Các buổi chia sẻ kỹ năng miễn phí với nhau

Categorized as Dự án

Vấn đề của việc học kỹ năng

Nhu cầu học kỹ năng của con người là rất lớn. Và thật ra mà nói, dù là kỹ năng nào thì cũng có hướng dẫn trên mạng cả, chỉ việc google phát là ra ê hề. Tuy nhiên việc ai cũng cảm thấy chật vật trong việc học kỹ năng. Vì sao vậy?

Vấn đề của việc tự học trên mạng

  • Những bài viết ở trên đầu Google thì nhiều khi là do SEO nên không thực sự đủ sâu, chỉ lớt phớt để bán hàng, bán khoá học
  • Những bài viết chuyên sâu thì cũng có thể làm người mới thấy ngộp vì quá nhiều thuật ngữ
  • Để có một bài vừa dễ hiểu lại chuyên sâu thì đòi hỏi người trình bày phải đầu tư nhiều công sức. Họ sẽ phải có một nhu cầu rất lớn để giúp đỡ những người chưa biết, và nhu cầu đó phải lớn đến mức để họ thốt lên rằng “OK, tôi sẽ là người đi giải quyết vấn đề này ngay bây giờ”, và gạt đi tất cả những nhu cầu khác để có thể ưu tiên giải quyết chuyện này cho đến khi hoàn thành. Còn không thì phải chờ đến khi những nhu cầu khác đó được thoả mãn. Và ta biết là không biết phải đợi đến bao giờ mới tới lượt mình
  • Những bài vừa chất lượng lại giải thích dễ hiểu cho người mới thì sẽ dài, cần thời gian để đọc. Có khi dài thành cả một cuốn sách. Trong khi đó nhu cầu học kỹ năng đó của ta nhiều khi chỉ là nhu cầu phái sinh trong lúc cần giải quyết một bài toán lớn hơn, hoặc cần giải quyết song song với những bài toán khác. Mà một đặc tính của não là nhiều khi nghĩ ra ý tưởng hay lúc đang làm một việc gì khác. Mà một đặc tính khác của não là nếu đang làm dở dang việc gì mà bị buộc phải đổi đối tượng tập trung sẽ rất nhức đầu. Tức là não tự phân tâm xong tự nhức đầu
  • Việc phải đi tìm những bài vừa chất lượng lại dễ hiểu với mình chất chồng lên sự nhức đầu của ta
  • Nếu không tìm ra một bài như vậy thì có thể đặt câu hỏi trên các diễn đàn. Tuy nhiên việc đó đòi hỏi phải tìm hiểu trước về nội quy diễn đàn. Điều đó chất chồng vào sự nhức đầu của ta
  • Không phải lúc nào câu hỏi cũng lọt vào được bảng tin của người có thể trả lời
  • Cảm giác cô đơn vì mình phải tự mày mò trong khi những người có thể giúp mình không đoái hoài gì đến mình, dù vẫn biết rằng họ chỉ bận mà thôi

Giải pháp của việc này thường là giao việc cho người khác làm, hoặc bỏ tiền học các khoá học. Tuy nhiên những giải pháp này cũng có những vấn đề của riêng nó.

Vấn đề của việc giao việc cho người khác làm

  • Việc quảng cáo tìm người chất chồng lên sự nhức đầu của ta
  • Không phải lúc nào cũng tìm được người có kỹ năng làm, đáng tin tưởng để nhờ làm, và chịu nhận làm. Không phải lúc nào cũng có tiền để thuê người làm
  • Ta muốn nhân cơ hội này học kỹ năng đó, vì:
    • Việc có kỹ năng đa dạng sẽ giúp ta linh động hơn rất nhiều trong công việc. Có những thứ tự làm sẽ nhanh hơn
    • Tự bản thân việc học thêm một cái mới là một giá trị tự thân. Sự sáng tạo đến từ việc kết nối những thứ khác nhau. Giá trị cá nhân trong thời đại hợp tác đa phương và liên ngành cũng đến từ việc đó

Vấn đề của việc theo học các khoá học

  • Không phải lúc nào cũng có tiền để đi học. Nếu đó là khóa học không online và nơi tổ chức ở xa thì càng khó khăn hơn
  • Việc đi tìm khoá học ưng ý chất chồng lên sự nhức đầu của ta
  • Không phải lúc nào thời gian học cũng phù hợp với lịch của ta. Lúc cần thì không có, lúc có thì không cần
  • Vì phải phục vụ cho nhiều người nên nội dung chỉ có thể mang tính gợi mở, chứ khó mà cá nhân hoá được. Điều đó làm ta thất vọng đôi chút, vì nếu câu hỏi của ta không được giải đáp mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, thì sự nhức đầu của ta cũng không mất đi

Tại sao ta không tổ chức các buổi chia sẻ kỹ năng miễn phí với nhau?

Biết rằng việc tự học là quan trọng, nhưng nếu đó là một cái kỹ năng mà có người rành rồi và sẵn sàng chỉ lại thì ta không cần phải mất thời gian như thế. Việc có được người khác hướng dẫn làm và được hỏi trực tiếp ngay tại đó hiệu quả hơn rất nhiều. Lý do là vì bắt chước và thảo luận là nền tảng của giáo dục, nó giúp ta vượt qua được một bể khái niệm mới mà không cảm thấy rối rắm loạn xì ngầu.

Lợi ích với người học

  • Không phải tốn tiền để tham gia
  • Việc được cùng làm, cùng thảo luận với người khác không chỉ giúp giữ sự tập trung của mình vào chủ đề, khiến cho việc não tự nghĩ tới việc khác rồi tự nhức đầu giảm đi, mà bản thân cái không gian đó cũng là một môi trường nghĩ (medium of thought), giúp cho mình nghĩ được những thứ khó nghĩ và bất khả nghĩ
  • Nếu số lượng người tham gia ít thì sẽ nhận được giải pháp có sự cá nhân hoá cao hơn
  • Nếu số lượng người tham gia ít thì dễ sắp lịch phù hợp với mọi người hơn
  • Có nhiều thời gian tương tác, kết nối sâu với mọi người, từ đó thấy được những tiềm năng hợp tác mới

Lợi ích với người hướng dẫn

  • Được dịp để kiểm tra, hệ thống hoá lại kiến thức của mình cũng như cập nhật kiến thức mới
  • Việc được cùng làm, cùng thảo luận với người khác không chỉ giúp giữ sự tập trung của mình vào chủ đề, khiến cho việc não tự nghĩ tới việc khác rồi tự nhức đầu giảm đi, mà bản thân cái không gian đó cũng là một môi trường nghĩ (medium of thought), giúp cho mình nghĩ được những thứ khó nghĩ và bất khả nghĩ
  • Thấy được những khúc mắc của mọi người ở đâu để có thể soạn được bài hướng dẫn/giáo án hiệu quả hơn. Nếu có ý định sau này mở lớp hướng dẫn có phí thì đây chính là cơ hội thực tập
  • Có nhiều thời gian tương tác, kết nối sâu với mọi người, từ đó thấy được những tiềm năng hợp tác mới
  • Thấy được giá trị của mình ở người khác
  • Làm cho người khác thấy được giá trị của mình

Khó khăn và hướng giải quyết

Khó khăn: Bất kể người hướng dẫn thấy lợi ích với họ lớn bao nhiêu, thì trừ phi việc đi hướng dẫn đóng góp trực tiếp tới những điều họ mong muốn đạt được, còn không thì họ cũng sẽ khó mà xếp lịch được.

Giải pháp: Nếu người hướng dẫn muốn hướng dẫn nhưng quá bận để hướng dẫn, thì có thể nói ra những điều kiện để những ưu tiên cao hơn tan biến đi. Nhóm học viên có thể xem coi có giúp được hay không. Điều này sẽ dẫn ta về lại mạng kết nối nhu cầu.

Hình thức tổ chức

Tôi cảm thấy những kỹ năng liên quan trực tiếp tới những điều một người mong muốn đạt được, kích thích sự say mê và cảm giác tự hào khi chia sẻ ở họ thường là những kỹ năng cứng hơn là kỹ năng mềm. Vì vậy, những buổi chia sẻ cũng sẽ chủ yếu là những kỹ năng cứng, thậm chí là rất ngách. Điều này cũng tốt cho người tham dự, vì sẽ ít người tham gia. Nếu sự cá nhân hoá được cao hơn thì sự thoả mãn cũng cao hơn, sự kết nối cũng sâu hơn.

Hơn nữa, việc tập trung vào những kỹ năng cứng sẽ đảm bảo rằng có những người tham gia thực sự thấy nó thiết thực với cuộc sống của mình, chứ không phải chỉ là rảnh rỗi đến nghe coi có gì hay. Việc người tham gia có thấy sự thiết thực của nó trong đời sống của mình sẽ giúp họ đặt ra các câu hỏi có tính thử thách với người hướng dẫn, giúp duy trì sự hứng thú của tất cả mọi người.

Nếu muốn đảm bảo mục tiêu là giải quyết sự nhức đầu của người học khi cần học một kỹ năng phái sinh trong quá trình giải quyết một bài toán chính, việc học sẽ nhấn mạnh vào việc cho giải pháp. Người hướng dẫn sẽ lắng nghe các bài toán của người học trước, giải thích thứ họ cần làm là gì. Người học sẽ đặt các câu hỏi để hiểu được các khái niệm họ không hiểu, và người hướng dẫn sẽ giải thích chúng. Sau đó sẽ là các bài tập để họ tự mình làm lại. Cứ cho họ con cá trước, rồi họ sẽ vừa ăn vừa học cách câu. Tất nhiên việc đặt câu hỏi để kích thích tư duy và thay đổi cách tiếp cận cũng rất tốt. Không nhất thiết là phải cố định ở một vai trò huấn luyện, tư vấn, cố vấn nào cả.

Những buổi chia sẻ sẽ được thông báo trên nhóm để những ai có hứng thú cùng đến nghe và thảo luận, nhưng sẽ ưu tiên cho những người cần học nó nhất.

Đây là đồ thị thể hiện những người đang tham gia và những kỹ năng họ muốn chia sẻ hoặc muốn được học:

Tham khảo thêm

Khảo sát độ quan tâm về ý tưởng tổ chức các buổi chia sẻ kỹ năng miễn phí với nhau
Bạn cảm thấy thế nào sau khi đọc xong ý tưởng này?
Để lại thông tin liên lạc (Facebook, sđt, email) nếu bạn muốn bọn mình liên lạc với bạn

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply