Ví dụ về sự tương tác giữa Đạo gia và rối loạn tâm lý

Categorized as Bất lực, bạo hành, tự quyết, can thiệp, Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged , , ,

Để ví dụ, tôi sẽ so sánh Đạo gia với một loại rối loạn tâm lý được xem là vô cùng khó chữa: rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định (EUPD). Một số người nổi tiếng mắc phải nó có thể kể đến: Amy Winehouse, Marilyn Monroe, Britney Spears, Công nương Diana, Angelina Jolie-Pitt, Zelda Fitzgerald, Thomas Wolfe, Adolf Hitler.

Lưu ý 1: đây chỉ là một ví dụ minh họa, dựa trên những gì tôi quan sát thấy ở một trường hợp cụ thể. Để những kết luận này có giá trị khoa học, cần phải thu thập mẫu với số lượng lớn (tức cần thêm nhiều đạo sĩ có rối loạn tâm lý).

Lưu ý 2: khi nói về “đạo sĩ” ý tôi chỉ là người có hứng thú và kiểu tư duy như Đạo gia, không nhất thiết là người dành cả đời cho nó. Có khi người chưa từng biết gì về nó cũng đã là đạo sĩ theo cách hiểu này. Đúng ra tôi nên dùng chữ “người có hứng thú với Đạo gia” là hợp lý nhất. Nhưng càng viết tôi càng thấy dùng từ này nó luộm thuộm và không đủ chiều sâu.

Những lúc thế này mới thấy tiếng Anh thật đơn giản, chỉ cần dùng “daoist” là xong.

Rối loạn này có 9 dấu hiệu nhận biết sau:

  1. Làm đủ chuyện điên rồ để không bị bỏ rơi, dù nó có thật hay chỉ là tưởng tượng
  2. Có các mối quan hệ (không nhất thiết là yêu đương) kịch tính và không bền vững. Khen thì khen tận mây xanh, chê thì chê mạt sát
  3. Không biết đâu mới thật sự là chính mình
  4. Bị kích động bởi những thứ có khả năng gây hại cho bản thân, ví dụ như rượu, tình dục, ăn trộm, lái xe bất cần đời, ăn vô tội vạ
  5. Lâu lâu lại cắt tay hoặc dọa tự tử
  6. Tâm trạng thay đổi thất thường và phản ứng cực đoan với những khó khăn chỉ mang tính tạm thời
  7. Luôn cảm thấy trống rỗng
  8. Thường giận dữ một cách vô lý hoặc quá quắt
  9. Hoang tưởng hoặc mất liên hệ với thực tại trong thời gian ngắn

Còn đây là một số quan niệm của Đạo gia, và mối liên hệ của nó với EUPD.

Biến hóa

Trời đất sinh cùng ta, còn vạn vật hòa làm một với ta

Gió thổi thì những lỗ ấy phát ra những tiếng khác nhau, có khi như tiếng nước chảy ào ào, có khi như tiếng tên bay vút vút; có khi như tiếng thú gầm, như tiếng thở nhẹ; có khi như tiếng người mắng mỏ, khóc lóc, than thở; có khi như tiếng chim ríu rít, như tiếng người đi trước hô, người đi sau đáp. (T vt lun 1)

Nếu tạo hoá muốn biến cánh tay trái tôi thành con gà thì tôi nhân đó mà gáy sáng; nếu biến tay phải tôi thành cây cung thì tôi sẽ nhân đó mà bắn con chim hào đem về quay; nếu biến đít tôi thành bánh xe, tinh thần tôi thành ngựa thì tôi sẽ nhân đó mà thắng xe.i tôn sư 3)

Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng:

– Lúc nãy anh cúi đầu, bây giờ anh ngửng đầu; lúc nãy tóc anh búi lại, bây giờ nó xoã ra; lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng; lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng, tại sao vậy?

Cái bóng đáp:

– Đó là những chuyện nhỏ, anh hỏi tôi làm gì? Tôi như vậy đó, không hiểu tại sao. Tôi như cái xác từ đó con ve sầu hoặc con rắn thoát ra. Các xác đó giống con ve sầu hoặc con rắn mà không phải con ve sầu hoặc con rắn. Khi có ánh lửa hoặc ánh nắng thì tôi xuất hiện; trong chỗ tối hoặc đêm tối thì tôi biến mất. Tôi có tuỳ thuộc hình thể không? Mà chính hình thể có tuỳ thuộc cái gì khác không? Hình thể qua lại, vận động, thì tôi cũng qua lại, vận động. Những qua lại, vận động đó đều do thiên cơ [do tự nhiên], có gì mà phải hỏi? (Ngụ ngôn 6)

Những người mắc bệnh kể lại rằng họ như con kỳ nhông, lúc nào cũng thay đổi cho phù hợp với môi trường. Có người thì chỉ biến đổi theo những người xung quanh (cách nói chuyện, sở thích, v.v.). Có người thậm chí còn thấy mình là gió, là mây khi nghĩ về gió, về mây. Không bao giờ họ là một con người cố định. Mà quả thực, Đạo gia cổ vũ việc đó.

Thứ họ cần nhất ở đây là biến đổi nguyên nhân ca nỗi sợ trước. Biến đổi nguyên nhân của nỗi sợ thì mình mới có thể biến đổi bản thể một cách trọn vẹn. Còn chỉ biến đổi bản thể của mình không thôi mà nỗi sợ vẫn còn đó thì chỉ là một hình thái khác của sự tránh né. Biến đổi như thế chỉ làm họ không biết mình là ai (dấu hiệu 3).

Thật ảo là một

Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.

Sống cũng là chết, chết cũng là sống, mộng cũng có thể là thực mà thực cũng có thể là mộng

Sau khi nhận ra rằng mọi thứ không có gì đúng không có gì sai, nó sẽ được quy nạp lên thành quan điểm thật với ảo là một, rằng những thứ trước mắt mình đều chỉ là mơ hồ, ảo ảnh. Điều này lại tương đồng với dấu hiệu số 9 của EUPD: mất liên hệ với thực tại. Nên mỗi khi bị mất liên hệ với thực tại, họ sẽ nghĩ là, à, chắc cái này là “Đạo”.

Chưa hết, để khám phá quan niệm đó thật trọn vẹn, họ sẽ chủ động quên những thứ cần phải nhớ, chủ động tự lừa mình, lừa người, chủ động nói chuyện úp úp mở mở, làm mình trở nên huyền ảo, bí hiểm trong mắt người khác, tất cả chỉ để thấy mọi thứ trước mắt mình hư hư thực thực. Với họ, đó là cách để đến gặp đại đạo, nhưng thực tế, đó cũng là cách để họ tránh né hiện thực. Họ đơn giản là đang gaslighting bản thân (tự inception chính mình). “Đạo”, lúc đó, là cái cớ thuận tiện để biện minh và thoái thác trách nhiệm. Nỗi sợ của họ, vì thế, không có cách nào giải thoát.

Thấy nỗ lực của người khác là buồn cười

Trong bài viết Trang T: Ngôi nhà cưi ca tâm trí (Zhuang Zi: A funhouse mirror for the soul), tác giả có miêu tả vấn đề này như sau:

Mi khi nói v Trang T, tôi đu cm thy không thoi mái, ht như vic tôi thy vic đoán ý ca bn mình ri thay h nói luôn không đưc hay cho lm. Và không phi ch có mình tôi là thy vy. […] Thy Trang […] có v đã thiết kế công trình ca mình sao cho mọi nỗ lc diễn gii nó đu b kháng li. […] Nhà Hán hc và dch gi Burton Watson đã tóm đưc cái cm giác này như sau: “Mi khi tôi ngi xung và c viết mt cái gì đó tht nghiêm túc v Trang T, tôi thy, đâu đó phía sau trong đu mình, Trang T đang cưi khùng khc vi nhng n lc khiên cưng và vô dng như thế

Sự chế diễu này, theo Trang Tử, là cần thiết, để họ có thể thấy được cái trí tuệ của học giả kia theo đuổi chỉ như ếch ngồi đáy giếng. Nhưng như đã nói trong bài Tại sao Đạo giáo lại đề cao sự học?, trong trường hợp này đơn giản là Trang Tử sai. Nếu nó kết hợp với sự phân ly trong dấu hiệu 2 (lúc khen thì khen tận mây xanh, lúc chê thì chê mạt sát), thì nó càng làm cho họ không thể tĩnh tâm nhìn vào nỗi sợ được.

Lười biếng

Đây là một bài thơ của Bạch Ngọc Thiềm, lấy trong sách Sng đp của Lâm Ngữ Đường, Nguyễn Hiến Lê dịch:

Đan kinh biếng đọc vì Đạo không phải ở trong sách
Tạng kinh biếng coi vì chỉ là cái bì phu của Đạo
Cái tốt của Đạo là trong sự thanh hư
Thanh hư là gì? Là suốt ngày như ngu
Có thơ mà biếng ngâm vì ngâm xong thì ruột héo,
Có đàn mà biếng gảy, vì gảy xong là hết nhạc
Có rượu mà biếng uống vì ngoài cái say còn có sông hồ
Có cờ mà biếng chơi vì ngoài nước cờ còn có can qua
Biếng coi núi khe vì trong lòng có hoạ đồ rồi
Biếng ngắm gió trăng vì trong lòng có Bồng Lai rồi
Biếng lo việc đời vì trong lòng có vườn ruộng nhà cửa rồi
Biếng hỏi nóng lạnh vì trong lòng có cảnh tiên ấm áp rồi
Dù tùng héo núi tan, ta cũng vậy thôi,
Cho nên gọi là “Am biếng nhác”, chẳng cũng đúng ư?

Để trả lời câu hỏi cuối bài thơ, tôi nghĩ, sai rồi. Phải gọi là “Am biếng nhác vì trong lòng đã hiểu ý rồi” mới đúng. Bạch Ngọc Thiềm không phải cái gì cũng biếng nhác; ông chỉ biếng nhác trong một điều kiện cụ thể. Nhưng khi người khác đọc bài thơ, thứ còn đọng lại chỉ là lười biếng chung chung. Hiểu ý quên lời nguy hiểm ở chỗ đó, vì một vài lời bị quên sẽ làm biến dạng toàn bộ ý, dù ý đó mình đã hiểu rất rõ.

Nói cách khác, đây là người ở Am biếng nhác:

Biếng coi núi khe vì trong lòng có hoạ đồ rồi

Còn đây là người ở Am biếng nhác vì trong lòng đã hiểu ý rồi:

Biếng coi núi khe vì trong lòng có hoạ đồ rồi
Nhưng vì biết họa đồ rồi sẽ có lúc xuyên tạc núi khe, nên thôi không biếng nữa

Vô dụng

Nam Bá Tử Kì tới đồi Thương, thấy một cây lớn lạ lùng, tàn nó có thể che cả ngàn cỗ xe bốn ngựa. Ông ta tự hỏi:

– Cây này là cây gì? Nó dùng được vào việc gì không? Từ dưới nhìn lên, những cành nhỏ cong queo của nó không thể xẻ thành cái đòn, cái ruờng nhà được. Ngó xuống, cái thân to lớn nứt nẻ, đầy mắt của nó không làm quan tài được. Liếm lá của nó thì miệng sẽ loét lỡ. Nó hôi thúi, chỉ ngửi thôi cũng hoá điên, mê sảng suốt ba ngày.

Rồi Tử Kì tự kết luận:

Cây đó thật vô dụng cho nên mới lớn được như vậy. Bậc thần nhân cũng cầu được bất tài như cây đó. (Nhân Gian Thế 6)

Việc tự vô dụng hóa bản thân không chỉ là để an toàn, mà còn là để những bản tính của mình được tự do phát triển. Trùng hợp là, những người có EUPD lại thường tự thấy mình vô dụng hơn người khác (do nhiều nguyên nhân kết hợp, không nằm trong các dấu hiệu được nêu).

Sự khác biệt ở đây là vô dụng kiểu Đạo gia là để tránh họa/vô vi, còn vô dụng của EUPD là vô dụng kiểu kém cỏi. Tương tự như từ “lười biếng”, Đạo gia chỉ trông như vô dụng thôi, chứ họ không thực sự vô dụng. Hai từ này là hai từ đồng âm khác nghĩa, nhưng họ sẽ không nhận ra được sự nhập nhằng đó, và sẽ không hiểu tại sao làm người vô dụng lại sai.


Đọc qua, ta có thể thấy những hiểu nhầm này khá buồn cười. Ai hiểu ý rồi thì sẽ thấy chúng khác biệt một trời một vực. Nhưng đó là do bạn dùng con mắt của người bình thường, chứ không phải của người đang có nỗi sợ. Nếu không thì ta sẽ rất bối rối không tài nào hiểu nổi tại sao lại có nhầm lẫn thế này. Muốn hết hiểu nhầm, không có cách nào khác là thể hiện suy nghĩ của mình dưới dạng viết, vì lúc đó ta không sợ quên, và từ sẽ không biến nghĩa nữa.

Giới thiệu, Kết luận

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply