Phần 2: Thứ ông ấy làm lại là khoa học đúng nghĩa

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Sách, thơ, phim, Tự nhiên, hệ thống, khoa học, quyền uy Tagged , , , , , ,

Ở phần 1 là chuyện ông ấy nghĩ gì về khoa học. Vậy còn chính những gì ông ấy làm thì sao?

Cách thông thường để phát triển một phương pháp là đặt câu hỏi “Thử cái này xem sao?” hoặc “Thử cái kia xem sao? […] Cách nghĩ của tôi là “Không làm điều này thì sao nhỉ? Không làm điều kia thì sao nhỉ?” (18)

Vậy, bằng đúng phương pháp của ông ấy, ta có thể hỏi: không làm nông nghip t nhiên thì sao nh? Và ta cũng sẽ có được kết quả tương tự: chẳng việc gì phải làm nông nghiệp tự nhiên cả. Cả làng ông ấy không ai làm nông nghiệp tự nhiên, nhưng mọi người vẫn vui vẻ hòa thuận với nhau. Đất đai cằn cỗi ư? Chẳng phải cằn cỗi và màu mỡ là một sao? Tại sao lại phân biệt giữa cằn cỗi và màu mỡ? Tại sao lại phân biệt giữa tự nhiên và hóa chất? Cho rằng làm đất đai cằn cỗi là xấu, dùng thuốc hóa học là có hại, vậy có phải là tâm phân biệt, suy nghĩ nhị nguyên hay không? Tại sao không xem chúng là món quà mà tự nhiên ban tặng?

Tại sao ông ấy lại nhất quyết cho rằng hóa chất là độc hại? Ta hãy tiếp tục lần theo những suy nghĩ của ông ấy:

Người ta không thể biết đâu là nguyên nhân thật sự của căn bệnh trên cây thông, cũng như không thể biết hệ quả sau rốt của cách “chữa trị” mà hđưa ra. Nếu can thiệp bừa vào tình huống này thì người ta chỉ gieo mầm mống cho đại hoạ kế tiếp. Không, tôi không thể vui mừng khi biết rằng sự thiệt hại tức thời do loài mọt này gây ra đã được giảm thiểu nhờ vào việc phun hoá chất. Sử dụng hoá chất nông nghiệp là phương pháp dớ dẩn nhất đđối phó với những vấn đề như thế này, và nó chỉ dẫn đến các vấn đề lớn hơn trong tương lai. (29)

Vậy với ông ấy, “hóa chất” nghĩa là “can thiệp bừa”, là “gieo mầm mống cho đại họa kế tiếp”, là “dẫn đến các vấn đề lớn hơn trong tương lai”. Nhưng nếu tôi nói rằng, loài tảo lam cũng tiết cyanotoxin một cách bừa bãi để hủy diệt hệ sinh thái địa phương thì sao? Vậy thật ra, loài người cũng chỉ đang học tập loài tảo lam vô tri vô giác đó thôi?

Ta cũng có thể hỏi tiếp: không nghĩ cách nghĩ ca ông y thì sao nh? Nếu ta cứ nghĩ như bình thường trước đây vẫn nghĩ thì sao? Lúc đó, ta sẽ nhận ra: thứ ông ấy đang phê phán là cứ làm việc theo quán tính mà không dừng lại để đánh giá, chứ không phải là bản thân chuyện đặt câu hỏi. Nếu trong câu hỏi của ta có tinh thần dám đối diện với thứ mình cho là vô lý, và dám đánh đổ những gì mình tin là chân lý, thì hỏi câu nào chẳng được?

Ở phương Tây, cũng cùng thời với Lão Tử, Socrates cũng đã thấy được điều này khi liên tục đặt câu hỏi cho học trò của mình. Từ đó làm thành phương pháp đặt câu hỏi Socratic, đặt nền móng cho triết học phương Tây. Và chính từ cái truyền thống triết học đó mà khoa học hình thành. Ông ấy nói là các nhà khoa học trước khi làm việc hãy trở thành triết gia (46), nhưng ông ấy quên rằng chính triết gia đã đẻ ra khoa học. Thật vậy, khoa học trước đây không được gọi là khoa học, mà được gọi là triết học tự nhiên. Chủ động thách thức những gì bản thân trước giờ vẫn nghĩ, chẳng phải là thấm đẫm trong cái nguyên tắc kiểm sai đó sao? Khoa hc không nói rng cái nào là đúng, cái nào là sai. Khoa hc ch cho phép ta không tin vào nhng gì nó nói. Vậy có phải, cái ông ấy làm cũng chính là tinh thần khoa học, mà ông ấy không nhận ra?

Sẽ thật là hồ đồ nếu vội kết luận như vậy, vì cho tới giờ vẫn chỉ là suy diễn. Ta hãy kiểm tra xem điều đó có đúng là như vậy không, bằng cách xem thế nào là làm theo phương pháp khoa học. Nó là một chuỗi tuần tự những bước sau: nêu giả thuyết, tiến hành thí nghiệm, phân tích kết quả. Sau khi giả thuyết đã được sàng lọc thì kết luận phải có tính tiên đoán kiểm sai. Ngoài ra, khi nghiên cứu còn phải tham khảo những nghiên cứu trước đó của những người đi trước. Nói như Newton là “đứng trên vai những người khổng lồ”. Tất cả những bước này chính là cái nguyên lý thực hành đã nói ở phần 1. Nếu bạn làm chúng, thì dù bạn có để ý là bạn có đang làm nó hay không, công việc của bạn cũng sẽ được xem là có tính khoa học.

Tôi thấy, những bước thực hành khoa học ông ấy đều làm đủ cả:

Ông ấy đề ra giả thuyết:

  • Tôi tin rằng cây trồng tự chúng mọc và không cần phải chăm sóc. (17)
  • Ý tưởng là không diệt cỏ ba lá mà chỉ làm chúng yếu đi để những cây mạ mọc vững trước đã. (35)
  • Những năm gần đây, tôi đang thử phát triển một giống lúa nếp cổ từ miền Nam. […] Tôi tin rằng với giống lúa này, một ngày nào đó tôi có thể gặt hái được sản lượng gần chạm tới ngưỡng tối đa về mặt lý thuyết có thể có, căn cứ trên năng lượng mặt trời đổ xuống cánh đồng. (36)

Ông ấy làm thí nghiệm nhiều lần để kiểm định giả thuyết. Sau khi thí nghiệm thì phân tích kết quả và loại bỏ giả thuyết sai:

  • Trong quá trình đi đến được câu trả lời, tôi đã cho 400 cây nữa đi tong. Cuối cùng thì tôi cảm thấy mình đã có thể nói một cách chắc chắn: “Đây chính là hình thái tự nhiên.” (18)
  • Trong hai mươi, ba mươi năm qua, phương pháp trồng lúa gạo và ngũ cốc mùa đông này đã được kiểm nghiệm trên diện rộng với nhiều kiểu thời tiết và điều kiện tự nhiên khác nhau. (22)
  • Tôi đã từng dùng cách thả hạt vào những lỗ nhỏ trên đất, hoặc vào những rãnh đất mà không phủ đất lên, nhưng tôi đều thất bại nhiều lần với cả hai phương pháp này. (33)
  • Những năm qua, tôi đã mắc nhiều sai sót trong quá trình thử nghiệm và đã gặp đủ loại thất bại. (34)

Ông ấy có sự kế thừa kiến thức/có trích dẫn nghiên cứu của người khác:

  • Gần đây, tôi có trao đổi về điều này với Giáo sư Iinuma ở Đại học Kyoto. Một nghìn năm trước, nông nghiệp được thực hành tại Nhật mà không có chuyện cày ruộng, và phải đến tận triều đại Tokugawa – khoảng 300-400 năm trước – thì việc cày xới sơ sơ một lớp mỏng trên bề mặt mới được đưa vào. (20)
  • Bệnh mọt ăn cây này, theo các nghiên cứu gần đây nhất không phải là lây nhiễm trực tiếp, mà xuất hiện theo sau hoạt động của loài giun tròn trung gian (28)

Giả thuyết sau khi được sàng lọc có tính tiên đoán và kiểm sai:

  • Ngay cả giống cỏ khó chịu như cỏ mần trầu, vấn đề khó khăn nhất gặp phải trong phương pháp không cày xới, cũng có thể kiểm soát được. (33)
  • Vào đầu tháng tám, khi những cây lúa trên ruộng của láng giềng đã cao ngang lưng, thì trên ruộng của tôi, chúng chỉ cao bằng một nửa. Tầm cuối tháng bảy, những người tới thăm ruộng luôn tỏ ra hoài nghi và hỏi: “Tiên sinh Fukuoka à, chỗ lúa này liệu có nên cơm cháo gì không?” “Chắc chứ,” tôi trả lời: “Không cần phải lo.” (35)
  • Một trong những giống cây thú vị nhất, dù chẳng phải cây bản địa, là cây keo Morishima. […] Nó giúp phòng tránh côn trùng phá hoại trong vườn, đóng vai trò chắn gió và loại vi khuẩn rhizobium sống trong rễ của nó làm màu mỡ thêm cho đất. (39)

Nểu giở mục lục cuốn sách ra, ta sẽ thấy ông ấy phân chia công việc làm nông rất ngăn nắp: cách cày xới đất, cách dùng phân bón, cách sử dụng rơm, cách trồng cây ăn quả, cách đối phó với sâu bệnh, cách ăn uống cân bằng, v.v. Hay trong một phần nhỏ như làm rơm, ông ấy lại tiếp tục chia ra thành: rải rơm còn nguyên chất, rơm làm màu mỡ đất, không cần chuẩn bị phân ủ, nảy mầm, v.v.  Bố cục cuốn sách rất rõ ràng, vậy không thể nói là ông ấy đang không chẻ nhỏ cái tổng thể thành những cái riêng lẻ được.

Tất cả những bước này đều vô cùng quan trọng để ông ấy đạt được mục đích của mình. Vậy có thể khẳng định, thứ gì ông ấy làm chính là khoa học đúng nghĩa.

Phần 1, Kết luận

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply