Mối quan hệ của một bông hoa chết

Categorized as Bất lực, bạo hành, tự quyết, can thiệp, Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged , , ,

Đây là phần 2 của loạt bài Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý.

Để thuận tiện, tôi sẽ đặt tên đạo sĩ có rối loạn tâm lý là Megan, còn người yêu của cô là Cueball.

Đây là Cueball và Megan:

Ta hãy nói về Megan trước. Cô tuy mắc bệnh, nhưng cô cũng là một người thông minh. Chính vì như vậy, nên cô biết ai có mối quan hệ với cô sẽ vô cùng gian nan và vất vả. Nên khi đã xác quyết mình là bông hoa chết, thì kèm theo đó cô cũng có một xác quyết thứ hai: những người kém cỏi không đủ năng lực để yêu cô.

Nếu cô đã chấp nhận bước vào một mối quan hệ với một ai đó, người đó cần phải thông minh như cô, nhìn xa trông rộng như cô, ứng biến tốt với môi trường như cô. Tuy bệnh của cô có làm cô thần tượng hóa người khác thật, nhưng đúng là chỉ một người hoàn hảo mới có thể đáp ứng nổi một bông hoa chết.

Chính vì như thế, nên chỉ cần thấy anh kém linh hoạt là Megan đã kết luận ngay rằng phản ứng của anh quá chán (dấu hiệu 2), trong khi sự chậm chạp đó có rất nhiều lý do. Nếu anh chỉ ra rằng cô đang không nhận ra rằng xấu cũng là tốt và tốt cũng là xấu, cô sẽ vặc lại là đó là những điều anh cần cải thiện.

Bằng con mắt của mình, mọi thiếu sót của anh sẽ bị nhìn ra hết. Cô sẽ không hài lòng khi thấy anh không được như trông đợi, mặc dù chúng có thể vượt quá khả năng của anh. Với cô, anh không khác gì một công ty cung cấp dịch vụ cả. “Anh đã cam kết với tôi, anh phải làm việc chuyên nghiệp. Sản phẩm của anh không được tì vết, thái độ phục vụ phải tận tâm. Tôi không cần biết anh vất vả tới đâu, nhưng nếu những sản phẩm của anh không hoàn thiện thì tôi sẽ không nhận.” Ai muốn bước vào mối quan hệ với cô, người đó cần chuẩn bị tinh thần đó.

Lao động là vinh quang. Một mối quan hệ cần nhiều yếu tố, và những ai chưa chuẩn bị sẵn sàng thì tốt nhất đừng bước vào. Ai chỉ thấy cô ích kỷ, đòi hỏi quá quắt, thì họ chưa thực sự hiểu thế nào là nghiêm túc với một mối quan hệ. Cô làm vậy là vì mối quan hệ đòi hỏi cô làm vậy. Không sớm thì muộn, nếu những vấn đề đó không được đáp ứng, thì nó chỉ đem lại bất mãn và ức chế cho cả hai. Những đòi hỏi của cô phải nói là nghiệt ngã, nhưng không ai có thể phủ nhận giá trị lâu dài của nó. Thà không yêu thì thôi, chứ đã yêu thì không thể thỏa hiệp với cái nửa vời được.

Đó là ở phía Megan. Nếu những điều ở trên chưa đủ ép phê, ta hãy xét đến phía Cueball.

Cueball

Để Cueball trở thành nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho Megan, anh phải có ý tưởng khởi nghiệp từ rất sớm.

Để có thể chinh phục được những đòi hỏi nghiệt ngã đó, anh đã phải có ý thức về việc gặp gỡ cô trong tương lai. Vì đoán sẽ rất gian nan để đáp ứng chúng, anh đã vạch ra một lộ trình dài hơi để tích lũy kiến thức. Một cách đại khái, anh đã biết sơ về một số tính cách của cô trước khi gặp cô. Hai người gặp được nhau không chỉ hoàn toàn do sự tình cờ, mà có một phần lớn là do anh đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.

Vì biết cô có rối loạn, nên ngay từ đầu anh đã biết sẽ có ngày cô làm tổn thương anh. Những phản bội đều không thể qua được mắt anh, nhưng anh chấp nhận nó, vì thứ quan trọng hơn không phải là dằn vặt cô, mà là cho cô thấy cô không phải là bông hoa chết. Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi về tâm lý học trị liệu, những ai chấp nhận chuyện vẫn quan tâm tới người khác dù bị họ tổn thương có thể sẽ phát triển tính cách đồng phụ thuộc. Nếu là người như vậy, Cueball sẽ cảm thấy tội lỗi khi muốn nói cô đang sai, dù anh biết cô cần anh nói điều đó. Nếu anh không làm cô nhận ra những biện hộ của mình là không có giá trị, thì những ức chế của anh không thể giải quyết được.

Khi gặp anh, cô sẽ lao vào tới tấp (dấu hiệu 2), nhưng anh thấy có gì đó rất không ổn trong chuyện này. Cô nói với anh là cô với anh bổ sung và xung khắc với nhau như âm với dương, nhưng anh biết suy nghĩ này thật nguy hiểm. Nó chỉ củng cố sự lý tưởng hóa của cô (dấu hiệu 2), và thổi thêm rắc rối cho mối quan hệ rối loạn này. Nhưng mặt khác, kết luận đó anh không thấy có gì sai cả. Nếu không thể chỉ ra được nó sai ở đâu đúng ở đâu, anh sẽ không thể giúp cô.

Khi chỉ trích anh, Megan sẽ thường xuyên dùng ẩn dụ và so sánh để miêu tả vấn đề. Thực tế, đó là cách mà Trang Tử hay sử dụng, làm cho khả năng biến đổi góc nhìn của ông ấy cực kì mạnh. Nếu muốn làm Megan tâm phục khẩu phục, anh phải có khả năng dùng chính những ẩn dụ cô đưa ra để lật ngược tình huống, nếu không sẽ bị lạc vào những biến hóa của cô. Bằng trực giác, không khó để anh lật lại chúng. Nhưng nếu như anh chưa thử tra vấn suy nghĩ của mình, thì anh không cho phép mình phát biểu. Vì anh biết là mình có thể sai, nên kể cả khi cô cần anh nói cho cô biết cái nào đúng cái nào sai, anh cũng không nói cho cô. Nói những gì mình chưa thật sự chắc chắn là trái với lương tâm của anh. Điều này làm cho những méo mó cô có không cách nào được sửa chữa.

Vì Megan biết rất khó để có người đáp ứng nổi những đòi hỏi của cô, nên khi có người đem đến cho cô HY VỌNG, cô sẽ cố gắng hết sức để trân trọng nó. Cô sẽ rất giữ gìn để không nổi giận (dấu hiệu 8), và nếu như có nổi giận thì chỉ cần một lời xoa dịu là được. Nhưng anh cảm thấy không thể làm điều đó mãi được. Những gì cô đòi hỏi là hợp lý, và không sự xoa dịu nào có thể giải quyết được những xung đột về mặt tư tưởng một cách rốt ráo. Nếu không có một câu trả lời thuyết phục thì cô sẽ không phục anh, và anh sẽ không phục cô. Cái uy là vô cùng quan trọng để cả hai lắng nghe nhau. Cô có thể không còn nhớ cô đã yêu cầu gì anh (do nhiều dấu hiệu), nhưng anh thì tự thấy những yêu cầu đó là tối quan trọng cho mối quan hệ. Điều đó lại khiến cho cô cảm thấy như mình bị bỏ rơi (dấu hiệu 1), và vòng xoáy lại tiếp tục.

Đó là chưa kể, vì Cueball cũng hiểu Đạo, nên anh hứng thú hơn với việc trở thành một người không đáng tin. Anh thoải mái hơn với việc trở nên vô dụng trong mắt cô, thoải mái hơn khi đánh đổ niềm tin cô dành cho anh. Khi cô có nhu cầu cấp thiết thì anh chỉ làm rất chậm rãi và thong thả. Nhờ có tính cách đó mà anh mới chinh phục được cô. Nhưng lúc này, nó chỉ đổ dầu vô lửa, làm giọt nước tràn ly. Nó làm cho cô tức phát điên, và làm cô cảm thấy bao nhiêu nỗ lực để kiềm chế bản thân lại vuột ra khỏi tầm tay của mình một lần nữa. Cô không biết phải tin anh chỗ nào, dù cô biết anh nói không sai. Cô không biết mình đã làm gì sai, dù thực tế lỗi không phải ở cô. Cô cảm thấy đúng là mình lại đẩy anh ra xa, và cái xác quyết mình là bông hoa chết kia càng được củng cố hơn nữa.

Nói tóm lại, anh không dám nói cô sai, không cho phép mình nói cô sai, thích thú với việc nghĩ rằng mình mới là người sai, và có việc còn quan trọng hơn việc nói cho cô biết cô đang sai ở đâu, dù cả anh và cô đều biết rằng nếu anh không nói thì rối loạn của cô sẽ còn tiếp diễn.

*      *      *

Còn nhiều vấn đề nữa, nhưng nói chung mối quan hệ đó sẽ như thế này:

Khi Cueball muốn tiếp cận Megan bằng con đường tình cảm (màu đỏ), con người lý trí (màu xanh) của cô sẽ thấy vô ích:

Nhưng khi Cueball muốn tiếp cận Megan bằng con đường lý trí, con người cảm xúc của cô sẽ bị tổn thương:

Ngược lại cũng vậy: Megan tiếp cận Cueball bằng con đường nào cũng không được:

Trong trường hợp hiếm hoi, khi cả hai hoặc cùng tình cảm hoặc cùng lý trí, sẽ không có gì ngăn được họ cả. Ta nói họ đồng điệu hoặc cộng hưởng nhau:

Còn không thì họ sẽ cứ luẩn quẩn với nhau:

Kết quả là có một bức tường vô hình chặn lại giữa cả hai, mà mỗi lần họ định giải quyết thì nó lại lẩn đi đâu mất. Nói như Lão Tử thì tường khả tường phi thường tường.

Giới thiệu, Phần 1

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply