12 người đàn ông giận dữ

Categorized as Sách, thơ, phim Tagged ,

Bạn sẽ làm gì nếu phải thuyết phục một người rằng định kiến của họ là sai? Nghe qua là biết là đâm đầu vào tường rồi, và đa số chúng ta sẽ vui vẻ bỏ cuộc với rất nhiều lý do xác đáng. Nhưng nếu đó là để quyết định xem có nên tử hình một con người hay không, thì lại là vấn đề khác. Khi đó, dù gian nan đến mấy cũng phải thuyết phục họ cho bằng được.

Bộ phim “12 người đàn ông giận dữ” sẽ lột tả được rất nhiều vấn đề mà bất cứ ai đang cần phải thuyết phục người khác sẽ thấy đồng cảm, từ thái độ, định kiến, thuyết phục, đến gây hấn, nghe theo số đông, và lòng vị tha. Tất cả những điểm mình vừa liệt kê đều là những chủ đề quan trọng trong tâm lý học xã hội, và đó chính là lý do mà những ai quan tâm đến tâm lý học không nên bỏ qua.

Trên trang Psychmovies.com, bộ phim này đứng hàng đầu trong danh sách các phim về tâm lý học xã hội.

Thông tin từ Wikipedia

12 Angry Men là một phim thể loại tòa án kể về một bồi thẩm đoàn có 12 người đàn ông đang bàn thảo về tội trạng của một bị cáo. Tại Hoa Kỳ, trong hầu hết các phiên xử hình sự qua bồi thẩm đoàn, tất cả các bồi thẩm viên phải nhất trí khi kết luận bị cáo có tội hay vô tội. Bộ phim đặc biệt ở điểm gần như chỉ dùng một bối cảnh: trừ một đoạn mở đầu xảy ra trước tòa án và một đoạn ngắn ở trong phòng vệ sinh, toàn bộ bộ phim diễn ra trong một phòng họp bồi thẩm. Trong toàn bộ 96 phút của bộ phim, chỉ 3 phút diễn ra ngoài phòng này.

Bộ phim miêu tả những phương pháp đi đến sự đồng thuận, cũng như những sự khó khăn trong quá trình này, trong một nhóm người có nhiều cá tính khác nhau, cộng thêm cá tính mạnh và mâu thuẫn lẫn nhau. Trừ hai bồi thẩm trao đổi tên trước khi rời tòa án ở cuối phim, trong phim không sử dụng tên nhân vật nào: bị cáo được gọi là “thằng nhỏ” và các nhân chứng được gọi là “ông già”, và “bà ở bên kia đường”.

Vào đoạn đầu phim, các máy quay hình được đặt ở vị trí cao và dùng ống kính góc rộng để tạo cảm giác khoảng cách giữa các nhân vật, như càng về sau thì tiêu cự của các ống kính càng giảm dần. Đến cuối phim, hầu như mỗi nhân vật đều được quay gần bằng ống kính telephoto từ một góc độ thấp hơn, làm giảm độ sâu trường ảnh. Lumet vốn là một đạo diễn nhiếp ảnh, cho biết rằng ông có ý định làm như vậy để tạo một cảm giác chứng sợ không gian hẹp (claustrophobia).

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1.5 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply