Lan tỏa tinh thần phản tư với mọi quan điểm của mình, trân trọng người khác tuyệt đối, tò mò với điều khiến mình sợ hãi, và dũng cảm cắt đứt điều gây hại
Dự án đóng góp dịch thuật từ cộng đồng phổ biến nhất hiện nay Wikitionary có những nhược điểm sau:
Không có đất để giải thích tại sao thuật ngữ lại hợp lý cho lĩnh vực này, lại không hợp lý cho lĩnh vực khác
Không giải thích được tại sao thuật ngữ cũ lại không nên sử dụng
Và quan trọng nhất: không chú trọng đến việc thảo luận, bình chọn và giới thiệu các phiên bản dịch khác nhau
Dự án sẽ giúp người dùng dễ dàng khảo sát sự hình thành, phát triển và chấp nhận của thuật ngữ. Nếu bạn đã biết về các trang như Reddit hoặc Stack Exchange thì cách hoạt động cũng tương tự. Điều này các diễn đàn, nhóm Facebook vừa khó làm được vừa tản mát.
Workflow người dùng
Tìm các cách dịch có sẵn, từ từ điển thông thường và các từ điển chuyên ngành khác
Hiểu được nội dung của nó, rồi tạo ra thuật ngữ mới
Lý giải tại sao nó lại phù hợp trong lĩnh vực X. Đưa ra ví dụ
Cộng đồng bình chọn các đề cử tốt nhất
VD: Heuristics có thể dịch là mẹo vặt, lối tắt, kinh nghiệm dân gian, nhưng trong ngành khoa học nhận thức thì nó nên được dịch là gì? Tại sao?
Những lĩnh vực chuyên ngành liên quan
Kỹ thuật thư viện
Lập trình: quản lý cơ sở dữ liệu, thiết kế web
Ngôn ngữ học: từ điển học
Khoa học nhận thức
Community building
UX
Lộ trình
Tìm hiểu kỹ hơn về Wikitionary, ProZ, Area 51 Stack Exchange xem có nhất thiết phải xây dựng mới hay không.
Lập team
Quảng bá
Hiện tại mình không có thời gian để làm chuyện này. Ai thấy ý tưởng hay cứ lấy tự nhiên. Nếu bạn lập nhóm thì mình cũng sẽ tham gia đóng góp.
Let’s say you have a 13” laptop screen. You will be quickly overload with the number of programs you need to open. The simplest way to manage screen estate is just buying a separate 19” screen. But if you can’t/don’t want to, the solution is to install a multi desktop program.
Auto assigning programs to their appropriate desktop,
Lots of addons
A tray icon indicating which desktop I am
Here is how I set things up:
Desktop 1: source (PDF) and translation (Word) in half screen
Desktop 2: References:
Browser: research, English word definition
Dictionaries:
Word:
PDF: 2 columns
Dùng windows + trái, phải để tách màn hình, giảm gián đoạn mạch suy nghĩ, giảm thao tác
Word vs CAT
At first, it seems that CAT is much better than Word for translation. I mean, if it’s not better, then why do people have to invent it? However, for non-technical translation, in which a term may have different translation options, each of them has different subtleties, then relying on term base or translation memory may not be appropriate. It is possible that for a same word within a same book you have to use different translations for it.
Disadvantages of Word over CAT:
No parallel scrolling between source and translation. This can be mitigated by writing a script
No track change, no record track change, no comment to read
No tags for printing
Disadvantages of CAT over Word:
Ultimately, you need to export the document to Word make use of comments and track changes
Term base and translation memory are not suitable when a single word needs to be re-translated every time
Segmentation breaks inter-paragraph flow (for texts whose meanings can change depending on its typography)
If you want to support open-source software, note that Writer has issues with footnotes in large documents though. I once lost a work because the format suddenly corrupted and couldn’t be opened.
But for technical works, I recommend using CAT over Word.
AutoHotKey
Dịch Việt Anh thì không ai bằng từ điển Việt Anh của Viện Ngôn ngữ học:
Nhiều khi thấy Google Translate hay Bing Translate cũng nghĩ ra nhiều từ thú vị phết. Không hẳn là nó dịch đúng, nhưng vì nó ngu ngu nên khơi mở được nhiều cách tiếp cận mới.
Dự án dịch máy tranonet dành riêng cho tiếng Việt (theo quảng cáo là hơn cả Bing Translate, Google Translate trong việc dịch thuật ngữ chuyên ngành)
Bộ sưu tập này có khoảng 100 file từ điển. Mình để chế độ tự do chỉnh sửa để ai có cuốn nào mới thì có thể đóng góp. Mình ưu tiên từ điển hoặc giáo trình nhập môn đại học để các bạn dịch nếu phải dịch một thuật ngữ ngoài chuyên ngành có thể hiểu thêm về nó.
Danh mục (bấm Ctrl+F để kiếm) :
Các ngôn ngữ khác
Các từ điển Tiếng Việt
Điện lạnh – Cơ khí – Thi công – Xây dựng
Điện tử – Tin học – Công nghệ thông tin
English – English dictionaries
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội: ngôn ngữ học, tâm lý học, triết học
Luật pháp – Nhà nước – Chính trị
Môi trường – Năng lượng – Hạt nhân
Ô tô – Tàu bè – Máy bay – Vệ tinh
Thể thao – Âm nhạc – Mỹ thuật – Du lịch – Thời trang
Mình có ý tưởng xây dựng một trang web để mọi người đóng góp và đánh giá các cách dịch của các thuật ngữ, cách hoạt động tương tự như Reddit hoặc Stack Exchange. Tuy nhiên hiện tại mình không có thời gian nên cũng chưa thể làm việc nghiêm túc với ý tưởng đó. Chi tiết đọc ở bài: Ý tưởng nền tảng dịch thuật ngữ.
Thống kê vui: cho tới nay bộ sưu tập đã có 15 ngàn lượt truy cập. Một nhà hát lớn có sức chứa khoảng 3000 người. Nếu tạm xem số người truy cập cũng gần bằng số lượt truy cập, thì phải mất 5 nhà hát để chứa hết số đó.
Dự án Quả Cầu được lập ra là để lan tỏa tinh thần:
Phản tư với mọi quan điểm của mình,
Trân trọng người khác tuyệt đối,
Tò mò với điều khiến mình sợ hãi,
Dũng cảm cắt đứt điều gây hại
Nếu làm được những điều đó, thì bạn sẽ có được những phần thưởng sau:
Có được niềm vui của việc tìm ra cái sai của bản thân
Nhìn ra được vẻđẹp của người khác dù họ không đáng tin đến bao nhiêu
Thấy được sự ngọt ngào của việc vượt qua được nỗi sợ
Những mất mát sẽ được hoàn lại nguyên vẹn, không một vết trầy
Ngoài ra dự án cũng khuyến khích các bạn có một hệ thống ghi chép. Như vậy bạn sẽ định hướng được điều mình cần làm, và không bao giờ sợ không biết mình phải làm gì.
Xkcd là một trang web truyện tranh mini của tác giả Randall Munroe. Là một người tìm hiểu nhiều về khoa học, mình đã tốn không biết bao nhiêu thời gian cho nó, vì đọc nó thực sự rất hài và rất thấm. Nhưng cái hay nhất của xkcd có lẽ là vì nó đã giúp độc giả nói lên được những cảm xúc mà họ không quen nói. Các nhân vật được blog Quả Cầu sử dụng như Cueball, Megan, Danish, Black Hat, Beret đều là các nhân vật trong xkcd. Vì những nhân vật này không có khuôn mặt, nên những gì mình hình dung đều có không gian để được phóng chiếu vào đó.
Randall Munroe từng làm trong bộ phận robotic ở NASA, nhưng chỉ được trong 6 tháng vì cảm thấy việc vẽ truyện tranh trên mạng vui hơn (và kiếm được nhiều tiền hơn). Tên của anh được đặt cho một thiên thạch nằm giữa Sao Hỏa và Sao Thổ: thiên thạch 4942 Munroe. Quả thiên thạch này nếu mà đâm vào Trái đất thì cũng đủ sức gây ra một cuộc đại tuyệt chủng tương tự như thời khủng long. May là nó không hướng về phía Trái đất. Năm 2013, tạp chí Wired xếp xkcd vào một trong những sự kiện/sản phẩm/nhân vật liên quan đến công nghệ nhưng gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế, chính trị, xã hội thế giới trong 20 năm qua, cùng với Mùa xuân Ả Rập, Steve Jobs, Bill Gates, Sheryl Sandberg, và WikiLeaks.
Giới thiệu về Wired: đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ của Mỹ, với khẩu hiệu “Nơi ngày mai được nhận ra” (where tomorrow is realized). Khái niệm “crowdsourcing” cũng là do tạp chí này đặt ra.
Danh sách ở trên còn có cả… pornography 🤣
Quan điểm của Munroe về internet như sau: “Internet hay ở chỗ là bạn không dễ bị nhận ra bằng một người đã được lên TV”. “Nếu tính theo số lượng thì rất nhiều người có thể biết về tôi, nhưng họ sống rải rác khắp nước Mỹ và thế giới.”
Dưới đây là một số tranh của xkcd.
Bà mẹ đặt tên con mình là Robert'); DROP TABLE students;--. Đây thật ra là một dòng lệnh khiến cho toàn bộ dữ liệu của trường bị xóa. Bà ấy thực sự đặt tên con mình như vậy chỉ để chơi khăm nhà trường.
Cueball giơ tấm bảng ghi dòng chữ [Citation needed] ([Cần dẫn nguồn]) trong một buổi nói chuyện trước công chúng của một chính trị gia. Trong Wikipedia, dòng chữ này là một thẻ được dùng để đánh dấu những ý thiếu dẫn chứng. Cueball thay vì giơ biển phản đối hay ủng hộ chính trị gia này thì lại dùng thẻ này.
Nhưng dấu ấn của xkcd không chỉ ở mấy tranh hài mà còn là ở những tranh lãng mạn:
Bức tranh này là một ẩn ý. Để thấy được ẩn ý này bạn cần vào link gốc để xem: https://xkcd.com/1110/
Vợ của Munroe bị ung thư vú, nên anh vẽ tranh này để mọi người hiểu thêm về ung thư. Xem ảnh gốc: https://xkcd.com/931/
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?
Munroe có một hòm thư để độc giả gửi những câu hỏi kỳ lạ nhất có thể, và anh sẽ cố gắng trả lời chúng một cách khoa học và hài hước nhất có thể. Các câu trả lời như vậy được tập hợp vào sách “What if?”. Sách đã được Nhã Nam dịch sang tiếng Việt dưới cái tên “Nếu…thì?”, và mình có tham gia biên tập cuốn này.
Một đoạn phỏng vấn tác giả không được đưa vào sách, nhưng mình thấy có lẽ là nó toát lên toàn bộ thế giới quan của tác giả:
Một vài câu hỏi mà tôi thích đến từ trẻ con. Tôi nghĩ đôi khi người lớn quá chú trọng đến những kịch bản tạo càng nhiều sự phá hủy càng tốt. Khi ấy, tôi có trả lời thì cũng chỉ tô thêm vào những gì họ đã miêu tả, nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Trong khi trẻ con lại gửi những câu hỏi thật sự kỳ lạ nhưng vào thẳng vấn đề (“chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một tòa nhà cao một triệu tầng?”). Tôi thích như vậy hơn, vì khi tôi trả lời, chúng thường đưa tôi đến những điều không lường trước được. (fivethirtyeight)
Bìa cuối mình viết lúc kiến thức không được vững vàng lắm nên nghe triết lý cao siêu 🤣. Nếu được thì mình sẽ viết lại thế này:
Bạn đang có một câu chuyện hay ho thú vị, và muốn nó được kéo dài mãi mà không cảm thấy chán? Hãy đặt câu hỏi. Đặt thật nhiều vào. Trả lời chúng tất nhiên là tốn công tốn sức, và rồi sẽ có lúc bạn cảm thấy hoang mang. Nhưng nhờ thế, bạn sẽ thấy thật yên tâm với những điều hiện tại. Nhưng hay hơn cả, là đặt câu hỏi cho những điều tưởng như không bao giờ tồn tại. Lúc đấy, dù điều gì có xảy đến thì ta cũng có thể cười thật rạng rỡ, vì ta đã có trong tay vô số lối đi để tiếp tục cuộc hành trình.
Nói thêm một chút về cái tên. Bìa gốc tên là What if?, dịch sát thì phải là Chuyện gì sẽ xảy ra nếu?. Đồng ý rằng tên này dài, nhưng mình nghĩ nó hay hơn tên Nếu... thì? hơn nhiều. Nếu... thì? chỉ đơn giản là sự thắc mắc, khám phá một vấn đề gì đó. Còn Chuyện gì sẽ xảy ra nếu? còn hàm nghĩa dám đối diện với thứ mình cho là vô lý, và dám đánh đổ những gì mình tin là chân lý. Hy sinh cái nghĩa như vậy cho một cái tên ngắn, mình thấy thật không đáng.
Thật ra mình cũng hiểu là một người biên tập viên tốt là một người có thể mạnh dạn cắt bỏ những gì không cần thiết. Mình chỉ muốn nói là ở trường hợp này nếu lựa chọn cách dịch như vậy thì sẽ có những lớp nghĩa như vậy bị mất đi. Nhờ những lớp nghĩa đó mà độc giả mới có cơ hội được tự mình khám phá ẩn ý của tác giả. Nếu bỏ chúng đi, đồng nghĩa với việc họ bị tước bỏ niềm vui được mở ra những góc nhìn mà trước đây họ chưa từng có.
Hậu kiểm
Sách in ra bị lỗi hơi nhiều, có lẽ là do mình dùng Libre Office chứ không phải Microsoft Office. Quả thật muốn ủng hộ phầm mềm mã nguồn mở cũng khó, khi mà nó bị lỗi tùm lum. Ngoài ra một số chú thích mình cũng muốn viết lại cho dễ hiểu hơn.
Cách đọc: [trang] [vị trí]: [sửa đổi]. ct là chú thích.
34 hình
36 hình
41 ct: độ rờn rợn
73 ct
74 ct: Star Wars
104 chú thích (2), (3) ở trên
130 ct: Ví dụ để lưu số 600000 cần 6 ngăn nhớ trước dấu phẩy, để lưu số 0.00005 cần 5 ngăn sau dấu phẩy. Nếu muốn máy tính lưu được cả hai con số đó thì cần tổng cộng 11 ngăn. Nhưng nếu biểu diễn chúng dưới dạng lũy thừa (6×10⁶, 5×10⁻⁵) thì chỉ cần 3 ngăn là đủ. Một ngăn cho cơ số, một ngăn cho số mũ, còn một ngăn cho dấu của số mũ. Điều này giảm tải cho bộ nhớ rất nhiều
142 ct3: do gặp sự cố
186 ct: Star Wars
187 công thức
149 ct: dù vậy súng hơi → dù súng hơi…
172 ct: (thật ra không có lực ly tâm, mà chỉ có lực hướng tâm. Nhưng khi ở hệ quy chiếu bên ngoài quan sát, ta sẽ thấy vật chuyển động ly tâm, mà mọi người thường gọi nhầm là lực ly tâm. Tác giả thay vì chú thích cho đàng hoàng thì lại cố tình làm độc giả rối thêm – ND)
198 ct: đừng bao giờ đùa với nhân viên khám nghiệm tử thi.
201 công thức
208 ct: (chính xác là
215 ct: (gọi là trinh sản)
228 công thức
230 ct: các hình ảnh trong phim Star Wars
236 ct: ND
243 chú thích (2), (3) ở trên
249 ct: Ping là độ trễ truyền gói tin, là khoảng thời gian từ lúc máy A chuyển lệnh cho tới khi máy B nhận được lệnh. Ping tốt có giá trị từ vài đến vài chục milli giây. 80 triệu milli giây là khoảng một ngày, nghĩa là một câu chat phải mất ít nhất là 2 ngày mới nhận được trả lời. – ND
250: bộ con sóc? Nên gọi là bộ đồ lượn thì hay hơn
326 ct
331: gạch ngang
344: siêu thanh
Cục sạc
thống nhất đơn vị là TLMG hay MIPS. Mình thì nghĩ đơn vị đo lường thì không nên dịch. Chỉ cần ghi “(million inputs per secone – MIPS)” là được.
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bộ sưu tập này. Để gây quỹ cho dự án Quả Cầu, mình xin được phép thu phí truy cập là 50.000 VND. Bạn có thể làm theo hai cách sau:
Chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của mình. Bạn vui lòng gửi cho mình hóa đơn thanh toán vào email lyminhnhat911@gmail.com để mình gửi bạn link truy cập.
Thanh toán bằng tài khoản PayPal hoặc thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MasterCard). Bạn sẽ có link truy cập ngay lập tức sau khi hoàn tất thanh toán. Số tiền phải trả là $2.
Chủ tài khoản: Lý Minh Nhật
Ngân hàng: Vietcombank chi nhánh Bến Thành
Số tài khoản: 033 1000 438 307
Vui lòng ghi theo cú pháp: BSTTDCN_tên người gửi_email_lời nhắn