Lời mời cùng dịch các bài viết về tự trị

Categorized as Bất lực, bạo hành, tự quyết, can thiệp Tagged , , ,

Dự án Quả Cầu hướng đến việc thay đổi niềm tin của người có niềm tin tiêu cực, bao gồm người gây bạo hành hoặc người có sự bất lực học được. Điều này đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ từ bên ngoài, và nếu không cẩn thận sẽ dễ can thiệp sâu vào sự tự trị (autonomy) của họ. Tuy nhiên tự trị cũng có tự trị this tự trị that. Có những lúc nếu chúng ta không vi phạm sự tự trị cục bộ (local autonomy) của họ thì sẽ làm hại sự tự trị tổng thể (global autonomy) của họ. Điều đó đòi hỏi những người hỗ trợ cần phải có kiến thức thật chắc về bản chất của tự trị cũng như những vấn đề liên quan. Dự án dịch này cũng chỉ mong muốn phổ biến những kiến thức đó cho mọi người. Chúng cũng là trọng tâm của các tranh luận về nhân quyền, pháp luật, triết học, xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội, y tế…

Theo quan sát của chúng tôi, có vẻ như từ “autonomy” sẽ được dịch là “tự chủ” trong giáo dục và tâm lý học, “tự trị” trong triết học, “tự quyết” trong y tế và pháp luật.

Chúng tôi chia các bài viết cần dịch ra làm ba nhóm:

Đây là một số luận điểm mà chúng tôi nghĩ là các bài viết này đưa ra:

  • Sự tự chủ là một phổ (tức là quan niệm “hãy tôn trọng sự tự quyết của người khác” thật ra hơi khiên cưỡng, vì nó hàm ý là (1) sự tự quyết là một trạng thái nhị nguyên, được ăn cả ngã về không, và (2) ai cũng ăn cả hết)
  • Yêu cầu về sự đồng thuận trước khi can thiệp gần như là không có cơ sở
  • Không phải lúc nào một quyết định từ chối sự trợ giúp cũng có hiệu lực, mặc dù người đó trông như có năng lực ra quyết định
  • Sự riêng tư có thể được dùng như một bức màn che đậy cho sự bạo hành
  • Có sự khác biệt giữa sự tin tưởng (trust) và sự đáng tin (trustworthiness). Sự tin tưởng là một thái độ của người tin, còn sự đáng tin là một tài sản của người được tin
  • Sự thao túng không phải lúc nào cũng hoàn toàn sai (absolute wrong), mà có khi chỉ là trông như có vẻ sai (prima facie wrong), hoặc chỉ sai tới một mức độ nào đó (pro tanto wrong)

Nếu bạn có hứng thú về nhân quyền thì đây là một dự án bạn không thể bỏ qua.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc tình nguyện viên

Cách thức hoạt động

Bạn sẽ chọn dịch một bài viết mình hứng thú nhất, miễn là thuộc các chủ đề được nêu ở trên. Bài viết sẽ được mình hoặc một bạn có kỹ năng dịch tốt biên tập lại. Tên người dịch và người biên tập sẽ được ghi ở cuối bài.

Bạn được chủ động công việc của mình, muốn bao lâu nộp bài cũng được. Tuy nhiên nếu được thì mỗi tuần nên báo cáo cho mình biết tuần vừa rồi đã làm được bao nhiêu, để mình sắp xếp công việc cho thuận lợi.

Chúng ta sẽ làm việc với nhau qua Matecat và Slack.

Quyền lợi

  • Được nâng cao kỹ năng dịch thông qua việc được biên tập lại bài dịch của mình
  • Được làm quen với những phần mềm giúp nâng cao hiệu suất làm việc, như Matecat (cho việc dịch) và Slack (cho việc liên lạc giữa các thành viên trong nhóm)
  • Có được hiểu biết sâu sắc về những vấn đề làm bạn đau đầu mỗi khi gặp phải, ví dụ như:
    • Liệu tôi có nên tin người này không?
    • Liệu tôi có lạc quan quá không?
    • Liệu tôi có bi quan quá không?
    • Liệu tôi có áp đặt quá không?
    • v.v.
  • Có tên dưới mỗi bài dịch
hfrankfurt
Harry Frankfurt, triết gia Mỹ. Mô hình của Frankfurt và Dworkin về tự trị được xem là có nhiều ảnh hưởng.

Cập nhật

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply