Rắc rối 1: Bị nói là không biết tôn trọng sự khó chịu của họ

Categorized as Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi, Rắc rối của từ bi Tagged , , , , , ,

Ai đọc Naruto rồi thì có thể lấy hình ảnh Naruto cố gắng thuyết phục Sasuke quay về làm ví dụ cũng được.

Vì cũng giống như bạn, họ cũng có một xác quyết là bạn là người sai, nên họ sẽ không nghĩ rằng mình mới là người cần thay đổi. Bạn đụng vào đó nghĩa là đụng vào bức tường họ dựng lên để bảo vệ mình. Vì sự từ bi làm cho những lời chỉ trích như nước đổ lá khoai, nên xác định thái độ từ bi cũng chính là xác định thái độ không quan tâm tới sự khó chịu của họ. Chắc chắn, nếu bạn chọn con đường này, bạn sẽ bị xem là người quấy rối.

Đã gọi là có định kiến, tức là họ đã xem thường bạn. Vì đi guốc trong bụng họ, nên những trốn tránh, chống đối, coi thường, định kiến, phớt lờ, hoặc thậm chí là chế giễu của họ chẳng đáng để bạn bận tâm. Thứ duy nhất bạn quan tâm là có giữ vững được sự tò mò của mình hay không. Chỉ cần bạn còn tập trung vào tìm kiếm cái sai của mình, thì những chế giễu của họ sẽ như nước đổ lá khoai, những xỉa xói của họ như gió thoảng qua tai, những tổn thương họ gây ra cho bạn đau như muỗi chích, và những khó chịu của họ như chưa từng hiện hữu.

Việc họ cảm thấy khó chịu với bạn là việc của họ, xuất phát từ định kiến của họ. Nếu vì định kiến mà không lắng nghe, thì không có lý do gì bạn phải chịu trách nhiệm về nó cả. Có thể bạn đang áp đặt họ thật, nhưng họ càng nói càng thiếu logic. Bạn tôn trọng sự khó chịu của họ, nhưng sự khó chịu đó không liên quan gì tới việc họ cần thấy được lỗ hổng của chính mình. Tuy trên bề mặt bạn là người phải tìm cách để giải thích với họ cho hiểu, nhưng thực chất họ mới là người phải giải thích rõ ràng.

Bạn sẽ không chỉ bảo vệ sự tò mò của mình, mà còn bảo vệ sự tò mò của họ nữa. Bạn sẽ làm tất cả để khơi gợi sự tò mò của họ, để họ thấy điều họ nghĩ là sai mười mươi hóa ra lại thú vị hơn họ tưởng. Họ càng chống đối, bạn càng hỏi thêm. Có liên tục tra vấn quan điểm của nhau thì mới có một cuộc trao đổi lành mạnh. Vì từ bi với họ, vì để bảo vệ sự tò mò của chính họ, bạn sẽ tập thói quen tra vấn họ tới cùng, dù điều đó làm họ khó chịu đến đâu. Bạn chấp nhận mọi thứ, vì đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho họ. Nếu ai muốn được người khác từ bi với mình, họ cần hiểu rằng sự từ bi sẽ gây ra sự khó chịu khủng khiếp. Cho rằng sự khó chịu của mình đáng giá hơn việc vượt qua nó là đang tự tước bỏ cơ hội nhận được sự từ bi từ người khác.

Im lặng là phản ứng tự nhiên của họ khi cho rằng có nói chuyện với bạn cũng vô ích. Nhưng khi bạn tò mò, bạn cũng sẽ lại cảm thấy hai người dường như chưa hề có mâu thuẫn gì. Bạn càng tò mò với cái sai của mình bao nhiêu, thì bạn cũng xem họ cũng có sự tò mò với chính cái sai của họ bấy nhiêu. Bạn làm điều này là vì đó là điều tốt nên có, và bạn từ chối tin rằng họ không có điều tốt đó. Nên trái ngược với tâm lý thông thường là nếu bị phản ứng lại thì sẽ ngại không muốn nói thêm vào nữa, thì ở đây sự tò mò của bạn sẽ đơn giản là làm mất nỗi sợ đó, làm bạn thấy giống như chưa hề có mâu thuẫn gì cả. Bạn chỉ có nhiệm vụ khơi gợi cho họ sự tò mò họ chưa bao giờ đánh mất/đã đánh mất từ lâu.

Ta hãy nói về chữ thứ tư trong cụm “từ bi hỷ xả”. Khi bạn xả, thì sự phân biệt giữa bạn với họ biến mất, và cả hai nhập vào làm một. Họ cảm thấy gì thì bạn cũng cảm thấy thế. Nên khi bị họ nói là bạn với họ là hai người khác nhau, rằng cuộc sống của bạn và cuộc sống của họ là khác nhau, bạn sẽ bối rối vô cùng.

Đặc biệt, nếu họ cũng là người theo Đạo (xem thêm bài Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý), thì sự bối rối đó lại tăng gấp bội. Một trong những yếu tố quan trọng để họ thấy được đại Đạo trong xã hội loài người là phải luôn giả sử rằng mọi người ai cũng có lòng tốt (assume good faith). Nhờ có sự tốt bụng đó mà người theo Đạo mới có thể biến hóa đến như vậy. Nên khi nhận ra họ nói nghe hoành tráng lắm mà làm cũng chẳng được, bạn sẽ bò lăn ra mà cười.

Nếu một ai đó chỉ nhìn thấy những gì bên ngoài, thì đây quả đúng là sự áp đặt quan điểm bản thân và thiếu tôn trọng người khác. Nhưng một lần nữa, tiền đề ở đây là bạn không dám nói những gì cần phải nói. Tất cả những thông tin quan trọng đã bị giấu đi vì bạn chưa cho phép mình tin vào nó. Nếu ban đầu bạn có nghi ngờ về bản thân, vậy thì đây là từ bi đúng nghĩa chứ không phải na ná từ bi.

Tham gia một cuộc tranh luận không chỉ là mỗi đi thuyết phục họ, mà còn là sẵn sàng để cho họ thuyết phục mình. Trong trường hợp này, bạn phải sẵn sàng cho việc để họ biến bạn từ một người nhất quyết rằng mình đang sai (trái ngược với họ) thành một người quả quyết rằng mình đang đúng (giống như họ) thì bạn mới có thể đưa ra thông tin mà bạn không dám nói.

Phần 0, Rắc rối 3, Giải pháp

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 2.5 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply