Hợp nhất hai cách nhìn về thông tin

Categorized as Hiện tượng học, khoa học nhận thức, vật lý luận Tagged ,

Vào năm 1948, Claude Shannon, dưới sự thôi thúc của thách thức kỹ thuật cho việc mã hóa, truyền tải và giải mã tín hiệu điện tử, đã thực hiện bước đi táo bạo trong việc định nghĩa “thông tin” theo cách hoàn toàn bỏ qua bất kỳ ý nghĩa nào mà tín hiệu truyền đi có thể mang theo.

Đối với Shannon, các thuộc tính mang tính thống kê của các tín hiệu được gửi từ người gửi đến người nhận chính là thông tin. Ý tưởng của ông từ đó được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học vật lý, sinh học và xã hội.

Trong khi đó, ở các lĩnh vực như ngôn ngữ học và triết học, các học giả vẫn đang vật lộn với các định nghĩa về thông tin toàn nói về nghĩa và cách diễn giải nó — và tập trung gần như tuyệt đối vào tâm trí của con người và ngôn ngữ.

Triết gia ngành triết học tinh thần, giáo sư thỉnh giảng của Viện Santa Fe (SFI) Dan Dennett (Đại học Tufts), nói: “Họ chủ yếu là luôn nghĩ về mặt ngôn ngữ và ngữ nghĩa của những câu đúng — cái mà họ gọi là mệnh đề,” “Mệnh đề đã làm sao nhãng tâm trí của các triết gia gần một thế kỷ.”

Giáo sư Chris Wood của SFI cho biết: “Lý thuyết của Shannon và sự nhấn mạnh của nó vào những đặc tính mang tính thống kê của thông tin đã tỏ ra hữu ích trong nhiều bối cảnh khoa học và kỹ thuật,” “Nhưng trong các bối cảnh khác, không chỉ ở các bối cảnh liên quan đến con người, thông tin không có nghĩa dường như hạn chế [nhiều ứng dụng trong cuộc sống] và không có tính hiệu quả.”

Liệu có phải việc trích xuất nghĩa từ thế giới bên ngoài là nguồn gốc của tâm trí con người? Liệu một cỗ máy có thể tạo ra nghĩa từ chính dữ liệu đầu vào của nó?

Để giúp giải quyết sự phân chia 70 năm giữa thông tin Shannon và thông tin ngữ nghĩa, Dennett và Wood đã tổ chức “Nghĩa của thông tin”, một nhóm làm việc tại SFI vào tháng 1, tập hợp các quan điểm từ vật lý, kỹ thuật, sinh học tiến hóa, ngôn ngữ học, triết học và khoa học thần kinh lại với nhau.

Cách tiếp cận của họ chính là xác định các trường hợp cơ bản nhất của nghĩa ngữ nghĩa và khám phá các đặc tính và kết quả của chúng.

Một ví dụ được đưa ra trong một bài luận gần đây bởi nhà sinh vật học tại Harvard David Haig là một hệ nhị phân đơn giản tạo ra tia lửa. Nếu chỉ có oxy, thì chẳng có gì xảy ra cả, nhưng nếu khí hydro cũng tồn tại, thì một vụ nổ sẽ xảy ra. Sau đó, ta xem tiếp một hệ tương tự nhưng có một điểm khác biệt quan trọng: một cảm biến hydro. Nếu không phát hiện ra hydro, hệ thống sẽ tạo ra một tia lửa, nhưng nếu phát hiện ra hydro, hệ thống sẽ không tạo ra tia lửa nào. Hệ thống có cảm biến này hoạt động khác nhau tuỳ vào môi trường quanh nó. Có thể nói hệ thống này diễn giải được môi trường hay không? Nếu có, cách diễn giải đó có mang bất kỳ nghĩa nào không?

Những người tham gia bắt đầu với bài luận của Haig, “Sự tạo nghĩa: Thông tin với tư cách là nghĩa” (“Making Sense: Information as Meaning”), trong đó đề xuất rằng nghĩa “được coi là đầu ra của quá trình diễn giải mà thông tin là đầu vào.”

Dennett nói: “Chúng tôi hy vọng rằng những ý tưởng của Haig có thể là cơ sở để chúng ta có thể đi từ các phân tử tới nhà thơ và nhà khoa học và triết gia mà vẫn giữ được định nghĩa về thông tin, sự diễn giải, và nghĩa một cách xuyên suốt”

Đọc thêm về nhóm nghiên cứu.

____________________

Bài tiếng Anh: Reconciling two views of information | Santa Fe Institute
Tác giả:
Viện Santa Fe (SFI) là một viện nghiên cứu lý thuyết độc lập, phi lợi nhuận đặt tại Santa Fe (New Mexico, Mỹ) và chuyên nghiên cứu đa ngành về các nguyên lý cơ bản của các hệ thống thích ứng phức tạp, bao gồm các hệ vật lý, tính toán, sinh học và xã hội. Viện được xếp hạng thứ 24 trong các “Thinktank khoa học và công nghệ hàng đầu” và thứ 24 trong số “Thinktank xuyên ngành tốt nhất thế giới” theo ấn bản năm 2020 của Báo cáo chỉ số Global Go To Think Tank, được xuất bản hàng năm bởi Đại học Pennsylvania.
Người dịch: Vinh Quân
Biên tập: Minh Nhật

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply