Chìa khóa học cách phát âm

Categorized as Học tiếng Anh, Tài nguyên khác Tagged ,
Lip sync character mouth animation. Lips sound pronunciation chart. Simple cartoon design

Mọi người thường hay đồn rằng ta không thể học để có được giọng chuẩn nếu bạn bắt đầu học sau 7 tuổi, hoặc 12 tuổi, hoặc một độ tuổi nhất định nào đó. Nhưng điều này rõ ràng là không đúng. Các ca sĩ và diễn viên học cách phát âm giọng mới suốt đấy thôi, mà thường thì họ cũng không thông minh hơn ai cả (và khá chắc chắn là không phải tất cả bọn họ đều bắt đầu học trước 7 tuổi).

Vậy chuyện gì đang diễn ra ở đây? Tại sao ai cũng nói là bạn không thể học được cách phát âm tốt khi trưởng thành? Và nếu điều này không đúng, vậy thì cái gì mới đúng?

Trong bài này, chúng ta sẽ dạo một vòng quanh các nghiên cứu về sự nhận dạng giọng nói và phát âm, và chúng ta sẽ bàn về việc học phát âm một cách hiệu quả khi đã trưởng thành. Nhưng trước hết, hãy cho tôi được phép dài dòng một tí:

Sự quan trọng của phát âm

Đây là một chủ đề lớn, và với tư cách là một ca sỹ, đây là một chủ đề vô cùng gần gũi với tôi. Đối với tôi, giọng là một thứ đặc biệt quan trọng.

Với cá nhân tôi, nếu bạn không học cách nghe được âm thanh của một ngôn ngữ mới, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để vật vã nhớ nó. Chúng ta dựa vào âm thanh để hình thành trí nhớ về từ, và nếu bạn thậm chí còn không phân biệt nổi các âm thanh mà bạn nghe, bạn đã gặp bất lợi ngay từ đầu. (Thử nhớ hai từ Hungary này xem: máy ảnh – fényképezőgépga xe lửa – vásutállomás. Hai từ này nghe thật kinh dị cho đến khi bạn có một chút cảm giác về tiếng Hung.)

Nhưng bên cạnh vấn đề trí nhớ ra, một giọng phát âm tốt còn làm tăng sự kết nối giữa bạn và người khác. Nó cho những người từ một nền văn hóa khác thấy là bạn không chỉ dành thời gian và công sức để học từ vựng và ngữ pháp của họ, mà còn dành thời gian để học cách họ di chuyển miệng, môi và lưỡi. Bạn biến đổi một thứ gì đó trên cơ thể bạn vì họ – bạn cho họ thấy rằng bạn quan tâm tới họ – và chính vì vậy họ sẽ mở lòng vì bạn.

Tôi đã thấy chuyện này nhiều lần khi tôi đi hát hoặc xem biểu diễn tại Châu Âu. Cứ như là một quy luật, bình thường thì khán giả cũng dễ thương, nhưng hễ mà bạn hát bằng tiếng mẹ đẻ của họ, họ lại chuẩn bị lên tinh thần. Họ chuẩn bị sẵn tư thế để mỉm cười lịch sự rồi khen “Quả là một giọng hát đáng yêu!” hay “Giai điệu thật là đẹp!” Nhưng đằng sau vẻ lịch sự ấy, họ đang sẵn sàng chờ chứng kiến cảnh bạn băm vằm ngôn ngữ và di sản của họ. Không có gì phải áp lực đâu nhé.

Ngay lúc đó, nếu bạn làm họ ngạc nhiên bằng một giọng đúng thật sự, họ sẽ mở lòng ra. Nụ cườ của họ không còn là lịch sự nữa, mà là thật. Bạn cho họ thấy là bạn quan tâm đến họ không chỉ bằng tinh thần, mà còn bằng thể xác, và sự quan tâm này thật khó mà cưỡng lại được.

Nhưng mà thôi, lãng mạn vậy đủ rồi. Giờ làm sao để bạn có thể thật sự làm một cái gì đó để phát âm đây?

Một nghiên cứu về luyện tai và phát âm

Khả năng phát âm chuẩn là một sự tổng hợp của hai kỹ năng chính: luyện tai và luyện miệng. Bạn học cách nghe một âm thanh mới, và bạn học cách tạo lại nó trên miệng. Trong hai kỹ năng, cái đầu tiên là cái khó làm nhất; nếu bạn nghe được một âm thanh, thì rồi bạn cũng sẽ học được cách tạo ra nó một cách chính xác. Nhưng trước khi đạt được điều đó, bạn sẽ phải vất vả (để nghe được). Cho nên bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào luyện nghe.

Khi đang nghiên cứu để viết quyển sách của tôi, tôi tình cờ bắt gặp các nghiên cứu tuyệt vời của James McClelland, Lori Holt, Julie Fiez và Bruce McClandiss, khi họ cố dạy người Nhật trưởng thành nghe ra được sự khác nhau giữa “Rock” và “Lock”. Sau khi đọc các bài báo của họ, tôi đã gọi điện phỏng vấn tiến sĩ McClelland và tiến sĩ Holt về nghiên cứu đó.

Điều đầu tiên họ khám phá ra được là công việc luyện nghe rất khó, đặc biệt khi ngoại ngữ mà bạn học chứa hai âm cực kỳ giống một âm trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Đây chính là trường hợp của tiếng Nhật, khi âm “R”[ɺ] của họ nằm ngay chính giữa âm R [ɹ] và L [ɫ] trong tiếng Anh Mỹ trên phương diện âm học. Khi bạn kiểm tra những người Nhật trưởng thành sự khác nhau giữa Rock và Lock (bằng cách cho họ nghe thu âm của một trong hai từ này và hỏi họ đây là từ nào), kết quả không khác gì đánh hên xui (50%). Tới đây thì không được khả quan cho lắm.

Các nhà nghiên cứu mới thử hai phương pháp luyện tập. Đầu tiên, họ cứ cho người Nhật trưởng thành nghe Rock và Lock trong một thời gian, và xem xem liệu họ có khá hơn sau khi luyện tập không.

Không.

Tin này rất xấu. Nó gợi ý là việc tập luyện chẳng có tác dụng gì. Bạn cứ việc nghe Rock và Lock cả ngày (hoặc với người Anh sẽ là //[bul/pul/ppul] trong tiếng Hàn) và bạn sẽ chẳng tìm được sự khác nhau giữa chúng. Cái này chỉ tổ xác nhận cho cái lời đồn đã quá trễ để học cách phát âm. Khỉ thật.

Phương pháp thứ hai liên quan đến việc khuếch đại một cách nhân tạo sự khác nhau giữa L và R. Họ bắt đầu bằng những ví dụ cực kỳ dễ thấy (RRrrrrrrrock), và nếu người nghe có tiến bộ, họ sẽ nâng dần độ khó cho tới khi người nghe có thể nhận ra được những sự khác biệt tương đối nhỏ bé giữa hai bản thu (rock). Phương pháp này khá hơn chút đỉnh. Những người tham gia bắt đầu nghe được sự khác nhau giữa Rock và Lock, nhưng điều đó lại không giúp họ nghe được sự khác nhau của một cặp từ khác, như Road và Load. Lại là một ngõ cụt nữa.

Sau đó họ thử cho thêm sự phản hồi, và tất cả mọi thứ liền thay đổi.

Thí nghiệm có phản hồi với cặp từ

Họ lặp lại thí nghiệm cũ, chỉ trừ lần này, khi người tham gia đưa ra câu trả lời (“Cái này là Rock“), màn hình máy tính sẽ nói cho họ biết đúng hay sai (“ding – Chính xác!”). Chỉ trong ba lần, mỗi lần 20 phút sử dụng loại luyện tập này, người tham gia đã thật sự làm chủ được khả năng nghe R và L, trong mọi hoàn cảnh.

Không phải là ngẫu nhiên khi đây chính là cách học của ca sỹ và diễn viên. Tuy ta học từ giảng viên chứ không phải từ máy, nhưng nguyên lý cơ bản thì vẫn là một. Ta ngồi kế bên giáo viên luyện giọng và nhờ họ đọc một đoạn chữ. Sau đó ta sẽ đọc to đoạn chữ đó lên, và người giáo viên sẽ chỉ cho biết ta đọc đúng chỗ nào và sai chỗ nào. Họ cho chúng ta sự phản hồi. Họ sẽ nói những điều đại loại như “Không, cái anh nói là siehe, không phải sehe. Siehe…Sehe. Nghe ra không?” Và mỗi lần ta nói tốt hơn, họ vẫn tiếp tục đưa phản hồi (“Anh đang nói [một cái gì đó gần giống ‘sehe’], nhưng không phải sehe.”) Sau khi được hướng dẫn, chúng ta về nhà, nghe lại đoạn thu âm của những buổi tập này, và dùng những đoạn thu này để cho ta thêm nhiều phản hồi hơn.

Có một vài lưu ý cho vấn đề này. Người tham dự không hoàn toàn đạt tới trình độ hoàn toàn nghe được sự khác nhau giữa Rock và Lock. Độ chính xác của họ cao nhất chỉ khoảng 80%, so với ~100% như người bản xứ. Tìm hiểu sâu thêm sẽ cho ta biết tại sao.

Phụ âm có rất nhiều cấu tử khác nhau (gọi là formant). Về cơ bản, một phụ âm rất giống một hợp âm trên piano. Trên một cây piano, nếu bạn chơi một nhóm các nốt nhất định cùng với nhau, bạn sẽ nghe được hợp âm. Đối với phụ âm, nếu bạn tạo một nhóm các nốt (phức tạp hơn), bạn sẽ nghe được một phụ âm. Đây không phải là lối nói ẩn dụ; nếu bạn có một cây piano được máy tính hóa, bạn thậm chí còn có thể dùng nó để phát ra tiếng người.

Người Anh bản ngữ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa R và L nhờ vào một điểm mấu có tên là formant thứ ba – về cơ bản nó là nốt thứ ba trong bất kỳ hợp âm R hoặc L. Người Nhật bản ngữ tốn nhiều thời gian cho mấu chốt này, và sau khi họ đã vượt qua bài kiểm tra, họ cũng không thật sự nghe được nó tốt hơn. Thay vào đó, họ học cách sử dụng một điểm mấu dễ hơn là formant thứ hai – nốt thứ hai trong hợp âm R/L. Cái này cũng có tác dụng, nhưng không đảm bảo 100%, vì thế giải thích được tại sao họ không thể có được kết quả như người bản ngữ.

Khi tôi nói chuyện với các nhà nghiên cứu qua điện thoại, họ hầu như đã dừng cuộc nghiên cứu này, kết luận là họ không biết làm cách nào để tăng độ chính xác lên trên 80%. Họ cũng khá thất vọng về kết quả này.

Tiềm năng cho tương lai

Nhưng hãy nhìn lại một chút về những gì chúng ta đạt được.

Trong vòng ba đợt, mỗi đợt 20 phút, họ đã hạ gục một trong những thách thức ngôn ngữ khó nhất – học cách nghe một âm mới – và tăng độ chính xác từ 50% (đoán mò) lên đến 80% (không tệ chút nào).

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có công cụ này ở mọi ngôn ngữ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta có thể khởi đầu mọi thứ bằng việc nghe thử một vài bài kiểm tra có phản hồi và có một đôi tai có độ chính xác là 80%, trước cả khi chúng ta bắt đầu học phần còn lại của ngôn ngữ?

Chúng ta có những công cụ để luyện theo cách riêng của chúng ta. Tất cả những gì bạn cần là một hệ thống lặp lại sau từng khoảng (spaced repetition system) có hỗ trợ file âm thanh, như Anki, và một bộ tốt các thu âm mẫu của các từ dễ nhầm lẫn (một nhóm các từ như rock/lock, thigh/thy’s và niece/knee trong tiếng Anh, hoặc sous/su, bon/ban’s và huis/oui’s trong tiếng Pháp). Cái này tốn nhiều công để làm, nhưng nó chỉ cần được làm một lần, sau đó cả cộng đồng sẽ được hưởng lợi.

Nên là tôi sẽ làm điều đó.

Phát âm cực kỳ quan trọng, và giải pháp này thật giá trị để đợi cho một công ty lớn nào đó chịu làm. Trong vòng 9 tháng tới, tôi sẽ bắt đầu tạo các danh sách từ mẫu tốt, thu âm chúng và xây dựng các bộ từ (trong Anki). Tôi sẽ tuyển những người song ngữ, bởi vì nhờ có họ, ta sẽ có những bản thu để học sự khác nhau không chỉ ở hai từ trong ngôn ngữ đích, mà còn ở hai từ giữa ngôn ngữ đích và ngôn nữa mẹ đẻ của bạn (sous vs Sue). Tôi có được ý tưởng này nhờ tiến sĩ McClelland, và ông cho rằng nhờ cái này ta sẽ học còn tốt hơn nữa (eo, ta sẽ có thể có khả năng phá vỡ rào thế 80%). Và tôi sẽ làm một vài bản beta mở để chỉnh cho tới lúc học nó vừa có hiệu quả lại vừa vui.

Hi vọng là, với đúng công cụ, ta sẽ đưa lời đồn “đã quá trễ để học phát âm” vào dĩ vãng. Ta cũng sẽ có nhiều thảnh thơi hơn khi học ngôn ngữ, và ta cũng sẽ dễ dàng hơn để thuyết phục mọi người quên đi tiếng mẹ đẻ của chúng ta và nói bằng thứ tiếng của họ (tác giả có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ).

Nguồn: The Key to Learning Pronunciation | Fluent Forever Blog

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply