Mẹo tóm tắt các bài viết đọc chẳng hiểu gì hết

Categorized as Hiện tượng học, khoa học nhận thức, vật lý luận

Chắc là không ít lần bạn đã gặp những bài đọc chẳng hiểu gì hết, chẳng hạn như một bài triết học cao siêu hoặc một bài dịch lởm còn thua cả Google Translate. Những lúc như vậy có thể bạn sẽ cảm thấy từ ngữ nó cứ như những âm thanh vô nghĩa trôi từ tai này qua tai kia chứa chả đọng lại được gì. Coi qua một số bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản thì đều thấy nói là bước đầu tiên bạn cần phải xem coi ý chính của tác giả là gì. Nhưng mình nghĩ lời khuyên này vô dụng thế nào ấy, vì ai đọc mà chả muốn biết ý chính của tác giả? Chính vì ý chính của tác giả khó hiểu quá, hoặc thậm chí là còn không biết ý chính nằm ở đâu, thì mới cảm thấy chẳng hiểu gì hết chứ? Mình cho rằng để hiểu được những bài mà đến ý chính bạn còn không hiểu được thì cần phải có một phương pháp mà người đọc có thể áp dụng nó một cách máy móc. Cần phải có một quy trình mà không cần não cũng làm được thì mới có thể yêu cầu người đọc nắm được ý chính của nó.

Có lẽ đỉnh cao của việc xử lý văn bản một cách máy móc là khiến cho máy móc có thể xử lý được văn bản. Và đây chẳng phải là địa hạt của ngành trí tuệ nhân tạo, mà cụ thể hơn là xử lý ngôn ngữ tự nhiên đó sao?

Trước đây mình được giao bài đọc Về cặp phạm trù “cái phổ quát – cái đặc thù – cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel. Lời đồn quả thật không sai, đọc xong chẳng hiểu gì hết. Nhưng sau khi thử tóm tắt lại theo cách dưới đây thì mình có thấy dễ hiểu hơn thật. Nên mình sẽ giới thiệu cách mình đã làm biết đâu nó có giúp ích được cho ai không. (Bản tóm tắt cuối cùng của bài này xem ở đây.)

Có lẽ phương pháp này là một thuật toán sơ khai cho việc trích chọn kiến thức (knowledge extraction). Tiếc là mình chưa có thời gian tìm hiểu sâu. Đây đồng thời cũng là ứng dụng của cái lý thuyết về góc nhìn của mình. Nghe đồn nó rất giống với ý tưởng của Heidegger, nhưng mình cũng chẳng rành lắm.

Hy vọng cái bài hướng dẫn tóm tắt các bài khó hiểu này không quá khó hiểu :))

Bước 1: Xác định những từ có tần số sử dụng cao nhất

Mục tiêu của bước này là để xác định được những từ khoá của bài khi bạn không biết từ khoá đó là gì. Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy để một khái niệm được gọi là từ khoá nghĩa là những vấn đề được bàn trong bài đều phải xoay quanh những khái niệm này. Mà như vậy có nghĩa là những khái niệm này phải được nhắc đến nhiều nhất. Nghĩa là chúng có tần số sử dụng cao nhất.

Điều đó cũng có nghĩa là, để xác định những khái niệm đó, bạn chỉ cần kiếm những từ có tần số sử dụng cao nhất là được. Ví dụ như ở bài trên, mình đọc lần lần cảm giác thấy tác giả cứ nói lòng vòng về cái gì mà “phổ quát”, “đặc thù”, “đơn nhất”. Nên mặc dù mình đã đọc cả bài rồi mà vẫn chẳng hiểu khỉ gì, thì mình vẫn biết là nên nắm đầu đứa nào lôi ra trước.

Nếu thích dùng thống kê chính xác thì bạn có thể sử dụng các bộ đếm tần suất từ (word frequency counter). Các công cụ dành cho tiếng Việt có thể xem ở đây.

Bước 2: Gom các câu có chung chủ ngữ lại thành một nhóm

Điều một bài viết muốn truyền tải không phải là một tập hợp các khái niệm, mà là cách những khái niệm đó quan hệ với nhau, tương tác với nhau. Và câu văn chính là phương tiện để biểu thị những mối quan hệ đó. Những câu này thường có dạng:

  • X là Y
  • X làm Y lên Z
  • X bị Y làm Z
  • X của Y chính là Z
  • X chính là Y của Z
  • v.v.

Ví dụ:

  • Các quy định (phạm trù) cơ bản của lĩnh vực này là chất – lượng – độ.
  • Cái đặc thù chính là giới hạn của cái đơn nhất và được Hegel gọi là cái phủ định.

Các câu có chung chủ ngữ (ví dụ, các câu có chủ ngữ là “cái đặc thù”) vốn được nằm rải rác trong cả bài. Giờ nếu bạn gom chúng lại vào một chỗ thì bạn sẽ dễ thấy được những đặc tính của khái niệm được dùng làm chủ ngữ đó hơn. Và không chỉ là đặc tính tĩnh của nó mà còn là sự vận động của nó trong mối quan hệ và tương tác với các khái niệm khác.

Với các bạn lập trình viên thì mình cảm thấy bước này khá giống việc xây dựng object. Nếu bạn không biết nó là gì thì có thể xem clip này để hiểu thế nào là object: Fundamental Concepts of Object Oriented Programming. (Clip này có 4 phần, bạn chỉ cần coi phần đầu về object thôi.)

Bước 3: Đảo câu

Để ý rằng:

  1. Những câu có dạng “X bị Y làm Z” có thể được đổi sang thành “Y làm Z lên X”
  2. Những câu có dạng “X của Y chính là Z” thường có X là một động từ được dùng dưới dạng danh từ. Trong trường hợp này ta có thể đảo câu lại thành “Z X Y”
  3. Tương tự, những câu có dạng “X chính là Y của Z” thường có Y là một động từ được dùng dưới dạng danh từ. Trường hợp này ta có thể đảo câu lại thành “X Y Z”

Ý tưởng cơ bản là hạn chế tối đa những cấu trúc bị động (có chữ “được”, “bị”), cấu trúc có từ “là”, hoặc kiểu động từ được dùng dưới dạng danh từ.

Ví dụ:

Câu gốcCâu được đảo
Quy tắcX bị Y làm ZY làm Z lên X
Ví dụ(Không có trong bài) 
Quy tắcX của Y chính là ZZ X Y
Ví dụCác giới hạn của cái phổ quát chính là cái đặc thùCái đặc thù giới hạn cái phổ quát
Quy tắcX chính là Y của ZX Y Z
Ví dụCái đặc thù chính là giới hạn của cái đơn nhấtCái đặc thù giới hạn cái đơn nhất

Nhìn vào bạn sẽ thấy câu được đảo vừa dễ hiểu lại vừa ngắn gọn hơn. Và bạn có thể đặt câu hỏi: sao phải viết khó hiểu đến như vậy? Lý do là vì khi một người đã nắm được vấn đề rồi, thì việc lưu trữ kiến thức trong đầu họ dưới dạng danh từ sẽ giúp họ mổ xẻ nó sâu hơn. Và như thế, cách viết này làm người đã hiểu được vấn đề cảm thấy các khái niệm trở nên chặt chẽ hơn, nội dung truyền tải trở nên chấn động hơn. Nhưng ngặt nỗi sau khi làm vậy thì họ bị mắc kẹt với cách giải thích đó, và không thể trả nó về trạng thái như thời mà họ cũng chưa biết gì như bạn bây giờ được. Đây chính là lý do khiến bạn không hiểu bài viết nói gì, mặc dù nếu được giải thích thì sau khi quay lại bạn có thể cũng sẽ cảm thấy rất chặt chẽ và chấn động.

(Và rồi lúc đó khi bạn đã thấy được sức mạnh của sự danh từ hoá rồi thì khi nói lại cho người mới bạn sẽ lại dùng những động từ đã được danh từ hoá cho mà xem.)

Tiếp tục lặp lại bước 2 thêm một lần nữa, vì sau khi đảo câu xong thì các chủ ngữ cũng đã bị thay đổi.

Bước 4: Xếp những câu có cấu trúc tương tự lại gần nhau

Mục tiêu của bước này là để khám phá ra những điều mà đến cả bài viết cũng không nói đến. Bởi vì ở Nếu được thì biến chúng thành điệp âm, điệp ngữ, điệp cấu trúc nếu có thể. Chính ở những chỗ đó, ta sẽ khám phá ra được những quy luật mà ngay cả bài viết cũng không nói đến. Ví dụ, ở bước 3 ta mới có 2 câu mới:

  • Cái đặc thù giới hạn cái phổ quát
  • Cái đặc thù giới hạn cái đơn nhất

Nhưng lúc mới xong bước 3 thì hai câu này ở xa nhau. Sau khi đọc lại một lượt thì mình thấy hai câu này gần như không khác gì nhau, nên mình di chuyển chúng đến cạnh nhau:

Cái đặc thù giới hạn cái phổ quát. Cái đặc thù giới hạn cái đơn nhất.

Mình tiếp tục nén chúng lại chặt hơn nữa, và mình khám phá ra được một điều mà ngay cả chính bài viết cũng không nói đến:

Cái đặc thù vừa giới hạn cái phổ quát, vừa giới hạn cái đơn nhất.

Quy luật này mình sẽ không thấy được nếu chỉ đọc câu gốc:

  • Các giới hạn của cái phổ quát chính là cái đặc thù
  • Cái đặc thù chính là giới hạn của cái đơn nhất
Xác định những từ có tần số sử dụng cao nhất 	Xác định từ khoá/khái niệm chính Gom các câu có chung chủ ngữ lại thành một nhóm 	Thấy được đặc tính và sự vận động của khái niệm chính Đảo câu 	Trả lại trạng thái động từ ban đầu của những động từ đã bị danh từ hoá 	Làm câu gọn hơn và dễ hiểu hơn Xếp những câu có cấu trúc tương tự lại gần nhau 	Tìm ra điều mà bài viết không nói đến
Tóm tắt

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3.3 / 5. Số lượt đánh giá: 3

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply