Từ việc hỗ trợ Kendy đến Patreon và tâm lý của con người về tiền

Categorized as Meta

Tóm tắt

  • Trước 15h ngày 8/6 Kendy cần có 11tr để có thể có thời gian làm việc trong vòng 1 tháng
  • Để đáp ứng được nhu cầu này, những cuộc trò chuyện với QC về sau sẽ có gợi ý đóng góp
  • Patreon quảng cáo theo ngôn ngữ của kinh tế quà tặng, nhưng cách vận hành lại theo kinh tế thị trường
  • Tiền tuy là một công cụ rất tiện để trao đổi nhu cầu, nhưng nó không phù hợp với tâm lý con người

Kendy là ai?

Kendy sinh năm 1993. Nhà có một người em chậm phát triển, và lương hưu bố mẹ thì không đủ sống. Một vợ một con. Quê ở Nha Trang, quê vợ ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trước đây Kendy làm trong ngành xây dựng. Ngành này thì phải nhậu rất nhiều để có mối quan hệ, nếu không thì công việc không trôi chảy được. Thấy làm trong đây không phải là tương lai mình muốn nên bỏ nghề.

Theo lời kể thì Kendy bị lừa nhiều lần, đến nỗi tưởng đã bị gặm đến trơ cả xương rồi mà vẫn có người tìm cách lừa cho bằng được. Tuy nhiên vẫn cố gắng giữ vững giá trị sống của mình là không làm hại người khác. Hiện tại tổng số nợ gần 1.5 tỷ. Sau khi khất được những người có thể khất thì hằng tháng phải trả gần 40tr. Mỗi ngày 5 và ngày 20 hằng tháng phải trả 20tr.

Trước đây vợ chồng Kendy để con ở nhà ông bà ngoại (aka bố mẹ vợ) để có thể đi làm trên thành phố. Nhưng do bà ngoại của vợ Kendy mới bị té gãy xương phải phẫu thuật, nên ông bà phải chăm. Mà như vậy thì con không ai chăm được cả, nên phải đem lên sống với ba mẹ ở TPHCM. Mà như vậy thì không thể làm việc được gì cả.

Để có thời gian xử lý nợ, xử lý cắt nợ, xây 1 hệ thống quản lý nợ và chi tiêu, và làm những công việc khác, thì Kendy chỉ còn cách kiếm người trông giúp. Khi nào con chưa được gửi thì bạn ấy gần như phải chăm con từ 5am – 11pm, mà ngủ đêm cũng phải tỉnh dậy nếu con giật mình. Mà con thức thì cũng không liên lạc nói chuyện được gì.

Hiện tại cũng đã có gửi con vào nhà trẻ, nhưng thời hạn nộp tiền quá gấp. Nếu không có tiền trước 15h ngày 8/6 thì không biết còn được nhận không. Số tiền cần có chính xác là 10.750k gồm:

  • Học phí 1 tháng: 4tr
  • Cơ sở vật chất: 2tr
  • Ăn + thuốc men: 1tr
  • Camera: 300k
  • Một vài thứ khác

Tình hình của bé: chưa quen môi trường môi trường mới, hiện sáng nào cũng quấy khóc đòi về, nên Kendy phải liên tục đi đi về về đón để bé dần quen. Kiểu như đang quen với ba mẹ, giờ vứt ở một môi trường mới cần thời gian rất dài để thích nghi, nên bữa giờ cứ 7h gửi là khóc đến 10h, cô giáo gọi đón về.

Quả Cầu sẽ làm gì?

Để góp phần giải quyết vấn đề nợ một cách triệt để, bọn mình đang hỗ trợ xây dựng một mô hình kinh doanh. Kinh doanh gì thì cũng không dám nói ở đây. Nếu bạn có thể làm cho tụi mình cảm thấy bạn không có ý định chôm ý tưởng mà chỉ muốn giúp đỡ Kendy thì bọn mình sẵn sàng chia sẻ chi tiết. Nhưng có thể bật mí là nó liên quan đến nhân văn số (digital humanities).

Về vấn đề cần tiền nhanh để có tiền gửi con, bọn mình làm bài viết này. Thực tế, như lời Kendy nói, là bạn đang có cách xoay sở 1/3 khoản nợ tổng, và sẽ có cách để trả số tiền 11tr này trong khoảng 3 tuần tới. Tức là bọn mình cũng có thể hỏi bạn bè vay tiền cũng rồi sau đó khi Kendy trả tiền thì bọn mình trả lại cũng được, nhưng có lẽ cách bền vững hơn là kêu gọi những khoản đóng góp không ràng buộc gì.

Với những cuộc hẹn gặp mặt, nói chuyện, tư vấn, diễn thuyết sau này, bọn mình sẽ có một gợi ý bạn hỗ trợ cho Kendy với số tiền tối thiểu là 200k. Chủ đề sẽ là bất cứ thứ gì các bạn hứng thú. Bạn có thể tham khảo thêm các chủ đề trong Quả Cầu. Bạn có thể chọn nói chuyện riêng, nhưng nếu không có vấn đề gì thì bọn mình cũng khuyến khích cho mọi người cùng tham gia cho thêm nhiều góc nhìn và sự tương tác.

Đây là danh sách những người đóng góp cho Kendy:

Các đóng góp xin gửi vào đây:

  • Nguyễn Hữu Lộc
  • 0777.85.00.94
  • TPBank

Tất nhiên đây không phải là Kendy, chứ không thì mình đã nói thẳng tên của bạn ấy ra rồi. Bạn này sẽ giúp quản lý các nguồn tiền cho Kendy, để Kendy tập trung vào làm việc

Xem thêm: Truyện ngụ ngôn về những người mong đợi

Từ Patreon…

Có thể bạn có nghe nói về Patreon, một nền tảng gây quỹ cho những người làm sáng tạo nội dung. Trên Patreon có những hạng mức đóng góp, hạng càng cao thì càng có nhiều quyền lợi hơn. Hạng mức nhỏ thì được một lời cảm ơn, hạng mức vừa thì được đọc các bài viết độc quyền, còn hạng mức lớn thì được một giờ nói chuyện trực tiếp với tác giả. Nhưng nếu bạn nhìn lại, bạn sẽ thấy việc này gần với một cuộc mua bán hơn là ủng hộ. Tức là, sự vận hành thực chất của Patreon gần với kinh tế thị trường, dù nó sử dụng ngôn ngữ của kinh tế quà tặng để quảng cáo.

Trong bài viết Nhìn lại năm 2020 khi làm một nhà nghiên cứu độc lập của Andy Matuschak, anh có đưa ra biểu đồ về số lượng người ủng hộ anh trên Patreon (patron) như sau:

Lượng tăng đột biến vào tháng 5/2020 là khi anh quyết định sẽ viết thêm nhiều bài viết độc quyền chỉ những ai ủng hộ mới có. Và khi phỏng vấn trực tiếp những người ủng hộ tiền qua email, thì lý do “Để được đọc các bài viết độc quyền” chỉ chiếm vị trí thứ 2. Chiếm vị trí thứ nhất là một nhóm các lý do tương tự nhau và có thể quy lại về thành “Muốn sản phẩm mà tác giả đang làm hoàn thành sớm hơn”. Còn về lý do để ủng hộ những gì tác giả đã làm như một lời cảm ơn? Anh ngạc nhiên là nó rất hiếm khi là động lực để một người ủng hộ.

Nên khi bọn mình đưa ra một số tiền gợi ý cho những cuộc trò chuyện sắp tới không khác gì ra giá cả, thì không phải là từ nay bọn mình sẽ kinh doanh hiểu biết của bọn mình, mà là vì hiểu rằng thực chất thứ khiến các bạn có động lực trả tiền mạnh mẽ không phải là lòng thương người, mà là những sản phẩm trong tương lai bọn mình có thể đem tới cho các bạn nếu có thêm Kendy. Bọn mình không kêu gọi bạn thương Kendy; bọn mình kêu gọi bạn đầu tư vào bọn mình, để bọn mình làm ra những sản phẩm mà nếu bọn mình không làm thì không ai làm cả.

Một số người cũng nhận ra được sự méo mó của việc ủng hộ trên Patreon này, và không muốn những người ủng hộ nghĩ theo hướng “OK tôi đã đưa tiền cho bạn. Giờ bạn hãy nói chuyện với tôi trong một tiếng đồng hồ đi”. Với Henry Zoo, anh đưa ra những mức giá để làm những điều mà không cần tiền anh cũng tự mình làm. Ví dụ như:

  • Trả $7/tháng để chơi boardgame với tôi
  • Trả $11/tháng để chơi bóng bàn với tôi
  • Trả $25/tháng để ăn thịt nướng với tôi
  • Trả $50/tháng để đua xe với tôi

Với anh, chúng chỉ là những thứ ngẫu nhiên. Anh không ra giá cho sở thích của mình, mà đó chỉ là cái cớ để mọi người góp tiền mà thôi. Anh muốn tạo cảm giác vui vẻ hết mức, và nếu ai không góp tiền thì cũng không phải áy náy gì cả. Họ có thể đua xe với anh hoàn toàn miễn phí.

Bọn mình cũng sẽ áp dụng như thế.

Nếu đối tượng quyên góp tiền cho bạn không phải cá nhân mà là doanh nghiệp, hãy đọc bài viết này của Hà Lemmy: Chiến dịch CSR hài lòng nhất?

…đến tâm lý của con người về tiền

Tiền có nhiệm vụ làm trung gian cho việc trao đổi nhu cầu. Vấn đề là nó là một hình thức vật chất, còn nhu cầu là một trạng thái tinh thần. Việc chuyển đổi một trạng thái tinh thần sang một hình thức vật chất như này phải nói là rất rất tiện, nhưng một nhược điểm của nó là việc chi tiền làm tâm lý con người bị đau. Vì cảm giác mất mát là cảm giác tiêu cực. Có một thí nghiệm cho thấy con người thà không bị mất $100 còn hơn có được thêm $150. Trong khi đó, cảm giác đáp ứng nhu cầu người khác lại là cảm giác tích cực. Sự giúp đỡ người khác làm con người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Thật thú vị khi thấy một công cụ được sinh ra để chúng ta có thể hợp tác trên quy mô lớn hơn là tiền lại tạo cảm giác phải cạnh tranh để có tài nguyên hơn là hợp tác để có nhiều tài nguyên hơn.

Chưa dừng lại ở đó, cảm xúc không chỉ khiến ta nhớ tốt hơn, mà còn điều hướng những suy nghĩ tự động. Thế nên là, mặc dù có thể khi đọc bài này trong bạn cũng có mong muốn giúp đỡ, nhưng chỉ cần nghĩ đến bước tiếp theo của việc giúp đỡ là mở tài khoản ngân hàng thì tim bạn lại nhói đau. Bạn sẽ phải chiến đấu với cái cảm giác vô lý đó, và việc đó cũng mệt mỏi. Nên bọn mình muốn không chỉ là khơi gợi lòng trắc ẩn ở trong bạn, mà là muốn bạn nhìn thẳng vào cảm giác mất mát giả tạo đó. Bọn mình muốn các bạn hiểu rằng các bạn không đóng góp tiền gì cả. Giả sử như số tiền bạn định cho bằng 3 tiếng lao động của bạn. Thì 3 tiếng đó chính là số thời gian bạn cùng với Kendy tạo ra những điều có ý nghĩa cho cả hai, để cả hai cùng phát triển.

Nhưng hay hơn cả, là có một cách thức để trao đổi nhu cầu mà không dùng tới tiền ngay từ đầu. Những thảo luận về nền kinh tế không dùng tiền đã có từ lâu, và công nghệ để đáp ứng nó cũng có từ lâu. Quả Cầu đang thử xây dựng mô hình này dựa trên Obsidian. Để biết thêm chi tiết xem tại Từ việc lưu dữ liệu tại chỗ đến sự hợp tác đa phương và liên ngành và nền kinh tế không dùng tiền


Tóm lại, 2 phần đầu của bài viết này nhằm cung cấp thông tin về Kendy và kêu gọi hỗ trợ Kendy. 2 phần sau sẽ có nhiệm vụ vô hiệu hoá cảm giác mất mát giả tạo đến từ việc sử dụng tiền làm trung gian cho các trao đổi nhu cầu. Nếu điều đó thất bại, thì well, hãy xem đây như một bài viết như bao bài viết khác.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply