Đây là một câu trả lời rất hay tôi gặp được khi đặt câu hỏi trên subreddit r/taoism. Xin chia sẻ lại với các bạn.
Câu hỏi:
Lúc thực hành Đạo giáo bạn có bao giờ gặp mâu thuẫn (paradox) nào không?
Ví dụ, làm X thì sẽ làm theo Đạo, không làm X cũng là làm theo Đạo, và làm thứ ngược lại với X cũng là làm theo Đạo. Vậy X với bạn là gì? Ba cái này có thể khác nhau tùy theo thời điểm và hoàn cảnh, nhưng tôi đoán nó cũng có thể làm bạn bối rối?
Câu trả lời của CloudwalkingOwl:
Tôi đoán mâu thuẫn lớn nhất chính là kung fu. Để có thể làm được điều gì đó mà không phải tốn công, bạn phải tốn công tập luyện cả bao nhiêu năm trời. Và để có thể làm nó một cách tự phát và không phải suy nghĩ, bạn phải dành ra rất nhiều năm chiêm nghiệm về thứ bạn đang học. Nhưng cái mâu thuẫn này nó không có thực, nó chỉ trông vậy mà thôi. Cái mâu thuẫn này đến từ việc không hoàn toàn hiểu cái thứ bạn đang nói. Đây chính là chỗ đưa ta đến cái ý tưởng bạn không thể giải thích Đạo bằng từ ngữ.
Cái ý tưởng Đạo khả Đạo phi thường Đạo không thực sự là mâu thuẫn, mà thật ra nó đòi hỏi ta có một cách hiểu sâu sắc hơn về bản chất của “phát ngôn”. Đạo không thể giải thích được qua sự độc thoại, nhưng có thể thấy nó được qua sự đối thoại. Nghĩa là bạn không thể giải thích nó bằng từ ngữ mà ai nhìn vào cũng thấy đương nhiên. Nhưng một người thấu suốt có thể giải thích nó cho một người khác – nếu như họ đã sẵn sàng – thông qua một cuộc nói chuyện với rất nhiều lần đối đáp (back-and-forth), bằng kinh nghiệm cả hai bên cùng có chung, và bằng niềm tin cùng bồi đắp lẫn nhau. Đó là vì không ai sử dùng từ ngữ theo cùng một cách, và, không ai có chung một trải nghiệm. Điều này không giống với điều mà đa số mọi người đều nghĩ.