Lời mời phản biện và hợp tác nghiên cứu

Categorized as Meta

Từ những ngày đầu xây dựng, Quả Cầu đã xác định mình sẽ làm một công việc bất khả: đọc và kết nối rất nhiều lĩnh vực lại với nhau. Hiện tại Quả Cầu dựa trên ít nhất là 6 lĩnh vực và 25 ngành nhỏ khác nhau. Tuy Quả Cầu cố gắng dựa trên một nền tảng khoa học và triết học để nói, nhưng thẳng thắn mà nói nhiều ý tưởng trong đây vẫn chỉ là giả thiết, chứ chưa được kiểm tra lại.

Nhưng việc tìm bằng chứng cho mọi giả thiết của mình là quá sức. Chính vì như vậy, Quả Cầu mong muốn được lắng nghe phản biện của các bạn về những bài viết trên web. Hoặc nếu không có gì phản biện, thì dưới đây là những chủ đề mà Quả Cầu thấy là cần phải được bổ sung để xây dựng một cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh. Mời bạn cùng tìm hiểu nếu có hứng thú.

Triết học & ngôn ngữ học

  • Nhị nguyên luận và sự không ổn định về nghĩa trong quá trình sử dụng logic
  • Mối quan hệ giữa bản ngã, ngôn ngữ và sự chú ý
  • Mối quan hệ giữa ngữ dụng học và tâm lý học nhận thức
  • Tại sao một cách nói không có ý xấu lại có thể bị diễn giải như vậy?
  • Tại sao tiêu chuẩn kép lại hình thành?
  • Kiêu ngạo, tham lam, ích kỷ, chống chế, ngu xuẩn qua cái nhìn của ngữ dụng học
  • Ứng dụng trong Đạo giáo

⬛ Về mặt triết học

  • Tâm lý học hoặc khoa học nhận thức sẽ nói gì về quan niệm “chỉ có cảm nhận trực tiếp mới cho ta hiểu biết trọn vẹn”?
  • Ngôn ngữ học sẽ nói gì về quan niệm “ngôn ngữ không thể diễn đạt chính xác”?
  • Khoa học chính trị sẽ nói gì về các quan điểm của đạo gia và pháp gia?
  • Logic học sẽ nói gì về tứ cú trong đại thừa?
  • Các trường phái triết học khác nhau nói gì về quy luật nhân quả? Về thuyết âm dương? Về thuyết nhất nguyên?
  • Thông diễn học sẽ nói gì về việc nhận biết, đánh giá xem một người có ngộ đạo/giác ngộ hay không?
  • Vật lý sẽ nói về sắc như thế nào?
  • Duy thức học và khoa học nhận thức giống và khác nhau thế nào?
  • Trường phái hậu hiện đại sẽ nói gì về phật giáo? Diễn ngôn giải thoát và giác ngộ hoạt động như thế nào?

⬛ Về mặt thực hành

  • Có những cuộc đối thoại nào giữa những người theo nguyên thuỷ và những người theo đại thừa nào về mâu thuẫn giữa hai phái mà làm cho mình học hỏi được nhiều nhất?
  • Thiền trong thiền tông, thiền trong nguyên thủy giống và khác nhau thế nào? Chánh niệm của phật giáo và chánh niệm trong quan điểm của Jon Kabat-Zinn khác nhau thế nào?
  • So với các hình thức trị liệu tâm lý khác, việc tu tập có hiệu quả như thế nào trong việc chữa lành?
  • Nếu như việc sử dụng triết học phương Đông cũng tuỳ vào sự phù hợp thời điểm, thì thời điểm nào là nó không phù hợp?
  • Các tôn giáo khác như Công giáo học tập Phật giáo như thế nào?

Tâm lý học, công tác xã hội

Sự bất lực học được

  • Tỉ lệ người có sự bất lực học được trong dân số
  • Tỉ lệ trong những người làm nghệ thuật và tôn giáo
  • Mối quan hệ giữa giận dữ, định kiến và bất lực
  • Tham khảo cách thay đổi niềm tin của một người như vậy
  • Liệu rối loạn tâm lý có thể hết được?

Các vấn đề về niềm tin

  • Sự hình thành và vận động của niềm tin
  • Các niềm tin thường gặp của một người chịu nhiều tổn thương
  • Các niềm tin thường gặp của một người luôn nghĩ cho người khác
  • Sự tương tác khi hai người có xung đột niềm tin với nhau
  • Các niềm tin sai trong Phật giáo

Tính cách

  • Thích phê bình, thích nuông chiều, và dễ giận dữ
  • Nên nói gì với những người luôn thích phê bình một cái gì đó?
  • Các mô típ trong việc xây dựng kịch bản phim, truyện
  • Sự hạnh phúc dù sai thì vẫn là hạnh phúc?

Mỹ học, lý thuyết văn học

  • Thống kê các tác phẩm nói về sự bất lực
  • So sánh tâm lý giữa các tác giả có và không có sự bất lực
  • Sự tiếp nhận của độc giả có và không có sự bất lực khi đọc các tác phẩm nói về sự bất lực
  • Sự châm chích và dung tục trong thơ ca và rap, game bạo lực, đấu vật biểu diễn
  • Giá trị của diễn giải nếu nó không khớp với ý của tác giả

Chủ nghĩa tiêu thụ, giải trí, văn hóa đại chúng

  • Vai trò của tiêu thụ và giải trí trong đời sống con người
  • Suy nghĩ của những người làm trong những ngành này
  • Tác động tâm lý của những ngành chuyên biệt hóa những thứ mà nếu quá nhiều sẽ gây hại (diễn viên – cảm xúc thái quá, người mẫu – nuông chiều thái quá)
  • Quan điểm của những người làm kinh tế, marketing và quảng cáo về phát triển bền vững? Vì (1) chúng phản đối công việc của họ, và (2) họ không phải không biết những điều này

Nhân quyền, pháp luật, đạo đức học

  • Nếu như các quyền căn bản là kết quả từ sự lý tính của con người, vậy chúng có mất đi khi con người đang không có lý tính?
  • Mục đích có thể bao biện cho phương tiện? Liệu có được làm một cái sai vì nó quan trọng hơn?
  • Quyền tự do quan niệm vs paradox of tolerance
  • Tại sao bạo hành tinh thần thì ta không có quyền can thiệp?
  • Suy nghĩ của những người đấu tranh cho sự phi bạo lực về (1) bản thân sự đấu tranh của họ, và (2) các trò chơi bạo lực

Lý thuyết truyền thông, công tác xã hội

  • Mạng xã hội thể hiện con người chân thực đến mức nào?
  • Khi người dùng đăng sự nuông chiều hoặc sự tổn thương đẹp lên mạng, nó thể hiện sự trốn chạy của họ?
  • Liệu có cần phải lo lắng về sự nuông chiều?
  • Giải quyết một định kiến bằng cách sử dụng các kiểu mẫu khác?

👉 Bài chi tiết: Những câu hỏi về nữ quyền

Xã hội học

  • Lý thuyết kiến tạo xã hội
  • Tính kiểm sai của khoa học
  • Tính quyền lực của khoa học

Vật lý

Để biết những lĩnh vực được sử dụng, mời đọc CV của tôi.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 4 / 5. Số lượt đánh giá: 4

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply