Rắc rối của từ bi (bản ngắn)

Categorized as Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi, Rắc rối của từ bi Tagged , , ,

Từ bi là gì?

Trong triết học Phật giáo, nếu tình cảm bạn đang có có được những yếu tố sau:

  • Từ (metta, loving-kindness/benevolence): lòng mong muốn đem lại hạnh phúc cho người khác
  • Bi (karuna, compassion): sự cảm thông, lòng trắc ẩn, mong muốn trút bỏ đau khổ cho họ
  • Hỷ (mudita, empathetic joy): vui với niềm vui của người khác; hoàn toàn không cảm thấy ghen tị với hạnh phúc, thành công của họ
  • Xả (upekkha, equaminity): không còn vướng bận tham sân si, hiểu được tính vô thường của mọi sự, và nhận ra ai cũng đồng đẳng với mình, tuy hai mà một

… thì tình cảm đó chính là tình yêu đích thực. Bốn yếu tố này gọi là t vô lưng (brahmavihara, four immeasurables).

Bạn có thể nghe bài nói chuyện này để hiểu thêm:

Có vẻ như khái niệm “từ bi” không được dùng một cách thống nhất. Có khi nó là cách nói gọn của cả cụm “từ bi hỉ xả”, có khi chỉ để chỉ tâm từ (loving-kindness), có khi chỉ để chỉ tâm bi (compassion), có khi để chỉ cả từ lẫn bi (tức là… từ bi). Nhưng vì dù sao chúng cũng hay đi chung với nhau nên chắc cũng không quan trọng lắm.

Vậy từ bi là gì? Khi ai đó bị thương và bạn đến chăm sóc, hoặc khi họ đang đau khổ và bạn cho họ một bờ vai để khóc, thì đó đều là từ bi. Nhưng thường thì cũng không ai gọi như vậy là từ bi cả; trong tiềm thức của chúng ta từ bi phải là một cái gì đó cao cả hơn. Quan tâm đến những người gặp bất hạnh là từ bi, nhưng khoan dung và chấp nhận những tổn thương mà họ gây ra cho mình mới là đi trọn cái nghĩa của nó. Người nào vẫn có thể nghĩ những điều tốt đẹp cho những ai đâm sau lưng mình, người đó là người từ bi.

Từ bi làm dính mắc trở thành không dính mắc

Trong công việc hằng ngày, sẽ có những lúc bạn cần làm những thứ sau, và với người ngoài, nhất là với những ai theo Phật giáo, nó có thể gây ra hiểu lầm không đáng:

  • Nâng cao năng suất lao động: Để có thể làm công việc một cách hiệu quả, bạn cần lên kế hoạch dài hạn, và rút kinh nghiệm từ quá khứ. Nhưng tưởng tượng ra tương lai hay nhìn lại quá khứ thì đều là xem những thứ không có thật là thật. Bạn cần phải thấy thứ chưa thành hiện thực có thể thành hiện thực thì mới có lý do để làm. Nên nhìn từ ngoài vào thì sẽ chỉ thấy bạn đang sống với những thứ không có thật/những thứ đã qua
  • Cần sự chú ý của người khác: Khi làm việc sẽ có những lúc bạn cần sự đồng ý của người khác để tiếp tục. Nếu họ chưa cảm thấy cần phải chú ý tới vấn đề của bạn thì tất nhiên bạn cần khơi gợi sự chú ý của họ. Nhưng nhìn từ ngoài vào thì sẽ không thấy nó khác gì bạn đang mong họ quan tâm tới bạn
  • Không chấp nhận luận điểm của người khác: Chấp nhận nhiều quan điểm khác biệt là một chuyện, nhưng thấy rằng họ tự mâu thuẫn với điều họ muốn là chuyện khác. Khi họ lập luận thiếu căn cứ thì bạn có quyền phủ nhận nó, nhưng nhìn từ ngoài thì sẽ thấy không khác gì bạn chỉ cho rằng bạn đúng
  • Cần hiển ngôn những cảm giác để không hiểu lầm: cái này thật ra là ý thứ 3, chỉ là nói theo một cách khác

Không chỉ đứng từ ngoài nhìn vào khó mà biết được bạn có đang dính mắc (attach) hay không khi đang có những thứ này, mà ngay cả bạn nhiều khi cũng hoang mang không biết. Cách chắc chắn nhất để biết là mình đang không dính mắc là ở trạng thái giác ngộ/niết bàn. Nhưng thiền định tốn rất nhiều năng lượng để tập trung; thứ bạn cần là tập trung vào công việc chứ không phải là suốt ngày xem mình có đang dính mắc gì không. Mình nghĩ có lẽ trạng thái giác ngộ không phù hợp cho công việc trí óc. Nhưng nếu bạn làm điều đó vì từ bi, thì dù không ở trạng thái ngộ bạn vẫn có thể khẳng định là mình không dính mắc.

Vì nhờ có từ bi mà bạn có thể đảm bảo mình luôn không phân biệt dù đang không ở trạng thái giác ngộ, nên bạn giảm được một nỗi lo lắng (tức là giảm khối lượng thông tin cần xử lý). Lúc đó dù bạn có việc phải làm cho bằng được, một việc mà bề ngoài trông như dính mắc 100%, thì bạn vẫn có thể bỏ qua dị nghị để tiếp tục. Tất cả những gì bạn cần là đảm bảo rằng công việc bạn làm thật sự thứ giúp ích cho người khác trước lúc bạn bắt tay vào làm là được. Sau đó thì vô tư làm việc.

Bạn có thể thấy điều này qua cách viện Mind & Life thiết kế email gửi cho những người nhận tin. Viện Mind & Life là viện nghiên cứu khoa học do Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 hợp tác cùng các nhà khoa học để nghiên cứu về những điều Phật giáo quan tâm. Nếu là do chính Đạt Lai Lạt Ma sáng lập, thì những hoạt động của nó hẳn sẽ mang tính Phật giáo rất cao. Vậy, ta hãy xem một mẩu email của nó được thiết kế như thế nào:

Cách thiết kế email là tạo phấn khích ở người đọc, muốn họ tham gia ngay không chần chừ nữa. Những phần được bôi vàng: thrilled, excited, look forward, nút call-to-action, v.v. đều là để tạo “nghiệp”. Trong những cảm xúc này, sẽ không có chánh kiến, chánh niệm gì cả. Nhưng nếu bảo là viện này đang dính mắc thì có vẻ hơi mâu thuẫn. Vậy chỉ có thể nói là nó chỉ trông như dính mắc thôi, chứ không thật sự là dính mắc.

Nên mình nghĩ từ bi (hoặc nói rộng hơn là suy nghĩ cho người khác) có hai chức năng chính sau:

  • Phi phân biệt hóa mọi suy nghĩ phân biệt
  • Làm giảm khối lượng thông tin cần xử lý

Rắc rối của từ bi

Trong mắt họ, bạn chẳng là gì cả

Rắc rối của nó ở ngay chỗ khác biệt giữa từ bi và sự trợ giúp thông thường: bạn không là gì trong mắt người bạn định giúp cả. Sẽ có những lúc bạn biết việc mình đang làm sẽ làm họ từ thích sang ghét mình, hoặc đang ghét còn ghét hơn, nhưng nếu bạn có bng chng rõ ràng là họ cần được giúp, và bạn có khả năng giúp, thì không có lý do gì để việc giúp họ là sai cả, bất kể họ có ưa bạn hay không. Vấn đề là, lúc đó bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho hai ngờ vực sau:

  • Liệu bạn có chắc đây thực sự là từ bi, chứ không phải là dính mắc của bạn (để được đổi lại một cái gì đó)?
  • Nếu bạn không phải là họ, sao bạn có thể biết chắc chắn là đây là điều họ thực sự cần?

Tất nhiên khi bạn tht s từ bi, thì hai câu này quá dễ để trả lời. Vấn đề là không chỉ người được giúp mà còn tất cả những người khác cũng sẽ trả lời giùm bạn luôn. Không chỉ trả lời giùm, mà họ còn phát hoảng lên vì nghĩ rằng bạn chính là nhà độc tài vĩ đại nhất mọi thời đại, luôn áp đặt người khác phải theo ý mình. Mệt lắm.

Tất nhiên, trên tinh thần Phật giáo, họ có thể tự lựa chọn xem họ có cần quan điểm của bạn hay không. Giúp được gì thì giúp, ai nghe thì nghe không nghe thì thôi. Nhưng cũng giống như Jesus vậy, dù có bị ghét thì cũng không vì thế mà ông ấy thôi nghĩ tốt cho họ. Ông ấy vẫn cứ tiếp tục làm thứ cần làm, không bắt ai phải nghe ông ấy cả. Bạn cũng vậy, nếu họ không tin thì bạn cũng không bắt họ phải nghe mình. Nhưng dù bạn không bắt họ nghe, thì họ lại bắt bạn nói, mà dù có nói hay không thì họ vẫn không tin. Họ sẽ chỉ thấy rằng bạn chấp niệm, vì đúng là từ ngoài nhìn vào họ chỉ thấy bạn vừa không đồng ý với quan điểm của họ, lại vừa cần họ chấp nhận suy nghĩ của mình. Nhưng thật ra, chỉ là bạn thấy họ đang có quan điểm đang làm hại chính họ, và bạn thì lại có khả năng giúp.

Hai câu hỏi đó sẽ là khởi đầu cho một loạt những nghi ngờ trời ơi đất hỡi mà mình thề là ngay cả người có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng không thể nghĩ nổi sao mà người ta lại nghĩ ra được. Họ sẽ phạm vào vô vàn lỗi lập luận mà bạn sẽ thấy là vô cùng buồn cười. Nản nhất là ở chỗ bạn biết là bạn có thể trả lời được hết, nhưng bị hỏi đột ngột thì bạn không tài nào trả lời được. Đơn giản là vì nghi ngờ quá ư là không liên quan, mà nó lại nghe rất liên quan. Nó không liên quan là vì bằng trực giác bạn biết là những chất vấn đó chỉ đến từ sự phòng vệ, và người có đầu óc cởi mở sẽ không hỏi chúng, nên bạn không dành sự chuẩn bị cho chúng. Nhưng nó cũng lại liên quan vì quả thực bạn cũng muốn ngẫm nghĩ chúng để chắc ăn là mình không sai. Nên thành ra mỗi lần bị chất vấn bạn đều ở trong trạng thái thiếu chuẩn bị, dù bạn đã chuẩn bị rất kỹ.

Cái này thông qua hình thức trả lời online thì được, chứ trả lời trực tiếp thì thú thật mình cũng bó tay. Trường hợp của mình, mình đã phải lập hẳn một cái FAQ dài cỡ 20 trang, mà lúc nào cũng ở trong tình trạng không chuẩn bị kịp là đủ hiểu rồi. Bạn sẽ phải kiên nhẫn lắm luôn.

Xác định thái độ từ bi cũng chính là xác định thái độ bị hiểu lầm

Khi xác định thái độ từ bi, nghĩa là bạn đã có quyết tâm làm người tốt và tuân thủ logic. Để đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi thì bạn đã phải tự kiểm tra bản thân không biết là bao nhiêu lần. Bạn chẳng bắt họ phải nghe suy nghĩ của mình gì cả, chỉ là khi họ bắt bạn nói thì bạn mời họ cũng thử dùng logic để thấy rằng đây hoàn toàn là tốt cho họ thôi. Họ luôn khẳng định là họ biết nghĩ cho người khác và dùng lý trí để suy xét, nhưng họ lại không thể nào xử lý nổi thông tin bạn đưa ra. Họ sẽ không nhìn vào bằng chứng, nhưng lại kết luận là bạn không có bằng chứng. Sự mâu thuẫn đó làm bạn không thể nào không thấy buồn cười được. Mà bạn càng cảm thấy buồn cười, thì bạn càng cảm thấy ngán ngẩm không muốn giải thích gì thêm.

Bạn chỉ có thể làm xong việc khi người kia chịu lắng nghe không định kiến. Nhưng làm sao để họ chịu lắng nghe không định kiến trong khi họ đang không chịu lắng nghe và có định kiến? Bạn sẽ phải xuống nước, phải mềm mỏng, phải dỗ dành. Nhưng bạn đâu cần họ quan tâm tới bạn, bạn chỉ cần họ quan tâm tới vấn đề của chính họ thôi mà? Họ có quan tâm tới bạn hay không thì liên quan gì? Chỉ vì bạn không nỡ bỏ mặc họ, mà họ lại càng có lý do để tin là bạn còn mắc kẹt. Haizz.

Lời khuyên cho những ai có ý định từ bi với một người đang ghét mình là tập thói quen ghi chú cẩn thận. Sau nhiều lần thử nghiệm thì mình thấy OneNote và Google Keep dùng rất thích. Zoho Notebook cũng có vẻ khá tốt, nhưng app trên điện thoại giựt quá nên chắc chỉ ai có điện thoại xịn mới chạy nổi.

Dù sao nếu bạn có quyết tâm rất lớn trong việc giúp họ thoát khỏi vấn đề, thì bạn phải có tình cảm rất lớn với họ. Trong quá trình giúp họ các yếu tố tâm lý sẽ phát triển, và bạn sẽ hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, mong đợi như bất cứ ai đang còn dính mắc. Nói như trong tâm lý học thì đây chính là mối quan hệ song đôi. Như đã nói ở phần trên, bạn có thể yên tâm mà làm, nhưng khi khi chúng nổi lên thì bạn phải tỉnh táo kéo mình về. Bạn cần phải bóc tách chúng ra và cắt đứt triệt để mong cầu của mình. Và bạn sẽ phải tập luyện hằng ngày, để khi có dịp tiếp xúc với họ thì bạn lạnh như băng, và sự mong cầu sẽ không nổi lên làm nhiễu thông điệp của bạn. Bạn phải đảm bảo thật chắc chắn là hành động và sự quan tâm của bạn dứt khoát và khoan thai như một người chỉ có duy nhất sự từ bi dành cho họ thì họ mới tin. Sẽ là tốn thời gian đấy.

Xem thêm: What is the view of Buddhism in correcting others’ view in spite of their willingness to accept it?

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 3

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply