Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged , , ,

Giả sử một người có một rối loạn tâm lý vì từ nhỏ chịu nhiều tổn thương. Người đó lớn lên và rối loạn của họ trở nên ổn định hơn. Trên con đường đó họ bắt gặp triết học Lão – Trang và cảm thấy đây đúng là thứ mình cần tìm. Họ sẽ như thế nào?

Người hiểu được triết lý đó vốn không phải là tầm thường. Họ vốn thông minh và sắc sảo. Với một người thông minh và sắc sảo, thì không khó để nhìn ra được điểm tích cực giữa những thứ tiêu cực. Độ đàn hồi (resilience) của họ rất tốt, và những tổn thương “tầm thường” sẽ bị bật lại ngay. Nói như Sơn Tùng, thì họ không phải dạng vừa đâu.

Thế nên, để đến mức một người không phải dạng vừa đâu bị rối loạn tâm lý, thì tổn thương họ nhận được hẳn là rất lớn. Vì chẳng có lý do gì một tổn thương tầm thường lại có thể bẻ gãy họ cả, nên nếu họ sụp đổ, thì tổn thương đó hẳn là vượt quá sức tưởng tượng của một con người. Ban đầu họ vẫn tin rằng rồi mọi thứ rồi sẽ qua thôi, rằng mọi chuyện rồi sẽ có cách, nhưng niềm tin trong họ bị xói mòn dần dần, cho tới một lúc họ bàng hoàng kết luận: họ không còn khả năng để hi vọng thêm một lần nào nữa rồi.

Khi đã kết luận là mình là một bông hoa chết, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ rùng rùng biến đổi. Kết luận đó giờ trở thành một xác quyết không thể lay chuyển, thấm đẫm vào trong từng chân tơ kẽ tóc của họ. Khi đã chấp nhận mình không bao giờ thoát khỏi vấn đề của mình rồi, thì họ cũng không còn động lực để sửa chữa nó nữa. Họ không còn quá buồn phiền vì có nó nữa. Cuộc sống của họ khi có rối loạn tâm lý cũng giống như một người què chấp nhận không có cánh tay. Việc không được lành lặn giờ là một phần của cuộc sống. Que sera, sera.

Nhưng mặt khác, mất tay thì không giống với việc có rối loạn tâm lý. Hoàn toàn không. Bất cứ nỗi đau nào, dù có lớn đến đâu, cũng chỉ có một lần. Còn rối loạn tâm lý là lp li. Nó dai dng. Nó tun hoàn. Không ai cứ hai ba tuần lại mất tay một lần. Không ai cứ một hai tháng lại mất đi một đứa con. Oán trách. Oán trách. Oán trách. Họ không thể nào ngừng oán trách bản thân, dù đã chấp nhận sự tồn tại của nó.

Nếu có ai đó, vì sự bao dung và trắc ẩn, muốn kéo họ ra khỏi hố sâu đó, họ sẽ cười buồn: “Tôi đã là một bông hoa chết rồi. Xin bạn hãy vì bản thân mà sống cuộc sống của bạn đi.” Nếu ai nhất định tiếp tục, nụ cười buồn đó sẽ thành cười phiền, vì rõ ràng là họ đã chết? Chẳng phải chỉ những kẻ ngây thơ mới tin rằng có thể làm được những điều bất khả sao? Thật khó chịu và phiền phức.

Khi họ bỏ đi thật xa, thì với họ rốt cuộc họ cũng tìm lại được một ít thanh thản cho bản thân. Họ mong mỏi được một lần để lại hết mọi mệt mỏi sau lưng. Nhưng khi họ nằm gác chân lên nhìn trời và lại thấy sau tất cả mọi chuyện họ lại thấy mọi thứ rõ ràng hơn cả, thì cũng là lúc sự oán trách lại kéo đến. Sự rối loạn đâu chỉ ở những lúc phát điên, mà còn ở những lúc họ không hề điên. Những lúc họ nhẹ nhàng, thư thái, thong thả, không lo nghĩ, là những lần cơn bão tiếp theo đang âm thầm kéo đến.

Chủ trương của Đạo gia là từ bỏ ham muốn kiểm soát, và để cho thứ gọi là Đạo dẫn dắt. Để nhận ra Đạo cần phải dùng đến trực giác. Nhưng rối loạn tâm lý làm họ không phân biệt được sự khác nhau giữa trực giác và cảm xúc. Trực giác sẽ đưa ta đến gặp đại đạo, nhưng cảm xúc sẽ tiếm quyền của nó. Vì bị nhầm lẫn, nên thay vì để trực giác dẫn dắt họ sẽ để cảm xúc dẫn dắt. Nhưng nếu chấp nhận chuyện để cảm xúc bên trong dẫn dắt, thì cũng chấp nhận những gì nó đem tới. Nếu bên trong muốn đay nghiến người khác, let it be. Nếu bên trong muốn nuông chiều bản thân, let it be. Nếu bên trong là một nơi trống rỗng và khô khốc, let it be. Nếu bên trong đòi hỏi vô lý quá quắt, let it be. Họ chấp nhận chuyện đó không phải vì không biết chúng sai, mà bởi vì họ đã chấp nhận mình là một bông hoa chết. Nếu đã chấp nhận sống chung với lũ, thì lũ cuốn đến đâu họ sẽ trôi theo đến đấy.

Họ biết mình không xứng đáng được yêu, nên sẽ tìm cách để bảo vệ người đang yêu họ. Họ sẽ đẩy họ ra, bảo rằng họ nên lo cho bản thân mình trước. Ai mà nghe được chắc sẽ bò lăn ra mà cười. Vì nếu thực sự hiểu được sự biến hóa của Tự nhiên, thì sẽ nhận ra mình đang luẩn quẩn với chính bản thân mình thôi.

Như bất cứ ai không còn biết phải tin vào điều gì, họ cần một người đáng tin dẫn dắt. Người có thể làm họ an tâm phải là người có thể nói với họ câu sấm sét này:

Dỏng tai lên mà nghe cho rõ này: tào lao bí đao

Khi nào họ nhận ra được những suy nghĩ của mình là luẩn quẩn, nhận ra rằng những điều họ đang sợ là tào lao bí đao, nhận ra rằng mình không phải là một bông hoa chết, thì họ mới đến gặp được đại đạo.

*       *       *

Hãy thử viết lại bài này theo một cách khác.

Có một thí nghiệm như sau: người ta nhốt một con chó và cho nó bị giựt điện nhẹ. Ban đầu nó tìm mọi cách để thoát, nhưng vì bị nhốt nên nó đành chấp nhận. Sau đó, người ta để nó ra ngoài cùng với những con chó khác và làm lại thí nghiệm. Mặc dù lần này nó không khó khăn gì để thoát cả, và nó thấy rõ ràng là những con khác có thể thoát khỏi sự khó chịu đó, nó vẫn chấp nhận chịu đựng. Người ta phải tự tay đưa nó ra khỏi nơi bị giựt hai ba lần nó mới nhận ra là có thể thoát ra được thật. Con chó đã học được rằng nó sẽ luôn bất lực. Chính sự bất lực học được (learned helplessness) này làm nó không chịu thoát, dù nó biết là nó làm được. Clip này miêu tả khá hay vấn đề này:

Khi một người bất lực nhưng chưa nhận ra họ đang bất lực, thì họ vẫn còn cố gắng. Và nếu cố gắng có khi sẽ thành công. Nhưng khi họ đã chấp nhận mình bất lực rồi, thì không thể trông mong họ tự giúp đỡ bản thân nữa. Chỉ có người ngoài mới có thể giúp được họ, còn tự bản thân họ đã đánh mất khả năng giải quyết nó.

Nỗi sợ là một thứ có sức mạnh ghê gớm. Việc ngồi đây mà nói là họ phải tự vượt qua này nọ là chưa hiểu được cảm xúc của họ. Vì là người thông minh, nên họ thừa biết những biện minh họ đưa ra chỉ là triết lý suông. Bảo rằng họ không có ý định muốn thoát khỏi nó là một sự thiếu tôn trọng họ. Nếu có thể đảm bảo chắc chắn là họ sẽ cắt đứt được nỗi sợ, thì họ nhất định sẽ làm.

Nhưng chính vì nỗi sợ có sức mạnh ghê gớm, nên nó sẽ chi phối toàn bộ quan điểm sống của họ. Họ là những người không bao giờ bỏ cuộc, nhưng thế giới quan của họ đã được điều chỉnh cho phù hợp với nỗi sợ đó rồi. Họ rất muốn hết sợ, nhưng nếu không ai giải thích thuyết phục được tại sao thế giới quan đó lại sai, thì họ cũng không biết tại sao phải từ bỏ chúng cả.

Rắc rối là Đạo gia, với tư cách là một trường phái triết học cổ vũ sự trung dung, không có gì là đúng không có gì là sai, sẽ rất dễ bị uốn bởi những quan điểm cố định (fixated) như thế. Nếu ai đó muốn giúp họ hết sợ, người đó phải cho họ thấy những quan niệm đó là để kéo dài nỗi sợ, chứ không phải để hòa mình với Đạo. Đạo gia, từ chỗ là nơi để nhận ra rằng chẳng có gì trên đời là đáng sợ cả, lại rất hợp để dung dưỡng những nỗi sợ đó.

Lý do nó dễ bị uốn là vì cách tư duy của Đạo gia là cách tư duy dựa trên sự biến đổi nghĩa của từ. Chính vì khả năng biến đổi nghĩa của từ mà nó có thể chỉ ra khi nào tốt hóa thành xấu, và xấu hóa thành tốt. Nhưng nghĩa của từ chỉ biến đổi khi và chỉ khi có một điều kiện cụ thể nào đó. Vấn đề là, sau quá trình đảo nghĩa đó, quá trình chú ý và trí nhớ ngắn hạn bước vào, làm cái điều kiện cụ thể đáng lẽ phải có đó bị mờ đi, trả lại nghĩa của chúng về vị trí cũ. Nếu ai không hiểu được cơ chế này, thì sẽ còn nhầm lẫn trong việc thực hành Đạo gia, và những gì họ nói chỉ là confirmation bias và thought-terminating cliché.

Phần tiếp theo sẽ đưa ví dụ để bạn thấy rõ hơn thế nào là sự biến nghĩa của từ, thế nào là trả nghĩa về vị trí cũ, và liên hệ của nó tới một loại rối loạn tâm lý khó chữa nhất. Phần sau đó nữa sẽ nói về chuyện khi một bông hoa chết có hy vọng vào một mối quan hệ thì nó như thế nào. Cái này ít Đạo gia hơn, nhưng vẫn có liên quan. Mời các bạn đọc tiếp.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3.6 / 5. Số lượt đánh giá: 9

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

1 comment

Leave a Reply