hỏi Thảo rằng bây giờ thì điều gì là tốt nhất cho bạn ấy.
Những thứ sẽ giúp Thảo có động lực
- Được động viên, công nhận là mình có khả năng, vì mỗi ngày đều bị nói là ngu dốt
- Lâu lâu vào hỏi “nãy giờ có làm tập trung được ko?”
- Được làm cùng với người khác
Những chủ đề Thảo thích
- Thích và cảm thấy dễ hiểu: Mật mã, sudoku, toán IQ, giấc mơ, tâm lý, sử, ngôn ngữ, đồ ăn, nhạc, đạo đức, giáo dục, cảm xúc, nhân sự, thám tử, dịch thuật, quản lý,…
- Thích và cảm thấy khó hiểu: Toán, lý, hóa, sinh, địa, kiến trúc, chụp hình, thiên văn, màu sắc, thực vật, động vật, lắp ráp, phương hướng, dược, nông, triết, văn, vẽ, thời trang, khí tượng môi trường, xã hội,…
- Đặc biệt rất thích được thưởng thức đồ ăn. Khi ăn thì ngập tràn hạnh phúc
- Không thích vì cảm thấy mình không hiểu được, hoặc đi ngược lại giá trị đạo đức của mình: Luật, chính trị, công nghệ, kinh tế, tiền bạc, nấu ăn, thương mại, buôn bán, kinh doanh, dầu mỏ, dịch vụ, điện, vận động thể thao, giao thông, sức khỏe, sản xuất, may vá, bất động sản, PR marketing, báo chí truyền thông,…
Thế giới quan
- Tin rằng mình là cây dây leo, chỉ có thể nương tựa vĩnh viễn vào người khác để phát triển, giống như một người bị tiểu đường thì phải dùng thuốc vĩnh viễn. Nếu ai phản đối điều đó là đang không tôn trọng con người thật của mình
- Quyển sách Meo Clover sẽ chỉ mở ra cho những ai có khả năng hiểu được hết nó. Những ai tuy hứng thú với nó, nhưng sau đó không đọc nữa (giống kiểu thích ăn pizza, nhưng ăn nhiều quá thì cũng ngán) làm ơn đi chỗ khác
- Ám ảnh với những thứ không vĩnh viễn. Người bình thường có thể sợ sự thay đổi vì không biết cái mới có thực sự tốt hay không, nhưng nếu có thể đảm bảo chắc chắn là tốt thì sẽ không sợ. Với Thảo, thì ngay cả khi sự thay đổi đó là tốt (và cái hiện tại đang rất tệ) thì Thảo vẫn cảm thấy đau khi phải chấm dứt cái tệ đó
- Vũ trụ phải bền chắc, không thay đổi
- Khi và chỉ khi có người có thể đội Thảo lên đầu 24/24 mà không cần lo cho bản thân thì mới (có thể) thay đổi suy nghĩ của mình. Do sẽ không có ai như vậy, nên dù biết suy nghĩ của mình gây hại nhưng vẫn sẽ không đổi
- Phải luôn đặt người khác lên trên bản thân mình, vì nếu không thì sẽ không có sự quan tâm từ họ
- Nếu không có được sự quan tâm của họ thì mình không khác gì rác rưởi cả. Sự tồn tại của mình là vô nghĩa nếu như không ai quan tâm đến chuyện đó → nhịn ăn nhịn uống nhịn đi vệ sinh. Với chuyện ăn và làm thứ mình thích thì thực sự là mất khả năng làm luôn
- Để có thể có được sự quan tâm của người khác khi mà họ không có gì để lo cả, Thảo sẽ tìm cách hỏi những gì thuộc chuyên môn của bạn
- Luôn muốn hút hết nỗi đau của người khác, thậm chí có khi họ chẳng có gì để đau cả
- Có thể làm những việc phi thường mà chính mình bình thường cũng không làm nổi, chỉ vì việc đó giúp được cho người khác
- Thích được nghe ra lệnh (biết rằng họ đang quan tâm mình)
- Chấp nhận mình bị đau chỉ để họ thay đổi
- Xem sự tự lo cho mình là bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn. Không thể tự lo cho mình khi người khác còn cần phải lo
- Không ai được làm tổn thương bạn mình
- Không nói sự bất mãn của mình ra để người kia ko bị đau
- Chỉ có hai trạng thái hoặc là tốt hoặc là tệ; những cái trung gian là những cái giả dối
- Trong những thứ mình quan tâm, nếu phải chọn ra một cái thì mặc định những thứ còn lại đều là coi thường. Ví dụ như một công ty 10 người, nhưng vì bệnh dịch (chuyện bất khả kháng) phải sa thải 3 người, thì Thảo luôn thấy rằng người chủ coi thường 3 người đó.
- Người ta chỉ quan tâm khi họ còn thấy lo lắng. Không có chuyện vừa quan tâm vừa không lo lắng
- Cảm thấy bình thường nghĩa là không thích, mà không thích thì là không chấp nhận
- Nếu yêu hay quan tâm một ai đó, thì phải yêu và quan tâm luôn từng cọng cỏ nhỏ trong vũ trụ của người đó
- Người vô cảm không khác gì người chết
- Có nhiều bạn nghĩa là không có bạn
- Có những cái Thảo cần mình làm nhưng sẽ không nói ra, vì nói ra thì sự đáp ứng của mình trở thành vô giá trị
- Thích đấu trí
- Không cung cấp thông tin, vì người có thông tin phải là người thân thiết. Còn nếu một người xa lạ mà biết nhiều chi tiết, thì sẽ tự động đặt mối quan hệ thân thiết với họ
- Mỗi lần tin vào điều tích cực, thì lại bị thất vọng
- Không phân biệt được khi nào thì không nên khái quát hóa
- Ghét đám đông, tập thể
- Do một thứ chỉ có giá trị khi nó độc nhất vô nhị, mà những gì mình quan niệm là có giá trị với mình → rất ghét bị nói là giống người khác
- Yêu thích những cá thể cá biệt, chán ngán sự giống nhau, hướng tới những cái bị xã hội ruồng bỏ
- Có sự kiêu hãnh về sự khác biệt của mình, kể cả khi những khác biệt đó thực ra làm mình khổ chứ cũng chẳng vui vẻ gì (giống những người đột biến trong phim X-men)
- Không chấp nhận việc bị nói niềm tin của mình là sai, nhưng chấp nhận là nó gây hại
- Không ai được động đến con người thật của mình. Con người thật bao gồm những thứ xấu của mình
- Có cảm xúc đạo đức mạnh với sự đúng sai
- Sai trái là phải thay đổi ngay, nếu không thì người vô tội sẽ bị hại. Một lời nói tiêu cực cũng có thể hủy hoại cả một đời người. Sẵn sàng thổ huyết để bạn mình nhận ra là mình sai
- Không ai được làm tổn thương bạn mình (còn việc bạn mình có thực sự thấy tổn thương không thì không liên quan). Phải làm hết sức để đòi lại công lý
- Thấy việc người phạm lỗi không chịu giải quyết là hèn hạ, và những người như vậy không xứng đáng được tôn trọng
- Cho rằng mỉa là hợp lý, vì làm tổn thương những người gây tổn thương cho người khác là cách để họ hiểu được nỗi đau họ đã gây ra
- Phải luôn giả sử trường hợp tệ nhất. Phải làm hết sức để chuẩn bị cho trường hợp tệ nhất
- Vô cùng sòng phẳng
- Ghét nói dối, ghét che dấu bản thân
- Ghét bị nói là không chịu đặt mình vào vị trí của người khác
- Ghét việc người khác chỉ xem trọng hiệu quả, không xem trọng quá trình
- Dễ thấy người khác khinh thường mình, xem mình là ngu hoặc rác rưởi
- Dễ thấy người khác kiêu ngạo
Ý nghĩa của một số thứ quan trọng với Thảo
- Meo: Meroko là một nhân vật đáng thương, bị cuộc đời dẫm đạp, phản bội nên đã tự tử. Nhưng luật là nếu ai không trân trọng mạng sống, kết thúc nó bằng cái chết, thì sẽ bị nguyền rủa trở thành thần chết, đi gieo cái chết cho những sinh mệnh còn khao khát được sống. Nên Thảo lấy cái tên đó để luôn nhắc nhỏ mạng sống rất đáng quý.
- Chankillo: là một nơi hạnh phúc không còn khổ đau Thảo luôn hi vọng có ngày sẽ được đặt chân tới. Ý tưởng cụ thể xem bài Những viên đá mặt trời, tác giả Zelda.
Những điều cần lưu ý khi xảy ra tranh cãi
Những từ Thảo dùng để miêu tả những trường hợp Thảo thấy không chấp nhận được nhưng nhiều người lại thấy bình thường | Những từ Thảo dùng để miêu tả những trường hợp Thảo thấy bình thường nhưng nhiều người thấy nặng | |
Sai trái, người xấu, chủ quan, nói xấu, đổ lỗi, chối tội, bất công, không quan tâm, không công nhận, coi thường, bỏ rơi, không chấp nhận con người thật, không nhúng tay vào Lượng từ: chỉ, duy nhất, có mỗi (just, only), mọi (every, all) | Mỉa, phản bội, coi thường, khinh nực cười | Nhiều, có tài |
Khi Thảo nói ra những từ này, hãy hỏi lại cách hiểu của Thảo về những từ này là gì?
- Luôn chuẩn bị tinh thần mình sẽ vô tình làm Thảo bị đau → tự động xin lỗi dù mình không làm gì sai
Chúng ta vẫn hằng ngày giúp nhau tốt lên bằng cách khiển trách nhau. Với người bình thường thì việc này thực sự giúp ích, nhưng với những người đã cố gắng rất nhiều nhưng thất bại như Thảo lại là sự đổ lỗi khủng khiếp. Hoặc kể là chẳng khiển trách gì cả mà chỉ đơn giản là phân tích vấn đề thì cũng không thể đòi hỏi Thảo không được bóp méo vấn đề. Nếu bạn đòi hỏi Thảo không bóp méo thì chính bạn là người bóp méo.
- Luôn nhớ rằng mỗi khi Thảo trách móc mình là Thảo đang rất nỗ lực để không trách móc mình
Khi Thảo liên tục trách móc chúng ta mà không thèm nhìn vào vấn đề chúng ta đưa ra, chúng ta sẽ cảm thấy là mình đã cố gắng rất nhiều mà Thảo không hiểu cho. Lúc này mình chỉ muốn dẹp hết không nói gì nữa. Nhưng với Thảo, bạn ấy đã còn nỗ lực gấp trăm lần hơn: nỗ lực để hiểu đúng, nỗ lực để nghĩ những cách hiểu khác cho mình mà ko nghĩ ra đc, hoặc nghĩ ra được nhưng ko thể hành xử như thể mình nghĩ ra được do bị nỗi sợ lấn át, nỗ lực vượt qua cơn panic. Những thứ đó chúng ta ko có, và Thảo cũng ko đòi hỏi chúng ta phải có cho công bằng. Nhưng nếu vì thế mà nói rằng bạn ấy đã không cố gắng thì đó là một điều rất đau đớn với bạn ấy.
Làm gì khi khi Thảo trách móc
Đồng ý rằng Thảo chỉ đang mong có được nhiều sự quan tâm, nhưng Thảo cũng là người biết phải trái. Thường khi Thảo trách móc bạn thì bạn sẽ nghĩ là Thảo không quan tâm gì đến cảm xúc của bạn, nhưng điều đó là sai. Thật ra Thảo đã cố gắng tìm hết những khả năng có thể có để hiểu cho bạn, chỉ là không tìm nổi một lý do hợp lý để hiểu cho bạn. Hoặc nếu có tìm được thì nỗi sợ từ quá khứ khiến Thảo không dám tin đó là sự thật.
Nên một khi Thảo trách móc hoặc ép buộc bạn thì với Thảo đó là đường cùng. Nhưng nói chung, khi đã như vậy thì cả hai sẽ mệt mỏi vì rơi vào một vòng luẩn quẩn: Thảo không nhận được lời giải thích rõ ràng thì không thể dừng trách móc, nhưng nếu không cho bạn biết lý do thì bạn không thể lý giải rõ ràng.
Nếu bạn cảm thấy Thảo chỉ muốn được quan tâm mà thôi thì bạn đang hiểu sai về Thảo. Nếu bạn thấy điều Thảo làm thật vô nghĩa và thấy rằng cách tốt nhất để giúp Thảo là không tiếp tay cho sự đòi hỏi đó, thì Thảo càng cảm thấy bạn thiếu trách nhiệm. Đồng ý rằng rất có thể Thảo đang hiểu lầm bạn, và nỗi đau đó là không cần thiết. Nhưng khi nỗi đau đó là thật, thì
Lúc này, nếu không biết phải xử lý thế nào thì có thể hỏi những câu sau:
- Cậu hẳn đã có nhiều đáp án khác rồi đúng không? Có thể cho tôi biết các đáp án đó là gì ko?
- Đang panic ở đâu, có thấy bị đâm hay bị đè hay bị cưa chân gì ko?
- Điều tốt nhất với cậu bây giờ là gì?
- Tôi đang sai ở đâu? Tôi cần phải rút điều gì?
Điều Thảo làm | Ý của Thảo | Thứ Thảo không thấy |
---|---|---|
Gọi nhiều | Thảo thấy rằng bạn đang thể hiện sự thiếu trách nhiệm nào đó, và đang cho bạn cơ hội để giải thích để có thể hiểu cho bạn và còn tin rằng bạn là người xứng đáng để Thảo đặt niềm tin | |
Hỏi không trả lời/nhắn xong xóa | Thấy rằng nói ra không thay đổi được gì, hoặc sợ bị đánh giá, cảm thấy bị khinh Không muốn làm bạn phiền, tốn thời gian đọc, nghĩ rằng không thích nghe Sợ nghĩ tích cực rồi sẽ thành tiêu cực | |
Chỉ cho bạn một cơ hội để giải thích | ||
Gửi hình cắt tay/dọa spam fb | Cho bạn thấy bạn cần có trách nhiệm trong việc làm Thảo đau đến thế nào | Thứ làm Thảo đau là thứ mọi người vẫn làm hằng ngày với nhau và cảm thấy bình thường |
Mỉa/sử dụng bạo lực | Không còn cách nào tốt hơn để bạn nhận ra rằng điều bạn làm gây tổn thương cho người khác đến mức nào | |
Dọa tự tử | Cảm thấy cần giữ/bảo vệ một thứ gì đó còn quan trọng hơn mạng sống của mình | |
Nhịn ăn, nhịn đi vệ sinh | Rác rưởi thì không cần chăm sóc bản thân. Sợ tích cực rồi sẽ tiêu cực. Lưu ý: Kể cả khi Thảo đang rất mắc và rất muốn đi vệ sinh thì cơ thể vẫn không thể cho Thảo đi. Cơ thể Thảo có thể nhịn cả ngày và Thảo sẽ bị tra tấn nguyên ngày hôm đó | |
Cắt tay | Có nỗi đau còn đau hơn cả cắt tay | |
Nghĩ sai ý bạn tùm lum/stalk | Cố gắng hiểu cho bạn, tìm lý do để thấy bạn không ghét, phiền khinh, bỏ, v.v. | |
Muốn được khen, thưởng | ||
Ghen tỵ | Không công bằng, chỉ chê có mình Thảo mà không chê người khác | |
Cho rằng lời đảm bảo của bạn chỉ có giá trị một lần | ||
Muốn giải thích nhưng lại bảo “thôi bỏ đi” | Muốn nói ra nhưng sợ nói ra lại bị đau | |
Luôn lo cho người khác | Xưa nay ko ai lo cho nó => nó chết đói => nó muốn lo người khác để ko ai chết đói như nó. sợ người khác bị gì rồi bỏ Đau khi người khác đau |
Điều Thảo trách | Ý của Thảo | Lý do bạn không thấy được ý đó | Lý do Thảo không thấy ý bạn là đúng | Cách xử lý |
Bạn ghét Thảo | Thảo nghĩ rằng bạn thấy Thảo phiền và chỉ muốn tống khứ Thảo đi | Bạn có thể mệt thật, nhưng bạn không ghét gì cả | Bạn cho Thảo thấy mình bắt đầu mệt và chỉ muốn mau mau xong chuyện với Thảo để còn làm cái khác | |
Bạn xem Thảo là rác | Thảo cảm thấy mình đã nỗ lực đến ói máu nhưng lại không được bạn coi trọng | Bạn không tưởng tượng được việc mình thấy ai đó lại là rác | Bạn cần tập trung vào thứ khác quan trọng hơn | Khen Thảo: Tôi thấy cậu đã cố gắng rất nhiều để nghĩ cho tôi. Cậu là người mạnh mẽ, can đảm. Mọi người luôn thán phục cậu vì những gì cậu có thể làm và trải qua Một người xem là rác thì sẽ dành bao nhiêu thời gian cho cậu? |
Bạn không cho Thảo chăm sóc bản thân | Sợ rằng tích cực rồi sẽ tiêu cực | Tưởng ép buộc để được chiều | Thảo nghĩ rằng việc không thể chăm sóc bản thân khi bị sợ là sự khiếm khuyết của cơ thể mình, chứ không phải là thứ có thể khắc phục được. Bạn có trách nhiệm hiểu cho được sự khiếm khuyết đó nếu bạn muốn chơi với Thảo. Nên nếu bạn muốn khắc phục điều đó là đang ép buộc quá đáng. Nếu bạn không tin đó là điều có thể thay đổi được thì bạn không xứng đáng với niềm tin của Thảo | Tại sao vẫn biết tớ sẽ mắc mưa? Sao lúc đó không sợ dương fake? Trước đây đâu có sợ tích cực rồi sẽ tiêu cực đâu, sao vẫn không chăm sóc bản thân được? |
Bạn coi thường Thảo | Thảo nghĩ bạn đang coi thường trí tuệ của mình | Bạn thấy mình không coi thường Thảo | Bạn đã nói rằng Thảo không đủ khả năng để hiểu một điều gì đó Bạn im lặng với một câu hỏi nào đó (vì sợ Thảo không thông cảm được, và nếu có giải thích được thì cũng muốn tránh mọi nỗi đau của Thảo) | |
Bạn không phải là người Thảo từng biết | Thảo thấy bạn không đoái hoài gì đến nỗi đau của Thảo cả | Do Thảo bắt lỗi bạn nên bạn phải giải thích để Thảo hiểu | Rắc rối ở đây là mặc dù Thảo là người hiểu sai ý bạn, nhưng nỗi đau từ việc hiểu sai đó là có thật và không thể phủ nhận. Nhưng nếu đồng ý với nhau là nỗi đau đó là thật, thì một cách logic bạn cũng là người tạo ra nỗi đau đó. Nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm cho sai phạm của mình. Nên khi bạn chỉ giải thích, thì với Thảo đây là chối tội. | Tập trung vào cơn đau của Thảo: Cậu đang panic ở đâu, có thấy bị đâm hay bị đè hay bị cưa chân gì ko? |
Bạn nói chuyện không tử tế | Biết là nói vậy là làm đau nhưng vẫn nói |
Lý do luôn lo cho người khác
Có nhiều lý do chồng chéo lên nhau:
- Xưa nay không được ai lo, nên bây giờ muốn lo cho người khác để không ai chết đói như Thảo ngày xưa
- Sợ người khác bị gì rồi bỏ
- Đau khi người khác đau, nên phải làm họ hết đau để mình còn hết đau
- Muốn yên tâm rằng mình đã cố hết sức
Nói rõ thêm ý cuối. Do Thảo không tin được là bạn sẽ không bỏ Thảo, nên việc luôn lo cho bạn sẽ cho Thảo sự yên tâm rằng mình đã cố hết sức. Nếu bạn vẫn bỏ thì ít nhất cũng không phải là lỗi từ phía mình nữa.
VD: Guro sẽ bỏ mình vì mình làm Guro stress rụng tóc hói đầu => Well you có 1 chai dầu gội trị hói rồi đó => dù gội xong Guro ko mọc tóc + có thể bỏ nhưng cũng đã do the best => an tâm phần nào.
Muốn yên tâm rằng mình đã cố hết sức ≠ muốn giữ cho người kia không bỏ mình
Thảo nghĩ gì về cái kế hoạch này?
- Nếu kế hoạch này để bảo vệ Thảo, giải thích cho mọi người hiểu quy luật vũ trụ của Thảo, để mọi người cũng hiểu rằng Thảo sinh ra là cây dây leo, không thể tự mình phát triển → rất biết ơn và cảm kích
- Nếu kế hoạch này để bắt ép Thảo thay đổi như bắt ép người bị tiểu đường vẫn sống tốt mà không cần phải dùng thuốc vĩnh viễn → không tôn trọng, không xem Thảo là bạn
Mình tính làm cả hai. Vì làm được cái đầu thì cái thứ hai sẽ tới.
Thảo nói rằng nếu còn giữ hy vọng một ngày nào đó Thảo không còn là cây dây leo mà là một cây thân gỗ cao lớn xum xuê thì xin đừng để cho Thảo biết, vì như thế không khác gì ép Thảo vào đường chết. Thảo hứa là sẽ không đọc bản kế hoạch này, và mình có thể thoải mái quảng bá nó.
PS: đã thất hứa
Cho thấy mâu thuẫn trong niềm tin
Thứ Thảo quan niệm | Chủ đề cần nói tới |
Tin rằng mình là cây leo | Con người thật |
Bắt buộc phải làm | Nỗi sợ trong quá khứ làm Thảo không phân biệt được |
Trách móc bạn làm đau | Âm fake, dương real |
Phê phán người khác vô đạo đức | Luôn tìm đáp án khác. Nhớ về những lần người khác cũng trách Thảo ích kỷ |
Tin rằng mình là cây dây leo, chỉ có thể nương tựa vĩnh viễn vào người khác để phát triển, giống như một người bị tiểu đường thì phải dùng thuốc vĩnh viễn. Nếu ai phản đối điều đó là đang không tôn trọng con người thật của mình | Cậu là người luôn cố gắng hiểu cho người khác, luôn biết điều gì tốt nhất cho mình, và luôn cố gắng giữ tính logic. Vậy là đã là một cái cây thân cứng rồi Chính những điều mình muốn hướng đến mới tạo nên con người thật của mình, chứ không phải những điều mình hiện có |
Quyển sách Meo Clover sẽ chỉ mở ra cho những ai có khả năng hiểu được hết nó. Những ai tuy hứng thú với nó, nhưng sau đó không đọc nữa (giống kiểu thích ăn pizza, nhưng ăn nhiều quá thì cũng ngán) làm ơn đi chỗ khác | Những người sẽ bảo vệ cần hiểu về thế giới quan. Không dễ để hiểu được, và để họ hiểu được thì phải cho họ đọc sách trước |
Ám ảnh với những thứ không vĩnh viễn. Người bình thường có thể sợ sự thay đổi vì không biết cái mới có thực sự tốt hay không, nhưng nếu có thể đảm bảo chắc chắn là tốt thì sẽ không sợ. Với Thảo, thì ngay cả khi sự thay đổi đó là tốt (và cái hiện tại đang rất tệ) thì Thảo vẫn cảm thấy đau khi phải chấm dứt cái tệ đó | Ta có thể đảm bảo được sự vĩnh viễn 100%, vì con đường vạn dặm bắt đầu từ một bước chân |
Khi và chỉ khi có người có thể đội Thảo lên đầu 24/24 mà không cần lo cho bản thân thì mới (có thể) thay đổi suy nghĩ của mình | Chỉ cần cho thấy mâu thuẫn là được rồi mà? Giống như Đen 3k cũng đâu có đội cậu lên đầu 24/24 mà vẫn thay đổi được suy nghĩ của cậu mà? |
Phải luôn đặt người khác lên trên bản thân mình, vì nếu không thì sẽ không có sự quan tâm từ họ | Mọi người luôn quan tâm cậu dù không được cậu quan tâm họ |
Nếu không có được sự quan tâm của họ thì mình không khác gì rác rưởi cả. Sự tồn tại của mình là vô nghĩa nếu như không ai quan tâm đến chuyện đó → nhịn ăn nhịn uống nhịn đi vệ sinh. Với chuyện ăn và làm thứ mình thích thì thực sự là mất khả năng làm luôn | Tớ cho phép |
Để có thể có được sự quan tâm của người khác khi mà họ không có gì để lo cả, Thảo sẽ tìm cách hỏi những gì thuộc chuyên môn của bạn | |
Luôn muốn hút hết nỗi đau của người khác, thậm chí có khi họ chẳng có gì để đau cả | |
Có thể làm những việc phi thường mà chính mình bình thường cũng không làm nổi, chỉ vì việc đó giúp được cho người khác | |
Thích được nghe ra lệnh | |
Chỉ có hai trạng thái hoặc là tốt hoặc là tệ; những cái trung gian là những cái giả dối | |
Trong những thứ mình quan tâm, nếu phải chọn ra một cái thì mặc định những thứ còn lại đều là coi thường. Ví dụ như một công ty 10 người, nhưng vì bệnh dịch (chuyện bất khả kháng) phải sa thải 3 người, thì Thảo luôn thấy rằng người chủ coi thường 3 người đó. | |
Người ta chỉ quan tâm khi họ còn thấy lo lắng. Không có chuyện vừa quan tâm vừa không lo lắng | |
Nếu yêu hay quan tâm một ai đó, thì phải yêu và quan tâm luôn từng cọng cỏ nhỏ trong vũ trụ của người đó | |
Có nhiều bạn nghĩa là không có bạn | |
Có những cái Thảo cần mình làm nhưng sẽ không nói ra, vì nói ra thì sự đáp ứng của mình trở thành vô giá trị | |
Ghét đám đông, tập thể | |
Do một thứ chỉ có giá trị khi nó độc nhất vô nhị, mà những gì mình quan niệm là có giá trị với mình → rất ghét bị nói là giống người khác | |
Yêu thích những cá thể cá biệt, chán ngán sự giống nhau, hướng tới những cái bị xã hội ruồng bỏ | |
Có sự kiêu hãnh về sự khác biệt của mình, kể cả khi những khác biệt đó thực ra làm mình khổ chứ cũng chẳng vui vẻ gì (giống những người đột biến trong phim X-men) | Sự kiêu hãnh đó sẽ cản trở những ai muốn đọc quyển sách Meo Clover |
Có cảm xúc đạo đức mạnh với sự đúng sai | |
Vô cùng sòng phẳng với bạn bè | |
Xem sự tự lo cho mình là bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn. Không thể tự lo cho mình khi người khác còn cần phải lo | |
Sẵn sàng thổ huyết để bạn mình nhận ra là mình sai | |
Không ai được làm tổn thương bạn mình | Nhưng bạn bè chẳng đau gì cả, và còn cảm thấy nói thêm là tệ hơn |
Sai trái là phải thay đổi ngay, nếu không thì người vô tội sẽ bị hại | Nếu có thể khoan dung với những điều sai trái Nếu phản ứng với người không chịu nhận lỗi thì càng khó để khiến họ nhận lỗi Sự công bằng sẽ không thể đến khi mình còn suy nghĩ về sự bất công |
Ghét nói dối | |
Ghét bị nói là không chịu đặt mình vào vị trí của người khác | Tớ luôn nói là tớ không gặp vấn đề gì với Ngọc hay thầy Trung cả, nhưng cậu cứ nhất định là tớ có. Vậy thì có phải là đặt mình… không? Lúc tớ nói cái gì đó nhưng cậu thả haha thì có phải là đặt mình… ko? |
Ghét việc người khác chỉ xem trọng hiệu quả, không xem trọng quá trình | Nhưng mình có được quyền nói rằng nó không hiệu quả không? [Sẽ nói là được, nhưng phải xem quá trình nữa] Vậy nếu Việc cậu thấy rằng người khác chỉ xem trọng hiệu quả nhưng xem có phải là đang xem trọng hiệu quả không? |
Ghét kiêu ngạo | |
Nếu cậu là dân ngôn ngữ |
FAQ
Sự hy vọng sẽ không bao giờ đến
… không phải là vì nó có thể bị dập tắt (“hy vọng trồi lên bất tận” – Alexander Pope), mà là khi ta học được rằng thế nào ta cũng sẽ thất bại mỗi lần hy vọng xuất hiện. Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này – tuy sai – nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc. Nên không giống như những dự án xã hội khác, chúng tôi chọn con đường mà chúng tôi tin là triệt để hơn: xây dựng một con đường để mọi người cùng hợp lực xóa bỏ những hiểu lầm, ngộ nhận và niềm tin sai của bạn mình mà không quá gian lao.
Cho đến nay chúng tôi đã tìm hiểu 7 ngành và 25 chuyên ngành khác nhau để làm nền tảng cho dự án. Từ khi web hoạt động đến nay trung bình mỗi ngày chúng tôi đón nhận 160 lượt xem trang. Mục tiêu của chúng tôi là lan tỏa rộng hơn khái niệm sự bất lực học được, thử nghiệm và hoàn thiện cách tiếp cận họ, khai phá sâu hơn các vấn đề nằm chìm đằng sau, thông qua sự giúp sức của các bạn đồng chí hướng. Dự kiến chúng tôi cần tối thiểu 70 triệu VNĐ để hoạt động cho năm 2021 (200k/ngày), bao gồm trả lương, trang thiết bị, đi lại, thuê chuyên gia.
Tinh thần của dự án Quả Cầu là: phản tư với mọi quan điểm của mình, trân trọng người khác tuyệt đối, tò mò với điều khiến mình sợ hãi, và dũng cảm thay đổi cái gây hại. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của bạn để lan tỏa tinh thần đó. Bất kỳ sự đóng góp nào, dù lớn hay nhỏ, đều quý giá. Hãy hỗ trợ Quả Cầu dù chỉ là một ly cà phê – và bạn sẽ chỉ mất một phút để giúp. Cảm ơn bạn.
Đọc mấy suy nghĩ của bạn Thảo này thấy hay hay, nghe khá đáng yêu :))