Quyền thay đổi niềm tin của người khác

Categorized as Khi sự giúp đỡ trông như cưỡng ép, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged , , ,

Vì mục tiêu ở đây là hướng tới sự an lạc, hoặc hạnh phúc, hoặc chất lượng sống của họ, nên cũng không có lý do gì để nói rằng ta đang thiếu tôn trọng họ. Ai nói như vậy là mâu thuẫn. Cũng là vì mục tiêu không phải là để họ phải làm theo quan điểm của ta, mà là để họ không chối bỏ sự mâu thuẫn trong niềm tin của họ nữa, nên cũng không có lý do gì để nói rằng ta đang áp đặt họ, hay vi phạm tự do tư tưởng (freedom of thought) của họ. Ai nói như vậy là mâu thuẫn.

Phần này tới đây là hết. Bạn có thể đọc phần tiếp theo, hoặc kéo xuống để đọc thêm phân tích.

Phần 0, Phần 1, Phần 2

Đây là những suy nghĩ của tôi sau khi đọc xong các chương 1, 2, 3, 5, và một nửa các chương 4, 6, 8 của cuốn sách Phải Trái Đúng Sai của Michael Sandel. Tôi sẽ chia phần này thành hai nhỏ: trước khi đọc Kant (các chương 1, 2, 3) và sau khi đọc Kant.

Phải trái đúng sai

Trước khi đọc Kant

Nhận xét chung:

  1. Các bên tham gia tranh chấp đều quan tâm đến công bằng, sự xứng đáng, quyền và quyền lợi của bản thân chứ ko phải là sự an lạc (well-being) của người kia. Hoàn toàn không có các chủ đề như hăm dọa, lừa dối, tự tử, tự làm tổn thương bản thân, tuyệt vọng, bất lực
  2. Không có câu chuyện nào nói gì về việc người được hưởng lợi sẵn sàng từ bỏ mọi quyền và lợi ích của mình để gánh vác thiệt hại cho người kia

Sau khi đọc Kant

Kant rất chú trọng việc hành động của mình là tự chủ hay ngoại trị. Câu hỏi đặt ra ở đây là sự áp đặt này là tự chủ hay ngoại trị? Một người được xem là tự chủ/có đạo đức khi họ làm theo quy tắc bản thân. Với quy tắc “giúp người mắc kẹt hoàn toàn thoát khỏi nó”, thì sự áp đặt là lựa chọn, là nghĩa vụ anh ta tự giao cho mình. Nó cũng thỏa mãn hai phép thử của Kant: phổ quát hóa và tôn trọng mục đích tự thân của người bị tác động (là sinh vật có lý trí). Nếu người khác chống lại quy tắc này, thì họ đang chống lại sự tự do của anh. Nếu anh nghe lời họ, thì điều anh làm không có giá trị đạo đức.

Xét trường hợp con hươu bảo rằng: “tôi thà chết còn hơn được anh cứu” (hoặc “tôi không chấp nhận bất cứ sự áp đặt nào, kể cả khi điều đó thực sự tốt cho tôi”). Vậy ta có thể đặt câu hỏi: tại sao nó lại làm vậy? Vì nó sợ, hay vì nó có một quy tắc đạo đức?

Nếu là do nó sợ
→ nó đang bị một ngoại lực điều khiển
→ sự chống đối của nó không phải là đạo đức, không phải là tự do nó có được
→ càng khẳng định sự áp đặt này không phương hại đến sự tự do của nó

Còn nếu đó là mệnh lệnh đạo đức, thì việc làm đó phải thỏa mãn hai phép thử Kant đưa ra. Tôi thấy quy tắc này không thể phổ quát được, cũng không hề tôn trọng mục đích tự thân của anh. Và kể cả khi thỏa mãn hai phép thử đó, thì điều đó cũng không có nghĩa là anh phải dừng lại, vì điều anh làm cũng đạo đức không kém. Lưu ý là Kant cũng cực lực phản đối sự nhầm lẫn giữ việc đồng ý không trói buộc và tinh thần tôn trọng sự tự chủ và nhân phẩm con người.

Nhân tiện, tôi thấy cách Kant nói rằng sự tự chủ vượt ra khỏi vô cùng giống việc cho rằng bản chất của bản ngã là sự điều chỉnh chú ý.

Lưu ý quan trọng: tôi không phải là người học luật. Tin lời người trên mạng nói là toang đấy.

Thật ra chẳng ai muốn lôi pháp luật ra để nói chuyện cả, nhưng cũng sẽ có trường hợp mọi người lôi chuyện luật pháp ra nói chuyện, vì đúng là trông có vẻ như ta đang vi phạm vào quyền tự do ý chí của họ. Mà quyền đó là quyn căn bn, là nhân quyn. Kể cả khi nó đi ngược lại các chuẩn mực khác như đạo đức xã hội, gia đình, tôn giáo (nếu có), thì bạn cũng không có quyền cưỡng ép họ.

Tuy nhiên, thế nào là cưỡng ép? Điều 127 bộ luật dân sự 2015 có định nghĩa:

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Như vậy, bạn chỉ đang cưỡng ép họ khi điều bạn làm đang đe dọa tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của họ hoặc của người thân thích của họ. Nhưng vì không khó để thấy là bạn đang tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của họ hoặc của người thân thích của họ, nên bạn không cưỡng ép họ gì cả.

Ta hãy lấy một ví dụ khác. Một người bị ung thư và bác sĩ nói là phải phẫu thuật. Nhưng để được phẫu thuật thì bác sĩ phải được sự đồng ý của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không muốn chữa trị thì bác sĩ không được phép chữa trị, mặc dù rõ ràng về mặt chuyên môn rõ ràng là từ chối điều trị là có hại cho sức khỏe. Nếu mà bác sĩ cố tình điều trị cho bệnh nhân này thì đó là hành vi cưỡng ép.

Tuy nhiên bác sĩ đó vn có quyn thuyết phc h. Nếu bác sĩ nhận thấy lý do để bệnh nhân từ chối chữa trị dựa trên một niềm tin tôn giáo/triết lý sống nào đó, mà triết lý đó thực ra nói là nên chữa, nhưng do bệnh nhân hiểu sai mà nói rằng triết lý đó bảo không nên chữa, thì chẳng có lý do gì bác sĩ phải đồng ý với cái hiểu sai đó cả. Nếu bác sĩ cảm thấy mình cần bỏ hết công việc để chỉ cho họ thấy mâu thuẫn của mình, thì bác sĩ vẫn có quyền đó.

Nói cách khác, nếu như có đủ bằng chứng cho thấy người đó đang nói “hãy cứu chữa cho tôi”, mặc dù bên ngoài họ luôn nói “đừng có đụng vào tôi”, thì không việc gì bác sĩ phải dừng lại cả.

Vậy, theo tôi hiểu, vấn đề này liên quan đến những quyền sau đây:

  • Quyn t do ý chí. Quyền này là nhân quyền, là quyền căn bản, sinh ra là có. Chỉ có pháp luật mới được phép hạn chế quyền này của bạn
  • Quyn cản trở mong muốn của ngưi khác. Bình thường không ai có quyền này, chỉ trừ khi người đó (1) được người đại diện pháp luật chỉ định, hoặc (2) đang ở trong mối quan hệ cha mẹ – con cái với người khác. Lý do để pháp luật cho cha mẹ cái quyền can thiệp vào ý định của con cái vì bản chất mối quan hệ này là mối quan hệ cung cấp – phụ thuộc, và người phụ thuộc thì có không có khả năng chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Pháp luật sẽ cấp sẵn quyền này cho cha mẹ
  • Quyn thuyết phc ngưi khác thay đi ý chí. Quyền này trông như là quyền can thiệp vào người khác nhưng thật ra lại là quyền tự do ý chí
  • Quyn không thay đổi quan điểm. Quyền này cũng là quyền tự do ý chí. Nó bao gồm quyền không muốn nghe thuyết phục thêm và quyền không trả lời câu hỏi

Ta có bảng sau:

Ngưi đưc giúpNgưi giúp
A: không muốn được giúp (quyền)A*: tiếp tục giúp
B: không muốn thay đổi quan điểm (quyền)B*: tiếp tục thuyết phục (quyền)

Điều khiến cho bảng này khó nhận ra là vì:

  • A và B trông giống nhau, và A* và B* trông giống nhau (nhập nhằng theo hàng dọc)
  • Dù A phủ định A*, nhưng B không hề phủ định B*, dù trông nó rất giống vậy (nhập nhằng theo hàng ngang)

Nhưng nói chung, dù sự thuyết phục của bạn có làm họ khó chịu đến mấy, thì thuyết phục người khác cũng là quyền con người của bạn. Họ mà nói là bạn không có quyền thuyết phục họ, là họ đang xâm phạm nó. Họ đơn giản là không có quyền đó.

Rắc rối một chỗ, là đôi lúc, cách thuyết phục tốt nhất là không nói gì nữa và bắt tay vào làm. Ví dụ như với những người đang có sự bất lực học được, thì phải đem họ vào môi trường mới hai ba lần họ mới dần có ý niệm là mình có thể không bất lực. Nghĩa là muốn làm B* thì phải làm A*. Nhưng không thể chỉ vì cố chấp bám vào A* mà phủ nhận B* được. Khi kết quả đã tới thì tự nó sẽ giải quyết mọi việc. Luật pháp nào nói rằng cứ hễ có A* thì đều là bạn sai, không cần biết bạn có B* hay không, thì luật pháp đó đang dung dưỡng sự mắc kẹt của họ. Loại luật pháp như vậy tôi nghĩ vừa thiếu sự công bằng vừa thiếu sự nhân đạo. Còn nếu bạn tin là loại luật pháp bạn đang theo dựa trên sự công bằng và nhân đạo, thì cây ngay không sợ chết đứng.

Đó là chưa kể, với những người có rối loạn tâm lý, thì họ thật sự chỉ là những đứa trẻ trong thân xác người lớn. Luật pháp nào mà bảo họ có khả năng làm chủ hành vi của họ là luật pháp sai.

Ngay cả khi nó vi phạm quyền căn bản của người bị áp đặt, thì tôi nghĩ họ cũng sẵn sàng từ bỏ quyền đó để những người hỗ trợ họ mạnh dạn hơn trong việc áp đặt. Với họ, nói về mấy thứ như quyền căn bản là vớ vẩn. Thứ họ cần là sự ổn định tâm lý. Rõ ràng, trong trường hợp trợ tử, họ sẵn sàng từ bỏ quyền được sống để được giúp giải thoát. Xét trên quan điểm cả hai đều hướng tới sự an lạc (well-being) của người có vấn đề, thì có vẻ áp dụng thuyết vị lợi là hợp lý nhất. Mà thuyết này ngay từ đầu cũng xem quyền căn bản là vô nghĩa.

Ta còn có thể mở rộng ra thêm: liệu sự hiểu sai của họ có phủ nhận quyền tự quyết của họ không? Liệu sự ra quyết định theo cảm xúc bất kể đúng sai có được gọi là tỉnh táo nữa không? Trao quyền tự do lựa chọn cho người luôn cho mình đúng mà không có sự phản tư thì có hợp lý? Liệu việc họ mắc kẹt có tạo nên mối quan hệ cung cấp – phụ thuộc cho những người có khả năng giúp không? Tôi mong những người am hiểu luật có thể giúp tôi hiểu thêm vấn đề.

Phần 0, Phần 1, Phần 2

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply