Chị Nguyễn Đan Khanh gửi: hãy giữ niềm tin sống như một người trẻ mới bước vào đời

Categorized as Khi sự giúp đỡ trông như cưỡng ép, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged

Những câu nói mà tôi hay nghe nhất từ ngày tôi lớn: “Đời không như phim”, “Trên đời không ai thiệt tình nữa hết”, “Có tiền có quyền/ Có tiền có tuốt/ Người ta chỉ xem trọng người có tiền”, “Người ba xạo thì sống sung sướng, người thật thà cả đời lận đận”, và vân vân. Thông thường tôi không góp chuyện trong những đề tài như vậy. Tôi không có ý tranh luận cơ sở tâm lý của các hiện tượng xã hội. Tôi cũng hiểu, chỉ lời nói của một mình tôi không bì lại điều đã trở thành quan điểm của một phạm vi không nhỏ người trong xã hội, trừ khi tôi nổi tiếng (tiếc là tôi không phải!). Và trong quan điểm của tôi, những điều như thế nên làm nhiều hơn nên nói.

Tôi thấy trong lĩnh vực sáng tạo có một câu rất hay: giữ óc sáng tạo như những đứa trẻ lên ba. Quan điểm xã hội của tôi cũng gần giống thế: giữ niềm tin sống như một người trẻ mới bước vào đời, giữ liều lĩnh sống như kẻ đã đi đến đường cùng.

Tôi tin vào những gì xem thấy từ phim ảnh cũng hiện hữu ngoài đời sống thực. Trừ thể loại viễn tưởng, thông thường ta không thấy phim giống với đời, bởi vì trên phim, mỗi một điều được phơi bày ra với khán giả chỉn chu, tường tận. Góc nhìn phim ảnh là tổng hợp nhiều góc nhìn trong thực tế đời sống, mục đích truyền tải thông điệp nhất định của nhà làm phim. Cuộc sống mà ta trông thấy bằng đôi mắt của ta, đa phần thiếu bao quát, bởi mỗi một người, lẽ thường nhìn và kết luận sự việc từ những phương diện cá nhân. Đời nhiều góc khuất. Có bao nhiêu người sẽ theo sâu sát cho đến tận cùng tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của một ai đó khác không phải bản thân? Nhưng thường ta không nhận mình như thế. Ta gán sự thất vọng cho xã hội nhiều hơn.

Khi tôi kể câu chuyện về Hoàng với nhiều chi tiết ẩn chứa bên trong, (cùng với những N., những T., những cô hàng xóm, những bậc phụ mẫu như cha mẹ của em,…) có người thốt lên thật không tin nổi, có người lại thấy tôi như vừa kể ra cuộc đời của họ. Tôi thường trả lời, những điều như thế không hề hiếm hoi, chỉ là nhiều khi ta không tin vào khả năng hiện hữu thường tình của chúng.

Đối với lòng chân thành, tình thương yêu, tôi cũng nhìn tương tự.

Gần đây tôi quen vài người bạn mới. Các em có nhiệt tình sống, nhiệt tình yêu thương tôi rất khâm phục. Có em trăn trở cả điều lớn lao như là, làm sao thay đổi cái nhìn bi quan của xã hội về tình thương yêu thuần tuý giữa con người với nhau. Nghe vào đúng thật có chút vĩ mô, nhưng tôi tin vào những thế hệ trẻ mang theo trong mình hạt giống yêu thương.

Quả Cầu, bài này của em chị thích lắm nè. 😊

👉 Khi sự giúp đỡ lại trông như cưỡng ép

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply