Bàn làm việc Google Calendar

Categorized as Các buổi đáp ứng nhu cầu học lập trình

Bộ phận HR, marketing hoặc truyền thông nội bộ của công ty bạn muốn cập nhật các sự kiện trong năm để xây dựng nội dung nhưng việc cập nhật thủ công qua từng tháng, từng năm là một công việc mất nhiều thời gian? Việc nắm bắt xu hướng thông qua việc theo dõi các các sự kiện nổi bật trên các mạng xã hội như Facebook hay Tiktok rồi ghi chú thủ công trong Excel không đủ để bạn nhìn được số liệu dễ dàng và xem được sự kiện trong tuần hoặc trong tháng?

Quả Cầu mong muốn tìm gặp và giới thiệu cho bạn hướng khai phá khả năng quản lý thời gian thông qua một công cụ quen thuộc – Google Calendar, đó là là nâng cấp “cuốn lịch biểu” Google Calendar của bạn trở thành “bàn làm việc” Google Calendar.

“Bàn làm việc” Google Calendar là một bàn làm việc sử dụng Google Calendar như mặt bàn để tổ chức và quản lý thông tin về thời gian biểu ở quy mô lớn hơn. Quy mô này thể hiện qua khả năng kết nối các thông tin về sự kiện hay thời gian ở nhiều nền tảng web khác nhau và mang nó về Google Calendar của bạn. Điều này tạo ra những lợi ích lớn như:

  • NHANH: Tự động hóa việc cập nhật sự kiện nhờ liên kết giữa các nguồn dữ liệu
  • GỌN: Mở rộng giao diện quen thuộc và quản lý dữ liệu trực quan 

Vậy, nếu bạn có mong muốn hiện thực hoá điều này, Quả Cầu sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để hợp tác thực hiện thông qua việc đăng ký nhu cầu và tự định giá nhu cầu trong phiếu đăng ký dưới đây.

Về vấn đề đăng ký nhu cầu, Quả Cầu khuyến khích bạn nêu rõ lý do bạn muốn tham gia và đồng thời thiết kế lộ trình làm việc và kết quả đầu ra phù hợp với nhu cầu phát triển dự án cá nhân của bạn (nếu có) dựa trên gợi ý như sau:

  • Thời gian: 1 buổi (3-4 tiếng online/offline) để bạn cài đặt và hiểu công cụ + 2 tuần sau buổi đào tạo đầu tiên (hỗ trợ qua chat mỗi ngày và 2 buổi gặp mặt online/offline) để Quả Cầu trao đổi, tư vấn với bạn trong việc ứng dụng công cụ cho dự án cá nhân.
  • Nội dung:
    • Hiểu về cách các sự kiện được lưu trữ trên website
    • Cấu trúc website và ý tưởng của phương pháp lấy nội dung mình cần
    • Cài đặt và sử dụng các công cụ lập trình (Python, VS Code)
    • Hiểu về vật thể và API. Hiểu điều các công cụ lập trình đang cố gắng nói cho mình
    • Truyền dữ liệu lấy từ web vào Google Calendar

Kết quả đầu ra ví dụ:

Về vấn đề tự định giá, Quả Cầu cho rằng bạn nên được quyền quyết định giá trị của dịch vụ vì đây là dự án phục vụ nhu cầu và dựa trên thiết kế lộ trình làm việc của bạn. Với nhu cầu và thiết kế đó, Quả Cầu khuyến khích bạn đề xuất giá trị của dịch vụ này với đa dạng hình thức chi trả/trao đổi nhu cầu (ví dụ: tiền hoặc các tác vụ hỗ trợ Quả Cầu theo thoả thuận).

Sau khi xem xét các đăng ký, Quả Cầu sẽ lựa chọn để trao đổi và hợp tác với những nhu cầu phù hợp.

Đọc thêm các bài sau đây để hiểu hơn về ý tưởng này:

Thông tin liên hệ:

Rất mong được đồng hành cùng bạn.

Phiếu đăng ký nhu cầu và tự định giá nhu cầu

Phiếu đăng ký tham gia các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình
Nếu bạn có website cụ thể nào thì hãy ghi vào đây
VD: tương xứng về sự thoả mãn, tương xứng về công sức bỏ ra, tương xứng về thời gian bỏ ra, tương xứng về kết quả nhận được
Start Over

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply