Hỗ trợ người gây bạo hành: liệu ta có đang bỏ qua một nguồn lực quan trọng nhất?

Categorized as Bài nổi bật, Bất lực, bạo hành, tự quyết, can thiệp Tagged , ,

Hiện trạng

Với người gây bạo hành

Các chương trình can thiệp dành riêng cho người gây bạo hành (batterer intervention program) có hiệu quả rất khiêm tốn trong việc giúp họ nhận thức được hành vi của mình gây ra tổn thương cho nạn nhân. Và để tham gia chương trình này thì phải có lệnh của tòa án, chứ không thể trông chờ họ tự nguyện tham gia. Mà thường những ca như vậy không đủ bằng chứng để tòa án có thể kết tội họ, dù bạo hành dưới bất kỳ hình thức nào đều là vi phạm pháp luật. Thế nên các chương trình can thiệp về bạo hành thường chỉ ưu tiên vào nạn nhân, nên khi nạn nhân đã ổn rồi, thì những chương trình đó cũng kết thúc luôn, ít khi làm việc tiếp với người gây bạo hành. Việc này vô tình trở thành chỉ chữa phần ngọn chứ không chữa phần gốc.

Với người bị bạo hành

Gọi là tập trung cho nạn nhân, nhưng nạn nhân của bạo lực tinh thần hầu như phải “ngậm đắng nuốt cay”, tự mình chấp nhận. Dù rằng bạo hành dưới bất kỳ hình thức nào đều là phạm luật, nhưng đa số các trường hợp đều không đủ bằng chứng. Chỉ cho tới khi nào nạn nhân thốt lên rằng “enough is enough” thì mới nhận được sự can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, để tới được trạng thái đó, họ phải từ bỏ việc giả định rằng mình đang sai, tự tay bóp chết những tia hy vọng còn sót lại về sự hướng thiện của người gây bạo hành, dứt khoát không động lòng thương nữa. Những gì họ học được vào thời điểm đó sẽ làm cho hệ thống niềm tin của họ rẽ theo một hướng hoàn toàn khác. Lúc đó, họ sẽ học được rằng mình hoàn toàn bất lực.

Với người ngoài (nhân viên CTXH, người thân, bạn bè, v.v.)

Các chương trình điều phối trong cộng đồng (coordinated community program) chỉ kêu gọi sự tham gia của cảnh sát, bác sĩ, nhân viên CTXH, chức sắc tôn giáo, những người vốn không thân thiết với người gây bạo hành. Bản thân những người bạo hành cũng có khi là những người thành đạt, được nhiều người ái mộ.

Nguyên tắc về tôn trọng sự tự quyết đòi hỏi người ngoài không được can thiệp nếu người trong cuộc chưa yêu cầu trợ giúp. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, đại đa số mọi người không tìm hiểu kỹ những lý thuyết về tự quyết, đồng thuận, riêng tư, tin tưởng, v.v. Điều này cũng hợp lý, vì để bàn về chúng một cách rốt ráo thì phải đụng tới triết học, và những người làm thực hành thì chỉ cần lấy kết luận của những bàn luận đó là được. Nhưng theo hiểu biết của chúng tôi, nếu tìm hiểu chúng kỹ lưỡng thì sẽ thấy cách áp dụng như hiện nay là máy móc. Kết quả là, ngưi thân, bn bè h được dy là không can thip được, trong khi điều này không phải là bất khả (xem thêm phần dưới). Họ sẽ buộc phải chấp nhận rằng người gây bạo lực sẽ không bao giờ có khả năng để thay đổi, nên tốt nhất là nên kệ họ đi. Đây chính là một sự bất lực học được khác.

Khảo sát 60 người với câu hỏi “Giả sử bạn của bạn có một niềm tin rất chắc chắn, và điều đó đang gây hại cho họ. Đâu là lý do khiến bạn chưa muốn tác động?” thì các lý do đứng đầu là:

  • Tôi không dám khẳng định mình hiểu đầy đủ vấn đề/hiểu rõ họ nhất
  • Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào
  • Tôi nghĩ nếu họ không sẵn sàng tiếp nhận thì có nói thêm cũng vô ích
  • Tôi nghĩ không cần có tôi họ cũng sẽ tự học được bài học của riêng mình
  • Tôi không muốn gây ra thêm áp lực cho họ

Chỉ có 7 người nói rằng “không quan tâm lắm họ sẽ như thế nào”, “không có thời gian tìm hiểu vấn đề”, và “sợ đánh mất mối quan hệ”. Nghĩa là đa số mọi người sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu, thậm chí sẵn sàng hy sinh mối quan hệ để tác động, nếu như họ thấy rằng mình hiểu được đầy đủ vấn đề, có kỹ năng để can thiệp để họ không thấy áp lực và sẵn sàng tiếp nhận, và thấy rằng không thể trông mong bài học sẽ tự đến với bạn mình.

Tất cả những điều đó đưa chúng tôi tới một đề xuất: Tập huấn các kỹ năng CTXH cho bạn bè người thân của họ, sau đó lập một nhóm chiến lược để thay đổi môi trường xung quanh họ để họ nhận ra mình đang gặp vấn đề và có động lực thay đổi.

Tính khả thi

Mấu chốt trong xử lý bạo lực phải do chính người bạo lực thức tỉnh bản thân tới đâu. Họ là những người ở giai đoạn tiền dự định (precontemplation) trong mô hình Stages of Change.

Cac-giai-doan-thay-doi-hanh-vi

Theo suy luận của chúng tôi thì có hai trường hợp cho việc họ không thức tỉnh được:

  • Họ thực sự không hiểu tại sao làm vậy lại khiến người khác tổn thương (do ngày xưa họ được học từ môi trường bạo lực)
  • Họ biết làm vậy là sai nhưng vẫn tiếp tục làm (do họ muốn có được cảm giác có quyền lực)

Ở loại thứ nhất, thì đó là vì ngày xưa họ cũng bị đối xử như vậy, nên họ học được rằng như vậy là bình thường. Những tổn thương trong quá khứ của họ đã thiết lập một hệ thống niềm tin và hệ định nghĩa khác hẳn với người bình thường. Khi chúng ta thử làm họ tự nhìn nhận bản thân, ví dụ như “anh đâu có muốn bị người khác làm vậy với anh đâu đúng không?”, thì có người sẽ nhận ra được vấn đề, có người sẽ nói:

– “Ừ, tôi không thích bị đối xử như vậy, nhưng tôi đã vượt qua được nó. Cô ấy cũng sẽ vượt qua được giống tôi”

– “Ừ, nhưng đó là quy luật của cuộc sống, mạnh được yếu thua”

– “Ừ, nhưng nếu tôi làm sai giống như cô ấy thì tôi xứng đáng bị ăn đòn. Tôi không thích vậy nhưng tôi đáng bị vậy”

Nhưng bất kể câu trả lời là gì, thì đó chính là cánh cửa để ta có thể chỉ ra sự phi lý trong niềm tin của họ. Dần dần họ sẽ nhận ra suy nghĩ như vậy là không đúng. Nhưng để làm được điều này thì phải có người chủ động chỉ ra điều đó cho họ. Thường nếu như họ bị tòa án bắt phải tham gia một chương trình can thiệp thì được, còn nếu không thì chỉ có bạn bè họ mới làm được điều này.

Loại thứ hai thì đơn giản hơn, chỉ cần thấy sự không hài lòng của những người xung quanh thì họ sẽ dừng lại.

Tất cả những dấu chỉ này cho thấy việc có sự tham gia của bạn bè, người thân của họ là vô cùng quan trọng. Và nếu có sự tham gia đó thì khả năng thành công sẽ rất cao, nếu không nói là chắc chắn. (Đây là kiến thức cơ bản trong tâm lý học xã hội.)

Ly-thuyet-ve-du-dinh-hanh-dong

Giải pháp đề xuất

Tập huấn các kỹ năng CTXH cho bạn bè người thân của họ, sau đó lập một nhóm chiến lược để thay đổi môi trường xung quanh họ để họ nhận ra mình đang gặp vấn đề và có động lực thay đổi. Người bạn đó sẽ:

  • Thu thập thông tin để có một đánh giá toàn diện về bạn mình (kỹ năng nhận diện vấn đề và xác định nhu cầu). Đây là bản câu hỏi đề xuất của chúng tôi, tham khảo từ tài liệu Hướng dẫn thực hành Quản lý trường hợp
  • Xác định mục tiêu chiến lược và vây dựng một kế hoạch hành động (lựa chọn điều gì là quan trọng nhất mà bạn mình cần nhận ra, cách thực hiện giải pháp đó)
  • Kêu gọi những người bạn chung khác cùng tham gia kế hoạch, và kết nối các chuyên viên ở địa phương

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3.7 / 5. Số lượt đánh giá: 3

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply