Nghiên cứu khoa học phong cách truyện tranh

Categorized as Làm việc hiệu quả, Tài nguyên khác

Giới thiệu với các bạn poster cho khóa luận tốt nghiệp ngày xưa mình làm. Mình bắt đầu có ý tưởng này sau khi đọc xong bài này trên một blog chuyên đi phê bình poster khoa học, Better Posters. Với lại hồi đó trong SG có dự án Toa Tàu của anh Đỗ Hữu Chí cũng chuyên vẽ truyện tranh, mình cũng có đăng ký một khóa. Mình thiết kế nó với phong cách truyện tranh, vì nó ép tác giả phải từ bỏ cái đầu đậm đặc chữ nghĩa của mình (một điều tất yếu khi làm nghiên cứu) để giải thích sao cho một đứa trẻ cũng hiểu được. Điều này khó không khác gì bắc thang lên trời cả, vì không khác nào bảo hãy giải thích con voi là gì cho một người mù. Nhưng không phải là không thể, nếu ta cố gắng.

Dù sao thì cái tính truyện tranh ở đây cũng chỉ mang yếu tố mới lạ là cùng, chứ chắc chưa thể làm thỏa mãn các họa sĩ truyện tranh thực thụ được. Nó đã có các yếu tố cơ bản của truyện tranh như dẫn truyện, chia khung, nhưng nội dung bên trong thì vẫn chỉ có những ai trong ngành mới hiểu. Nếu ai muốn xem cách một chủ đề phức tạp được truyện tranh hóa sao cho dễ hiểu với mọi người thì phải xem bộ truyện The Google Chrome Comic của họa sĩ Scott McCloud. Nhưng dù sao mình cũng hy vọng việc nhân hóa con protein của HIV cũng làm người ngoài ngành hiểu được hai khung đầu trước khi đuối.

Một số poster khoa học phong cách truyện tranh khác:

Một triết lý tương tự cũng được áp dụng trong khóa luận chính. Mình thiết kế nó (ít nhất là phần giới thiệu) với cấu trúc hỏi hỏi đáp đáp. Cấu trúc này khiến cho văn bản trở nên biến hóa trong mắt bạn. Nếu như câu hỏi thể hiện sự lo âu (một nút thắt), thì câu trả lời sẽ đem lại sự yên tâm (một nút mở). Nhưng nếu bạn xem câu trả lời như một sự trì trệ của khoa học (một nút thắt), thì câu hỏi sẽ là một bước phát triển mới (một nút mở). Và như vậy, một câu trong văn bản sẽ là nút thắt hay nút mở tùy thuộc vào tâm trạng của bạn lúc đó. Mỗi lần bạn mở ra đọc sẽ đem cho bạn một cảm xúc khác.

Với cấu trúc như vậy, ranh giới giữa các nội dung bị xóa nhòa. Người đọc sẽ cảm thấy đây là một câu chuyện, còn với người có chuyên môn thì vẫn cảm thấy các yêu cầu được đảm bảo. Cả người đọc và người viết sẽ lần giở lại một phần lịch sử của vấn đề, và bỗng nhiên họ cảm thấy kết nối được với nhau.

Toàn văn khóa luận

Tóm tắt bình dân: Để một con HIV lớn lên cần một loại protein đặc biệt chuyên phân giải các protein khác, gọi là protease (giống như bào quan trong tế bào vậy). Chắc mọi người biết mấy con HIV thoát khỏi sự tấn công của bạch cầu vì nó có khả năng đột biến để cơ thể không phát hiện ra. Nhưng sự đột biến đó cũng có tác hại là làm cho protease này bị mất ổn định, dễ bị vỡ. Nghiên cứu này khảo sát xem đột biến nào gây bất lợi nhất cho nó để bào chế thuốc tấn công vào điểm yếu đó.

Tóm tắt chuyên môn: Tương tác tĩnh điện đóng vai trò quan trọng trong sự liên kết giữa protease của HIV-1 và phối tử. Hiểu biết về vấn đề này sẽ có nhiều ứng dụng trong việc tìm thuốc điều trị HIV/AIDS. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp Poisson -Boltzmann để tìm năng lượng liên kết tĩnh điện. Kết quả cho thấy thuốc liên kết chặt hơn với các thể đột biến 2Z54, 2O4S, 2RKF và 2RKG và yếu hơn với 2QHC và 2Q5K. Bên cạnh đó, 2RFG và 2RKF có phân bố tĩnh điện âm hơn trên bề mặt trong khi những thể đột biến còn lại là dương. Kết quả này sẽ hỗ trợ cho tính toán động học phân tử để có thể đánh giá chính xác hơn liên kết giữa thuốc và các thể đột biến của protease HIV-1.

Toàn bộ file dữ liệu chạy máy được để ở đây.

Bạn cũng có thể đọc bài cảm nhận của bạn Nguyễn Hữu Quý Ngân về khóa luận này.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply