Phân tích một mạng lưới 100+ niềm tin (phần 2)

Categorized as Mạng lưới niềm tin và mạng lưới câu hỏi liên ngành Tagged , , ,

Mâu thuẫn bên trong mạng lưới

Niềm tin nào mâu thuẫn với nhiều niềm tin khác nhất?

Sử dụng thuật toán trung tâm theo bậc nhưng dành cho các cạnh mâu thuẫn, ta có được bảng sau:

Thật vô ích để thay đổi4
Thật ngây thơ khi tin rằng sự tích cực sẽ đến4
Mọi chuyện rồi nhất định sẽ ổn thôi4
Hãy nuôi dưỡng sự hy vọng4
Giúp người gặp khó khăn ngay cả khi họ không nhờ đến mình3

Có lẽ không cần nhìn vào đồ thị ta cũng đoán được là trong 4 niềm tin đứng đầu bảng này, 2 niềm tin bi quan sẽ mâu thuẫn với 2 niềm tin lạc quan. Nhưng liệu quả thực là chúng hoàn toàn mâu thuẫn với nhau, nước sông không đụng nước giếng? Sử dụng thuật toán tìm đường cho các nút này nhưng là với cạnh cho nên, ta tìm được một lộ trình sau:

Thật vô ích để thay đổiMột người chỉ thay đổi một khi bản thân họ đã sẵn sàng tiếp nhậnHãy tin tưởng vào khả năng chuyển hóa, ứng biến của người khácMọi chuyện rồi nhất định sẽ ổn thôi

Tức là, một mặt, chúng mâu thuẫn nhau, nhưng mặt khác, chúng lại là hệ quả của nhau. Ta có thể thấy, ở cả hai niềm tin Thật vô ích để thay đổiMọi chuyện rồi nhất định sẽ ổn thôi đều là nói về sự chấp nhận sự không thay đổi ở người khác. Nhưng với cái đầu thì ta không tin tưởng vào sự chuyển hoá của họ, còn cái sau thì có sự tin tưởng vào sự chuyển hoá đó. Nên khi ở niềm tin đầu, ta sẽ không có lý do để thay đổi hiện trạng, còn ở cái sau thì không nhất thiết là thế. Đây cũng là lý do mà nhiều khi ta thấy quan điểm của mình lúc thì mâu thuẫn, lúc thì hợp lý.

Tại sao chuyện này lại xảy ra? Đó là vì thực ra trong quá trình suy diễn một số luận cứ ẩn đã được chèn vào (mà rất tiếc ở phiên bản hiện tại đồ thị chưa thể hiện được). Nhưng vì chúng ẩn, nên ta lại thấy được một khái niệm bắt đầu được đổ nghĩa và tạo thành các phiên bản khác nhau như thế nào. Dù sao thì đây cũng chỉ là những mũi tên một chiều, không phải hai chiều. Ta không thể đòi hỏi sự bảo toàn về mặt nội hàm trong quá trình suy luận. Đây có lẽ là ý tưởng nét họ hàng giống nhau (family resemblance) của Wittgenstein chăng? Con có một vài nét giống bố, bố có một vài nét giống ông, ông có một vài nét giống cụ, nhưng khi so sánh con với cụ thì cả hai chẳng có điểm nào giống nhau. Thế nhưng ta vẫn cứ nói rằng con với cụ thuộc cùng một gia tộc, mặc dù nếu đem ảnh hai người ra đặt cạnh nhau và hỏi là họ có phải là có huyết thống với nhau không thì khả năng cao câu trả lời là không.

Bằng việc nhóm những nút là hậu duệ của cùng một tổ tiên nguồn vào chung một thành phần (mà cũng rất tiếc là ở phiên bản hiện tại đồ thị không minh hoạ được), ta có thể thấy được có những lúc mặc dù lập luận của chúng ta rất chặt chẽ, thì nó cũng không đủ để làm đối phương cảm thấy thuyết phục. Bởi vì với những giả định khác nhau thì việc tranh luận chỉ là trống đánh xuôi kèn thổi ngược, ông nói gà bà nói vịt, thầy bói xem voi. Và như vậy chúng ta cũng phải chấp nhận rằng lập luận của họ cũng có lý không kém gì lập luận của ta. Chỉ khi đạt được điều này thì sự đặt mình vào vị trí của người khác mới xảy ra.

Bạn có biết?

Tranh luận thợ rèn (Steelman argument)

Quy tắc thợ rèn (hoặc quy tắc Rapoport, quy tắc Dennett - đặt theo tên nhà lý thuyết trò chơi Anatol Rapoport và triết gia Daniel Dennett), là một bộ các nguyên tắc nhằm mục đích khuyến khích việc tranh luận có tính xây dựng. Mục tiêu của bạn là vá lại những lỗ hổng trong lập luận của đối phương, để bạn được đối diện với lập luận sắc bén nhất của họ. Điều này sẽ giúp tránh việc vô tình tạo ra lập luận người rơm, và tránh được việc sau khi đưa lời phản biện ra thì đối phương còn tin thêm vào quan điểm gốc của mình (hiệu ứng phản tác dụng - backfire effect). Nhờ việc đối diện với lập luận mạnh nhất của họ mà lập luận của bạn sẽ càng mạnh hơn. Các quy tắc này thường được thấy dưới cách diễn đạt của Dennett như sau:

  1. Bạn phải diễn đạt lại quan điểm của đối phương sao cho thật rõ ràng, sống động và công bằng đến mức họ phải nói rằng "Cám ơn, tôi đã ước gì mình đã có thể nghĩ ra được như thế"
  2. Bạn phải liệt kê tất cả những điểm bạn đồng ý (đặc biệt nếu chúng không quan trọng lắm hoặc được đồng ý rộng rãi)
  3. Bạn phải nêu ra bất cứ thứ gì bạn học được từ đối phương
  4. Chỉ sau khi đó bạn mới được phép nói ra những phản bác hoặc phê bình của mình

Nhờ việc tìm mọi cách để làm lập luận của đối phương sắc bén nhất có thể, và đánh vào điểm yếu nhất của lập luận của chính mình, ta mới thấy được những sai sót của bản thân, và có thể nâng đỡ người khác trong sự thấu cảm.

Người sắt

Nó cũng giúp ta vạch ra một chiến lược đối thoại với những người ở “phe kia” (bất kể là bạn ở phe nào). Chúng ta đều biết rằng thường thì khi ta đưa ra quan điểm đối ngược thì họ sẽ phủ nhận ngay. Lý thuyết về bất hoà nhận thức (cognitive dissonance) nói rằng việc thay đổi niềm tin là một điều đau đớn, khó chịu. Chỉ đến khi những bằng chứng cho điều ngược lại quá rõ ràng rồi thì ta mới chấp nhận rằng điều mình tin cần phải được thay đổi. Nếu muốn thay đổi niềm tin của họ, thì từ những tổ tiên mà họ đồng ý, cuộc đối thoại của chúng ta nên men theo những cạnh cho nên, để dần dần mở rộng vùng chấp nhận của đối phương, rồi sau đó mới dẫn tới niềm tin mà họ phản đối. Lúc đó họ mới nhìn thấy được sự có lý trong quan điểm đối ngược với mình, từ đó cân nhắc kỹ hơn.

Đây là đồ thị khi chỉ thể hiện những cạnh mâu thuẫn:

Đây là đồ thị khi có hiển thị thêm các cạnh cho nên ở những nút có cạnh mâu thuẫn:

Một số nhận xét khác

Không gian niềm tin

Đồ thị được biểu diễn trên mặt phẳng 2D, và được chia thành các nhóm chủ đề:

  • Cảm xúc
  • Kiến thức, ngôn ngữ, thông diễn
  • Lạc quan, hy vọng, tin tưởng
  • Nghệ thuật, văn hoá đại chúng, truyền thông
  • Quy luật cuộc sống
  • Tâm linh
  • Thay đổi thực tại
  • Tự trị, can thiệp, hiểu về người khác

Mục tiêu của tôi khi thiết lập đồ thị này là để thống kê lại các quan niệm liên quan đến bất lực học được. Điều đó có nghĩa là còn những quan niệm khác không được liệt kê. Mỗi nhóm chủ đề trên đây vốn có thể mở rộng ra thành một ngành học riêng biệt, và ta hoàn toàn có thể bổ sung thêm vô số quan niệm khác. Tức là, ta có thể mường tượng được rằng từng nhóm chủ đề đó là những giao tuyến với một đồ thị khác, và đồ thị tôi trình bày chỉ là một lát cắt trong không gian của tất cả các niềm tin. Mỗi người và mỗi lĩnh vực sẽ có một đồ thị cho riêng mình.

Vai trò của trí nhớ ngắn hạn và sự chú ý trong việc xử lý sự mâu thuẫn trong niềm tin

Đối mặt với sự mâu thuẫn, ta thường bám vào các niềm tin ủng hộ. Có thể một phần là vì chúng ta không dám cởi mở, nhưng cũng có thể đơn giản là vì ta chưa thấy niềm tin của mình là sai. Và khi chúng ta còn đang tập trung chú ý vào sự chưa sai của điều mình đang tin, thì hẳn nhiên là ta sẽ khó lòng mà chú ý được vào thứ đang mâu thuẫn với nó. Các niềm tin trong cùng một thành phần, đặc biệt là ở các thành phần liên kết mạnh, là những thứ ta đã nghiền ngẫm nhiều lần, và đủ hợp lý để trong trải nghiệm cá nhân ta không gặp mâu thuẫn. Những kết nối thần kinh giữa các niềm tin đó trong não ta sẽ có độ dẫn truyền cao hơn nhiều so với những niềm tin ở phe mâu thuẫn. Chính vì như vậy, dù có lắng nghe ý kiến trái ngược thì chỉ vài giây sau sự để ý đến nó sẽ lại trôi tuột đi, dù ta cũng rất muốn nghiền ngẫm chúng. Nếu muốn thúc đẩy đối thoại giữa các bên, ta cần tăng sự dẫn truyền ở các cạnh mâu thuẫn. Sự thay đổi tư duy, thay đổi góc nhìn mà mọi người hay nói tới, tôi nghĩ rằng thực chất là một sự nhảy cóc trong điểm xuất phát, mà cụ thể ở đây là nhảy từ tổ tiên của niềm tin ta đang mang đến các tổ tiên khác mà ta chưa có.

Rắc rối là, trong mọi quá trình suy tư, thông tin cần phải được xử lý tại trí nhớ ngắn hạn. Mà trí nhớ này chỉ có thể lưu tối đa 4 thông tin cùng một lúc. Bạn muốn thêm một thông tin mới, thì phải làm trống chỗ cho nó trước. Hay nói cách khác, trong những lúc ta đang cân nhắc, đánh giá những quan niệm của mình, thì ta không thể nhìn được toàn bộ đồ thị, mà chỉ có thể nhìn qua một lỗ dòm. Những thứ ở ngoài lỗ dòm đó thì đen thui hoặc nhoè nhoẹt. Quá trình suy ngẫm của ta thực chất là quá trình di chuyển đồ thị qua một chỗ khác. Nhưng bất kể là di chuyển nó đến đâu thì ta cũng chỉ thấy rõ được cùng lúc 4 nút mà thôi, giống như việc xem đồ thị trên điện thoại vậy.

Điều này dẫn đến một hệ quả là nhiều khi bản thân ta cũng có tin vào tổ tiên ở phe trái ngược, nhưng vì lộ trình để từ những tổ tiên đó đi đến được cạnh mâu thuẫn là xa, nên ta không nhìn ra được sự mâu thuẫn mà chính mình đang mang. Nếu như sự mâu thuẫn không xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta, thì ta sẽ không thấy được thứ ta phản đối mạnh mẽ cũng chính là thứ ta ủng hộ nhiệt thành. Sự giới hạn của trí nhớ ngắn hạn và sự chú ý sẽ biến chúng ta trở thành những sinh vật mâu thuẫn, thành kẻ có tiêu chuẩn kép mà không nhận ra. Không phải là vì chúng ta không có tinh thần phản tư, mà là vì tinh thần đó đòi hỏi những điều kiện vượt qua năng lực xử lý thông tin của não.

(Việc này cũng gây ra một vấn đề về sự tiếp nhận thành ý: có những khi, việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ khiến họ cảm thấy điều ngược lại. Chính việc tôn trọng, thấu hiểu và chấp nhận một người đến tận cùng sẽ làm người tiếp nhận cảm thấy mình không được tôn trọng, không được thấu hiểu, không được chấp nhận. Tôi nói nhiều hơn về vấn đề này ở bài Hiện tượng đa nghĩa và đảo nghĩa trong quá trình hình thành niềm tin.)

Vấn đề liên quan đến sự biến nghĩa này có lẽ có phần nào liên quan đến sự sai lệch ký ức trong quá trình nhớ, tuy nhiên tôi cho rằng không hoàn toàn chỉ là như thế. Hiện tượng cách biệt nóng-lạnh trong thấu cảm (hot-cold empathy gap) và sự bất đối xứng người quan sát-người làm (actor–observer asymmetry) có thể liên quan nhiều đến vấn đề này hơn.

Mô hình lập luận của Toulmin

Nếu bắt tay vào cải tiến mô hình này, thì thứ đầu tiên tôi sẽ làm chính là bổ sung thêm mô hình lập luận của Toulmin trong lý thuyết lập luận (argumentation theory). Mô hình này như thế nào, bạn Nguyễn Tiến Đạt đã có một bài viết dễ hiểu về nó rồi, tôi nghĩ mình không cần phải chế lại cái bánh xe làm gì. Mời bạn bấm vào nút dưới để đọc về mô hình này.

Toulmin Argument – Tranh luận kiểu Toulmin là gì? Dùng nó viết bài IELTS như thế nào?

Phương pháp Toulmin, được đặt theo tên của tác giả là nhà triết học Stephen Toulmin, vốn ra đời với mục đích dùng để phân tích các tranh luận. Ở đây hiểu “phân tích” theo nghĩa có thể chia một đoạn tranh luận thành nhiều thành phần nhỏ, và đánh giá tính hiệu quả hay xác đáng của từng thành phần một để biết xem đây là một tranh luận mạnh hay hợp lý hay chưa. Tuy nhiên, theo thời gian, phương pháp “chia để trị” này của Toulmin trở nên hiệu quả và dễ áp dụng đến nỗi nó còn được áp dụng rộng rãi như một phương pháp để viết các bài luận có tính tranh cãi (argumentative essays), với các phần trong bài luận được chia thành các thành phần như trong phương pháp Toulmin.

Về cơ bản, phương pháp Toulmin, dù là để đọc văn nghị luận của người khác hay viết văn nghị luận của riêng mình, cũng nằm ở việc chia lập luận của tác giả thành sáu thành tố chính sau đây:

Sáu thành tố trên đây của phương pháp phân tích kiểu Toulmin có thể giúp bạn giỏi hơn trong cả việc đọc và viết. Khi bạn đọc, bạn sẽ muốn mình “tỉnh táo”, bình tĩnh phân tích được các lập luận của người khác, trước hết là để hiểu tại sao họ lại có ý kiến như vậy và sau đó là để đánh giá xem lập luận của họ có sức thuyết phục hay không. Khi bạn viết, bạn cũng có thể đưa các thành tố này vào phần tranh luận của bạn để đảm bảo rằng người đọc sẽ thấy được tính xác đáng và thuyết phục trong các lập luận bạn đưa ra.

Hãy phân tích từng thành tố một là gì, và dùng chúng như thế nào trong phần nội dung dưới đây. Mọi lời tranh luận đều phải bắt đầu từ claim, hay còn gọi là lời khẳng định.

1. CLAIM: LỜI KHẲNG ĐỊNH DÕNG DẠC

Claim chỉ đơn giản là lời khẳng định mà người viết muốn đưa ra. Nói cách dễ hiểu hơn, một claim là một điều tác giả muốn người đọc chấp nhận là đúng. Nếu tác giả có nhiều điều muốn thuyết phục người đọc, tác giả sẽ cần đưa ra nhiều claim khác nhau.

Ví dụ, hãy xem claim sau đây, đây là điều tôi đang muốn bạn tin:

Tất nhiên nếu chỉ dừng lại ở claim thì không có nghĩa lý gì cả, bởi trừ khi đây là chân lý luôn đúng (và do đó khỏi cần tranh luận), thì mọi lời khẳng định đều phải có căn cứ (nói có sách, mách có chứng). Do đó, thành tố tiếp theo sẽ quan trọng không kém, đó là grounds, hay còn gọi là bằng chứng.

2. GROUNDS: BẰNG CHỨNG RÕ RÀNG

Grounds nghĩa đen là “mặt đất”, và đúng như tên gọi của nó, nó chính là nền tảng đứng dưới hỗ trợ để có cái nghĩa đen là “mặt đất”, và đúng như tên gọi của nó, nó chính là nền tảng đứng dưới hỗ trợ để có cái claim ở phía trên. Nền tảng này có thể là các ở phía trên. Nền tảng này có thể là các sự thật, những số liệu nghiên cứu, hoặc các lý do xác đáng có thể chứng minh có thể chứng minh claim là đúng. Nói một cách khác, grounds là những cách mà claim được hiện thực hóa trong đời sống thực tế. Vậy nên grounds càng cụ thể, càng dễ nhận biết, càng tốt.

Ở trên kia, tôi có đưa ra một claim về việc gần đây chắc chắn có chó. Bằng chứng ground của tôi có thể sẽ như thế này:

Với những claim dễ hiểu, chỉ cần dừng lại ở đây là đủ. Tuy nhiên, có những lúc ta (người viết) không chắc liệu kiến thức người đọc có giống mình hay không. Đường kẻ màu đỏ nối kết giữa grounds và và claim trên kia liệu có chắc chắn? Liệu người đọc có nhìn ra được mối liên hệ giữa bằng chứng ta chỉ cho họ thấy và khẳng định ta đưa ra?

Do vậy, sẽ có những lúc mối liên kết giữa claim và grounds cần phải được nói thẳng và trực tiếp ra, thay vì chỉ ngầm gợi ý để người đọc tự hiểu. Mối liên kết đó gọi là warrant.

3. WARRANT: LỜI GIẢI THÍCH CẦN THIẾT

Warrant có thể hiểu đơn giản là sợi dây liên kết nối giữa claim và và grounds. Lý do cần có riêng một câu warrant là vì đôi khi nghe là vì đôi khi nghe grounds (vốn thường rất dài), người đọc bị rối và không nhìn ra được nó có liên quan gì đến claim đã đưa ra. Để cẩn trọng, lời khuyên của tôi (sutucon) là nếu bạn không chắc liệu người đọc có thể tự mình nhận ra mối liên hệ giữa claim và và grounds, thì hãy cứ viết thêm một câu warrant vào để giải thích, dù với bạn nó có hiển nhiên đến đâu. Hãy nhìn ví dụ dưới đây, câu hỏi của người đọc giờ đã được giải đáp.

Ví dụ trên có hơi buồn cười, nhưng tôi nghĩ minh họa khá rõ chức năng và lý do tồn tại của từng thành tố. Ba thành tố được nói đến ở trên là ba thành tố quan trọng nhất, về cơ bản là không nên thiếu trong mọi lập luận. Vị trí của chúng có thể được tráo đổi theo nhiều cách khác nhau, nhưng miễn là có đủ cả ba, lập luận của bạn thường sẽ vững.

Tuy nhiên, khi phát triển lên các claim có tính gây tranh cãi hơn, với các nhóm đối tượng người đọc có tính “thù địch” nhiều nghi ngờ hơn, thường sẽ cần có thêm các thành tố khác để hỗ trợ cho bộ ba claim-grounds-warrant, khiến cho chúng khó bị bác bỏ hơn.

Ví dụ, với lời khẳng định được đưa ra trên đây (ở gần đây có chó), nếu bạn chỉ dừng lại như trên, có ba chỗ có thể khiến cho lập luận của bạn thiếu sức thuyết phục:

Ba nơi này chính là chỗ để ba thành tố còn lại tỏa sáng: backing, , qualifier, và rebuttal.

4. BACKING, QUALIFIER, VÀ REBUTTAL: BỘ BA HỖ TRỢ

Backing là bất cứ thông tin hoặc lời giải thích cần thiết nào để hỗ trợ, làm rõ cho là bất cứ thông tin hoặc lời giải thích cần thiết nào để hỗ trợ, làm rõ cho warrant, trong trường hợp nó còn chưa thực sự rõ ràng với người đọc.

Qualifier là những từ được đưa vào để giúp giảm nhẹ tính khẳng định của là những từ được đưa vào để giúp giảm nhẹ tính khẳng định của claim. Chúng có tác dụng nhắc người đọc nhớ rằng không phải lúc nào claim cũng đúng, do đó khó mà bắt bẻ hay bác bỏ được claim hơn. Nếu không có qualifier, lập luận có thể bị phá hỏng nếu có thể chỉ ra được một ví dụ mà ở đó, lập luận không đúng.

Rebuttal là phần đề cập đến lập luận đối nghịch với lập luận của tác giả. Nhắc đến lập luận đối nghịch sẽ giúp tác giả “đánh phủ đầu” được phe phản đối, thường làm cho lập luận khó bác bỏ hơn. Để viết được rebuttal tốt, tác giả cần phải dự đoán được trong trường hợp claim của mình không đúng, có thể sẽ có của mình không đúng, có thể sẽ có claim nào đúng, đồng thời nên đưa ra lý do tại sao claim của mình vẫn không hề sai. Đây là một phần quan trọng khiến cho phương pháp tranh luận kiểu Toulmin phù hợp với các vấn đề phức tạp, nhiều mặt, nơi mà tính đúng-sai không rõ ràng và có thể có nhiều hơn một cách nhìn nhận vấn đề.

Đối với ví dụ ở trên, khi ta bổ sung ba thành tố còn thiếu này vào, lập luận kiểu Toulmin trọn vẹn trông sẽ như sau. Bạn xem có còn dễ bác bỏ nó nữa không?

5. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOULMIN VÀO GIẢI MỘT SỐ ĐỀ THI VIẾT IELTS (TASK 2)

Dưới đây, mình sẽ để một số gợi ý của mình về việc áp dụng phương pháp tranh luận kiểu Toulmin vào giải một số đề thi viết IELTS task 2 trong năm 2020 này. Phương pháp này mình thấy đặc biệt phù hợp với việc viết bài thi IELTS, do đề bài thi IELTS cũng thường là những vấn đề nhiều mặt, có tính phức tạp. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho các bạn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

Nguồn thông tin tham khảo:

Hope this helps : )

Vấn đề là, sử dụng mô hình của Toulmin cho 5 đến 10 mệnh đề thì ổn, nhưng nếu nhiều hơn thì nó rối nùi luôn. Thế nên, một bản đồ lập luận sẽ có ít nhất 2 cấp độ: vi mô và vĩ mô. Ở đây tôi chỉ mới làm cấp độ vĩ mô của nó, chứ cấp độ vi mô thì chưa.

Thế chừng nào thì tôi mới làm? Định luật Hofstadter sẽ cho ta câu trả lời chính xác nhất: “Mọi thứ sẽ luôn tốn thời gian hơn bạn nghĩ, kể cả khi bạn đã tính đến định luật Hofstadter.”

Liên hệ với các lĩnh vực khác

Người nói về mạng lưới niềm tin đầu tiên có lẽ là triết gia phân tích Mỹ Willard Quine khi ông nói về khoa học trong cuốn sách The Web of Belief in năm 1970. Tôi chưa đọc cuốn này, nhưng đọc tóm tắt của người khác thì tôi thấy cuốn này có mấy điểm đáng lưu ý sau:

  • Những niềm tin của chúng ta tạo lập thành một mạng lưới. Những niềm tin ở lõi mạng lưới thì khó thay đổi vì khó tìm được bằng chứng đủ mạnh để thách thức chúng, còn những niềm tin ở rìa mạng lưới thì dễ tìm được bằng chứng đủ mạnh để thách thức chúng hơn. (Trên thực tế các thuật toán biểu diễn mạng lưới thường xác định vị trí của nút theo số cạnh mà nó có, nên chúng không nhất thiết theo đúng những vị trí mà Quine nói)
  • Tính chân lý của những tri thức khoa học đến từ việc chúng nhất quán với nhau. VD: bạn thấy một cái cây ở trước mặt. Bạn có thể biết hoặc không biết là có thực là có một cái cây ở trước mặt hay không (biết đâu bạn đang ở trong thế giới ảo?), nhưng miễn là những gì bạn thấy là nhất quán với những gì bạn biết về thế giới, thì như vậy là đủ để kết luận nó có thực. Đây chính là chủ nghĩa nhất quán (coherentism)
  • Thực nghiệm không thể xác nhận tính hợp lệ của một mệnh đề đơn lẻ nào được, mà chỉ có thể xác nhận tính hợp lệ của một tập hợp các mệnh đề mà thôi. Mọi mệnh đề dù đã bị thực nghiệm nói là sai ta đều có thể biến nó thành đúng bằng cách điều chỉnh các tiền đề của nó

Về việc ứng dụng đồ thị mạng lưới cho các nghiên cứu về niềm tin ở Việt Nam, thì theo quan sát của tôi:

  • Khi ứng dụng mạng lưới thì mọi người chủ yếu dùng theo hướng phân tích tác nhân xã hội, chứ chưa phân tích niềm tin
  • Khi phân tích niềm tin thì mọi người chủ yếu lại theo hướng phân tích tương quan giữa các biến số, chứ chưa ứng dụng mạng lưới

Việc có thể kết hợp mạng lưới xã hội (social network) với mạng lưới niềm tin (belief network) sẽ giúp ta khảo sát xem các niềm tin vận động như thế nào trong một cá nhân và trong cộng đồng. Bởi vì con người là động vật xã hội, nên sự hình thành một niềm tin mới không chỉ phụ thuộc vào những niềm tin bản thân có sẵn mà còn phụ thuộc vào niềm tin của những người xung quanh. Trong trường hợp có sự xung đột về niềm tin, thì họ có thể cập nhật niềm tin (belief revision) của mình, hoặc có thể cập nhật các mối quan hệ xã hội. Lĩnh vực làm về vấn đề này có tên là động học niềm tin (belief dynamics).

Nếu như ta giả định một người chỉ có 2 trạng thái cho một mệnh đề: hoặc tin hoặc không tin, và không có những trạng thái ở giữa, thì ta có thể sử dụng mô hình Ising trong vật lý chất rắn để chạy mô phỏng? Tôi không biết những nút nguồn có thể hiểu giống như các vector cơ sở hay không? Tính trực giao của chúng sẽ được hiểu như thế nào? Tôi không biết trong lý thuyết đồ thị có bàn gì về không gian Hilbert không? Nếu có thì chắc là thú vị lắm.

Về mặt ngữ nghĩa học, có thể thấy là hướng ngữ nghĩa hình thức sẽ rất phù hợp để phân tích. Có lẽ hướng ngữ nghĩa cấu trúc cũng phù hợp. Tuy nhiên, vì đây là về nghĩa của câu hơn là nghĩa của từ, nên hướng ngữ nghĩa hậu cấu trúc sẽ phù hợp hơn?

Tôi chưa có dịp tìm hiểu nhiều về đạo đức học, nhưng có vẻ như mô hình này sẽ là một minh hoạ khá tốt cho đạo đức tương đối (moral relativism) hoặc giá trị đa nguyên (value pluralism). Tôi cũng chưa đọc kỹ lý thuyết phê phán Frankfurt, nhưng quan sát ở một số ví dụ tôi được tiếp xúc, mà ở đó một quan điểm bị phê phán vì gây hại về sức khoẻ tinh thần, có vẻ như những phê phán đó có khi có thể bị vặn lại bởi chính những tiền đề của nó. Hoặc có khi chúng không làm thỏa mãn những người bị phê bình vì những người phê bình không đi đến tận cùng rốt ráo được. Nó chỉ dừng ở mức độ “một cách mới để nhìn”, chứ không phải là “một cách nhìn cần phải có”. Tôi xin không bình luận thêm về ý này cho đến khi nào đọc kỹ hơn về chúng.

Thế chừng nào thì tôi sẽ đọc kỹ chúng hơn? Định luật Hofstadter sẽ cho ta câu trả lời chính xác nhất: “Mọi thứ sẽ luôn tốn thời gian hơn bạn nghĩ, kể cả khi bạn đã tính đến định luật Hofstadter.”

Bạn có thể cho rằng một số cạnh ở đây là không hợp lý. Có thể là với bạn, nút A này không phải là hệ quả của nút B kia, và nó cũng chẳng mâu thuẫn với nút C nọ. Hoặc từ A đáng lẽ phải suy ra được D và mâu thuẫn với E mà đồ thị này không thể hiện. Bạn hãy báo cho tôi biết để tôi cập nhật lại. Có điều, vì ở đây là mô tả hệ thống quan niệm của xã hội, nên kể cả khi chúng ta có đồng ý với nhau về sự logic của sự cập nhật đó, nhưng nếu nó không logic trong tâm trí của đa số mọi người thì sự đồng ý này chắc cũng không có tác dụng nhiều? Cách tốt nhất có lẽ là làm những cuộc khảo sát xã hội học, và xem xem tỉ lệ bao nhiêu người tin vào A cũng sẽ tin vào B? Nhưng hiện tại tôi không có khả năng làm điều đó. Mà nếu làm thì người trả lời phải trả lời hết cả trăm câu hỏi thì dữ liệu mới đáng tin? Nếu vậy thì cũng có vẻ không khả thi lắm. Nên đây có lẽ là điểm yếu nhất của cách tiếp cận này, vì có vẻ như không có cách nào để xác định xem cách cạnh sẽ nối với nhau như thế nào ngoài chuyện người tạo ra nó cảm nhận rằng nó là như thế. Chưa kể, cứ mỗi lần cập nhật đồ thị thì các phân tích ở trong đây sẽ lại thay đổi theo. Nên ở đây chỉ là giới thiệu cho biết mô hình này có thể làm những gì, chứ tôi cũng không dám khẳng định nó cho kết quả đáng tin cậy.

(Nhưng nếu làm được khảo sát như vậy thì có lẽ ta sẽ dùng thống kê Bayesian được, vì lúc này các cạnh đã có trọng số?)

Các chính phủ ngày càng tận dụng những nền tảng trực tuyến để tương tác và thu thập quan điểm của công dân. Những nhà hoạch định chính sách công hẳn sẽ rất vui mừng với vấn đề này. Nhưng vấn đề là, giờ quăng cho bạn một bài viết và kêu bạn lọc ra các lập luận bạn còn thấy ngán, thì với một khối dữ liệu khổng lồ như vậy, nếu phải lọc một cách thủ công thì không biết bao giờ mới xong. Cần phải có cách để tự động hoá việc này, và trong địa hạt của ngành ngôn ngữ học tính toán thì việc này được gọi là đào lập luận (argument mining).

Chắc cũng có phần giống như đào bitcoin?

Đã có rất nhiều phần mềm lập sơ đồ lập luận, nhưng theo đánh giá của tôi, có hai phần mềm có chức năng thú vị hơn cả là DebateGraphOVA. DebateGraph cho bạn khả năng nhúng sơ đồ vào trang web của mình, để mọi người bình luận vào từng ý một, và thay đổi cách hiển thị đồ thị. Còn OVA lại cho phép bạn lọc các lập luận từ một trang web bất kỳ một cách nhanh chóng.

Ở đồ thị của tôi thì tôi sử dụng Obsidian, sau đó dùng Neo4j Stream để truyền dữ liệu sang Neo4j để làm những phân tích sâu hơn. Để hiển thị trên web, tôi dùng neovis.js, vốn dựa trên nền của vis.js.

Những biện luận mà tôi nói về vai trò của trí nhớ ngắn hạn trong việc biến đổi nghĩa của niềm tin đòi hỏi những nghiên cứu về mối liên hệ giữa niềm tin, tâm lý học nhận thức, và ngữ nghĩa học. Tôi chưa có thời gian tìm hiểu nó, và tôi thừa nhận mình chỉ đang chém gió. Đây sẽ là một chủ đề tôi rất muốn được tìm hiểu trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

Galesic, Mirta, Henrik Olsson, Jonas Dalege, Tamara van der Does, and Daniel L. Stein. “Integrating Social and Cognitive Aspects of Belief Dynamics: Towards a Unifying Framework.” Journal of The Royal Society Interface 18, no. 176 (March 2021): rsif.2020.0857, 20200857. https://doi.org/10.1098/rsif.2020.0857.

Konat, Barbara, John Lawrence, Joonsuk Park, Katarzyna Budzynska, and Chris Reed. “A Corpus of Argument Networks: Using Graph Properties to Analyse Divisive Issues.” In Proceedings of the Tenth International Conference on Language Resources and Evaluation (LREC’16), 3899–3906. Portorož, Slovenia: European Language Resources Association (ELRA), 2016. https://aclanthology.org/L16-1617.

Lê Minh Hoàng. Giải Thuật và Lập Trình. ĐHSP Hà Nội, 2003.

Le Minh, Tien. “Tổng Quan Phương Pháp Phân Tích Mạng Lưới Xã Hội Trong Nghiên Cứu Xã Hội (An Overview of Social Network Analysis in Social Research).” SSRN Electronic Journal, 2006. https://doi.org/10.2139/ssrn.3628000.

Lê Quang Thiêm. Ngữ nghĩa học: tập bài giảng. 1st ed. Hà-Nôi: NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.

Nedić, Angelia, Alex Olshevsky, and César A. Uribe. “Graph-Theoretic Analysis of Belief System Dynamics under Logic Constraints.” Scientific Reports 9, no. 1 (December 2019): 8843. https://doi.org/10.1038/s41598-019-45076-4.

Needham, Mark, and Amy E. Hodler. Graph Algorithms: Practical Examples in Apache Spark and Neo4j. First edition. Sebastopol Beijing Boston Farnham Tokyo: O’Reilly Media, 2019.

Philosophy Battle. Philosopher W.V.O Quine Made Easy-Er… (and O’Grady), 2021. https://www.youtube.com/watch?v=1GSePJLkESM.

Sorens, Jason. “Learning Challenges the ‘Web of Belief.’” Ethics and Economics Education (blog), October 2, 2014. http://www.e3ne.org/learning-challenges-beliefs/.

Sternberg, Robert J., Karin Sternberg, and Jeff Mio. Cognitive Psychology. 6. ed. Belmont, Calif: Wadsworth, 2012.

“Trí Nhớ « Quá Trình Nhận Thức.” Accessed January 22, 2022. https://nhapmontamly.com/tam-ly-nguoi/qua-trinh-nhan-thuc/tri-nho.html.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply