Tranh luận hiền hòa

Categorized as Bài nổi bật, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged ,

Mọi người cũng biết, tranh luận là tốt. Ai tham gia tranh luận cũng mong suy nghĩ của mình giúp ích được cho người khác, chứ không mong áp đặt người khác phải theo ý mình.  Có nhận ra điều đó thì sự đánh giá của mình về việc họ đánh giá người khác một cách gay gắt mới bớt gay gắt. Tuy nhiên, có những lúc dù cả hai rất cố gắng để nói cho nhau nghe, nhưng hiểu nhầm vẫn cứ xuất hiện, rồi cuối cùng cả hai lại cáu gắt với nhau. Thật không khác gì chuyện thầy bói xem voi cả.

Bảo các ông thầy bói đó có cái tôi lớn thì đã đành, nhưng có những lúc cả hai bên đều thật sự dành tình cảm cho nhau mà bức tường vẫn không thể bị phá vỡ:

Đó là điều thật sự rất buồn. Nhưng khi chúng ta quyết định gỡ đám tơ vò này ra, thì lại cảm thấy mù mờ, không biết phải bắt đầu từ đâu:

Bàn về lỗi nguỵ biện, tư duy gặng xét hay xoá mù truyền thông đang là trào lưu trong nhiều năm nay. Đã có hằng hà sa số các bài viết, buổi thảo luận hay khoá học như vậy, và mình cũng không có ý phủ nhận sự cần thiết của chúng. Chỉ là mình thấy chỉ như vậy thôi thì không giải quyết triệt để. Có cả trăm loại nguỵ biện, bàn về chúng mình thấy giống như chỉ thấy cây chứ không thấy rừng. Quan trọng hơn hết, việc chăm chăm vào phân tích lỗi ngụy biện có thể dẫn tới giả định rằng hoặc người có lỗi nguỵ biện thiếu hiểu biết về lỗi nguỵ biện, hoặc là có ý đồ giăng bẫy chúng ta, chứ chưa chú trọng việc người kia cũng đã cố gắng trung thực với bản thân và đảm bảo sự logic trong lập luận của mình. Mình nghĩ, một khi họ đã có nỗ lực trong việc thảo luận, thì bản chất của vấn đề sẽ thay đổi, và cần phải có một hệ từ vựng mới để mô tả sự việc. Chỉ đánh giá họ là nguỵ biện sẽ là thiếu hiệu quả trong việc đi đến sự nhất trí, và tạo cảm giác người đánh giá là hời hợt. Sử dụng hệ từ vựng về lỗi nguỵ biện là không đủ thấu cảm đối với mình.

Ở một cách tiếp cận khác, cũng có rất nhiều các khoá học về giao tiếp thấu cảm. Một lần nữa, những khoá học như này cũng đều cần thiết, nhưng chúng lại tập trung vào việc nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và tránh cảm xúc tiêu cực ở cả bên, chứ không giúp giải quyết những mâu thuẫn về mặt tư tưởng. Nó không giải thích được từ đâu ra xuất hiện cái bức tường vô hình mà mỗi lần chúng ta muốn chạm vào thì lại lẩn đi đâu mất. Mình nghĩ rằng, khi sự hiểu nhầm xảy ra, thì lỗi vừa thuộc về cả hai, vừa không thuộc về ai cả, nhưng cả hai đều cảm thấy vấn đề nằm ở phía người kia chứ không phải mình. Mà nếu không có hiểu biết thấu suốt về vấn đề này, thì không sớm thì muộn sự mông lung sẽ lại trở lại mà thôi.

Những năm qua, mình đã gom nhặt được một số kiến thức, khái niệm giúp chúng ta đến gần hơn với cái hiểu biết thấu suốt đo. Phần lớn trong số chúng là những kiến thức trong tâm lý học xã hội và tâm lý học nhận thức. Đáng tiếc là mình lại chưa tìm ra thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt, nên các bạn chịu khó dùng tiếng Anh vậy.

Một số rào cản cho việc nói chuyện với nhau

Những lý do khiến ta không nghe được thứ cần nghe

Trong tâm lý học xã hội, naïve realism là một xu hướng tin rằng ta những gì ta thấy ở thế giới xung quanh là khách quan và không thiên kiến, và thấy những ai bất đồng với mình là chưa hiểu rõ vấn đề, thiếu logic hoặc có thiên kiến. Nó được xem là một trong bốn khám phá quan trọng nhất trong ngành.

Ba yếu tố để tạo nên một naïve realist:

  • Tin rằng bản thân thấy thế giới một cách khách quan và không thiên kiến
  • Kỳ vọng những người khác cũng sẽ đi đến một kết luận tương tự, miễn là họ cũng được cung cấp cùng một lượng thông tin và diễn giải nó theo cách hợp lý
  • Giả định rằng những người không có cùng cách suy nghĩ như vậy là do thiếu thông tin, thiếu logic, hoặc có thiên kiến

👉 Xem thêm: Naïve realism và người sử dụng logic

Không nhận ra là cái mình nhìn khác với cái người khác nhìn; cho rằng những gì mình nghe, thấy, biết, nghĩ cũng chính là những gì người khác nghe, thấy, biết, nghĩ.

Có một thí nghiệm như sau: hai cái hộp trái và phải được để trước mặt một đứa trẻ. Một người đặt một món đồ chơi vào hộp bên trái, sau đó đi ra khỏi phòng. Người thứ 2 (có thể là bố mẹ đứa trẻ) sẽ lấy món đồ chơi ra khỏi hộp trái và đặt vào hộp phải. Sau đó họ sẽ hỏi đứa trẻ liệu người thứ nhất nếu muốn tìm lại đồ chơi đó thì sẽ mở hộp nào trước tiên. Với người lớn thì câu trả lời quá rõ ràng: hộp trái, vì người đó không hề biết là món đồ đã bị đổi hộp. Nhưng đứa trẻ lại nghĩ là hộp phải, vì nó đã thấy cảnh đổi hộp. Nói cách khác, việc nó thấy món đồ bị đổi hộp đồng nghĩa với việc những người khác cũng thấy cảnh đổi hộp đó, dù họ không hề ở đó.

Thí nghiệm dưới đây là một ví dụ khác cho việc đánh đồng những thứ mình thấy là những thứ người khác cũng thấy.

Lưu ý: cái duy kỷ này khác với vị kỷ (egotism) hoặc ái kỷ (narcissism), mặc dù trông có vẻ rất giống.

Luôn nghĩ rằng những thứ mình nói ra người khác sẽ hiểu hệt như mình. Có một thí nghiệm thế này: người tham dự sẽ được chia thành 2 nhóm: người gõ và người nghe. Nhiệm vụ của người gõ là sẽ chọn ra một bài hát bất kỳ và gõ nhịp của nó lên bàn. Nhiệm vụ của người nghe là đoán bài hát đó. Khi người gõ được hỏi là người nghe sẽ đoán trúng được bao nhiêu, họ đoán khoảng 50%. Thật ra tỉ lệ đoán trúng chỉ khoảng 3%. Một cái tên khác cho vấn đề này là Lời nguyền của kiến thức.

Những cảm xúc được sinh ra khi ta có ý thức về bản thân, như xấu hổ, mặc cảm, tội lỗi, ghen tị, kiêu hãnh, v.v. Kiêu hãnh/tự hào làm ta có cảm giác hơn người khác, trong khi xấu hổ, mặc cảm, tội lỗi, ghen tị làm ta có cảm giá thua người khác. Nó làm lu mờ những thứ cần làm.

Đang xây dựng

Những lý do khiến ta không nói được thứ cần nói

Đang nói chuyện ngon lành giữa chừng thì tự nhiên chẳng biết phải diễn tả tiếp làm sao, mặc dù mình biết chắc chắn là mình có thể diễn tả được. Hiểu ý quên lời chính là đây. Vấn đề là, khi mình đang bị nghi ngờ và phải giải thích, thì khi hiện tượng này xảy ra, họ sẽ lại càng cảm thấy mình đang tìm cách chống chế. Nhưng với người đang bị vậy, việc cảm thấy áp lực sẽ càng làm trạng thái này nặng hơn. Ý ta cần nói chỉ có thể đến lại khi ta tạm quên đi vấn đề trong chốc lát.

Mất vài giờ cho đến mấy tháng, khi mà sự việc được gợi ý lại một cách tình cờ. Lúc đi mình đã gác vấn đề đáng một bên rồi

FB_IMG_1578978783452

Những kiến thức không biết phải dùng lời để nói làm sao

Iceberg-of-Ignorance-1-1080x675

Một số thứ có thể áp dụng khi tranh luận

Lắng nghe nhu cầu, cảm xúc của chính mình và của đối phương

Các nhu cầu cơ bản của con người

Đặt ra những câu hỏi mà ai cũng “biết 100%” câu trả lời. Điều này sẽ dễ làm mọi người tưởng mình hỏi ngu. Vì khi người được hỏi bị buộc phải trả lời những câu hỏi ngu ngu đó, thì họ mới có thể nhìn ra được những lỗ hổng của mình, và hiểu được tại sao mình bị mắc kẹt. Nó sẽ giúp bạn tra vấn niềm tin của họ như thể bạn đang tra vấn niềm tin của bản thân. Như vậy thì bạn sẽ không làm họ phải phòng thủ, và họ không cảm thấy bạn đang phòng thủ.

Nhưng đại khái là việc đặt câu hỏi không chỉ là hỏi, mà còn thể hiện một điều là bạn hiểu rằng suy nghĩ của mình có thể sai. Và người kia mới là người hiểu rõ cuộc đời họ nhất. Đó cũng chính là quan điểm phản tư với mọi quan điểm của mình.

Quy tắc thợ rèn (hoặc quy tắc Rapoport, quy tắc Dennett – đặt theo tên nhà lý thuyết trò chơi Anatol Rapoport và triết gia Daniel Dennett), là một bộ các nguyên tắc nhằm mục đích khuyến khích việc tranh luận có tính xây dựng. Mục tiêu của bạn là vá lại những lỗ hổng trong lập luận của đối phương, để bạn được đối diện với lập luận sắc bén nhất của họ. Điều này sẽ giúp tránh việc vô tình tạo ra lập luận người rơm, và tránh được việc sau khi đưa lời phản biện ra thì đối phương còn tin thêm vào quan điểm gốc của mình (hiệu ứng phản tác dụng – backfire effect). Nhờ việc đối diện với lập luận mạnh nhất của họ mà lập luận của bạn sẽ càng mạnh hơn. Các quy tắc này thường được thấy dưới cách diễn đạt của Dennett như sau:

  1. Bạn phải diễn đạt lại quan điểm của đối phương sao cho thật rõ ràng, sống động và công bằng đến mức họ phải nói rằng “Cám ơn, tôi đã ước gì mình đã có thể nghĩ ra được như thế”
  2. Bạn phải liệt kê tất cả những điểm bạn đồng ý (đặc biệt nếu chúng không quan trọng lắm hoặc được đồng ý rộng rãi)
  3. Bạn phải nêu ra bất cứ thứ gì bạn học được từ đối phương
  4. Chỉ sau khi đó bạn mới được phép nói ra những phản bác hoặc phê bình của mình

Nhờ việc tìm mọi cách để làm lập luận của đối phương sắc bén nhất có thể, và đánh vào điểm yếu nhất của lập luận của chính mình, ta mới thấy được những sai sót của bản thân, và có thể nâng đỡ người khác trong sự thấu cảm.

Lập luận người sắt

Đang xây dựng

Sự phản tư không phải là đặc quyền của bạn. Người khác cũng rất có thể đã phản tư rồi

Nhờ sự giả định này, mà ta mới có thể tạm hoãn lại việc thu thập bằng chứng cho quan điểm mình ủng hộ, và thử tìm bằng chứng cho quan điểm mình phản đối. Và chỉ sau khi làm được điều đó, thì ta mới nhận ra được rằng, phản ví dụ ở khắp mọi nơi.

Những câu nghe thì hay, cũng khá thuyết phục, nhưng bên trong chỉ là sáo rỗng, không giúp ích được gì cả. Chúng làm người nghe thêm ức chế, vì dù có thể dùng chúng để tạm xoa dịu vấn đề, nhưng không giúp họ xử lý được những vấn đề tương tự trong tương lai. Bản thân người nói cũng sẽ không thể áp dụng được khi chính họ gặp vấn đề. Ví dụ như “đời là thế, chịu thôi”, “hãy để tâm trí được cởi mở hơn”, hay “mỗi người mỗi ý”, v.v.

Một số vấn đề khác để suy ngẫm

Đó chính là s chú ý (attention). Vì ta chỉ có thể chú ý vào một thông tin trong một thời điểm, nên nếu ta đang vướng bận một cái gì đó, thì có muốn cũng không thể tập trung vào cái khác được. Mà nếu không thể tập trung vào chuyện của người khác, thì làm sao mà chấp nhận nhau?

Ngoài ra, trí nhớ (memory) cũng đóng vai trò quan trọng. Vì để có thể đặt mình vào vị trí của người khác, thì sẽ phải nhớ nhiều chi tiết, không chỉ của mình mà còn cả của người kia. Mà nhớ chuyện của mình còn không xong, thì cũng khó mà nhớ chuyện của người kia. Nhưng có nhớ chuyện của người kia, thì mới có thể đặt mình vào vị trí của họ được.

Alteration-of-the-forgetting-curve-through-repetition-according-to-Ebbinghaus-1885-and

Linh tinh khác

Các sub như /r/todayILearned, /r/Showerthoughts, /r/AskReddit, r/depthhub, hay r/InsightfulQuestions cũng được tính là cho góc nhìn mới, nhưng theo mình nó cũng như /r/woahdude, tức là biết thì thấy thú vị, nhưng đọc xong thì lại chẳng đọng lại mấy.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 4.2 / 5. Số lượt đánh giá: 10

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

2 comments

  1. Thật tốt là vào lúc 2 giờ sáng khi đang ngẫm việc viết một chiếc thư mời vài người tới tham dự Encounter group thì đọc được những điều này. Bởi thế, cảm ơn cậu.
    Tớ xin được trích dẫn một đoạn trong bài viết của cậu vào email nhé ạ?

    Nhân tiện thì, tớ cảm thấy câu này hình như thiếu chữ “không”:
    “Đáng tiếc là mình lại tìm ra thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt, nên các bạn chịu khó dùng tiếng Anh vậy.”

    Chúc cậu một tuần đủ đầy năng lượng ha!

    1. Ok bạn. Bạn cứ sử dụng thoải mái nhé. Cám ơn bạn đã ghé thăm

Leave a Reply