EUPD: xem thêm

Categorized as Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi, Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định Tagged , , , ,

Tên gọi

Bệnh này được biết nhiều hơn với cái tên rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder – BPD). Cái tên “ranh giới” là do ngày xưa người ta tưởng nó là bệnh nằm ở giữa loạn thần kinh chức năng (neurosis) và loạn tâm thần (psychosis), rồi từ đó bị kẹt lại cho tới bây giờ. Mình ủng hộ việc gọi tên cho đúng, nên sẽ gọi nó là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định (emotional unstable personality disorder – EUPD).

Dấu hiệu nhận biết

Một người sẽ được chẩn đoán là có EUPD nếu có ít nhất 5 trên 9 dấu hiệu sau:

  1. Làm đủ chuyện điên rồ để không bị bỏ rơi, dù nó có thật hay không
    Frantic efforts to avoid real or imagined abandonment
  2. Có các mối quan hệ (không nhất thiết là yêu đương) kịch tính và không bền vững
    Unstable and intense interpersonal relationships
  3. Không biết đâu mới thật sự là chính mình
    Lack of clear sense of identity
  4. Bị kích động bởi những thứ có khả năng gây hại cho bản thân, ví dụ như nghiện rượu, tình dục không an toàn, ăn trộm, lái xe bất cần đời, ăn vô tội vạ
    Impulsiveness in potentially self-damaging behaviors, such as substance abuse, sex, shoplifting, reckless driving, binge eating
  5. Lâu lâu lại cắt tay hoặc dọa tự tử
    Recurrent suicidal threats or gestures, or self-mutilating behaviors
  6. Tâm trạng thay đổi thất thường và phản ứng cực đoan với những khó khăn chỉ mang tính tạm thời
    Severe mood shifts and extreme reactivity to situational stresses
  7. Luôn cảm thấy trống rỗng
    Chronic feelings of emptiness
  8. Thường giận dữ một cách vô lý hoặc quá quắt
    Frequent and inappropriate displays of anger
  9. Hoang tưởng hoặc mất liên hệ với thực tại trong thời gian ngắn
    Transient, stress-related feelings of unreality or paranoia

9 biểu hiện này có thể được gom lại thành 4 nhóm chính:

  1. Tâm trạng không ổn định (dấu hiệu 1, 6, 7, 8)
    Mood instability (criteria 1, 6, 7, and 8)
  2. Có hành vi nguy hiểm hoặc kịch tính không kiểm soát được (dấu hiệu 4 và 5)
    Impulsivity and dangerous uncontrolled behavior (criteria 4 and 5)
  3. Các mối quan hệ không cho thấy sự lành mạnh trong đó (dấu hiện 2 và 3)
    Interpersonal psychopathology (criteria 2 and 3)
  4. Méo mó trong suy nghĩ và nhận thức (dấu hiệu 9)
    Distortions of thought and perception (criterion 9)

Thông tin trong khung xanh này được lấy từ cuốn I hate you–don’t leave me: understanding the borderline personality.

Tài liệu tham khảo

  • Sách:
    • Kreisman, J. J., & Straus, H. (2010). I hate you–don’t leave me: understanding the borderline personality. New York, NY: Penguin.
    • Mason, P. T., & Kreger, R. (2010). Stop walking on eggshells: taking your life back when someone you care about has borderline personality disorder. New Harbinger Publications: Oakland, CA.
  • Video ngắn: Borderline Personality Disorder (2017)

Cách trị liệu

Về phương pháp trị liệu hiệu quả nhất là liệu pháp hành vi biện chứng (dialectical behavior therapy). Bạn có thể xem thêm các clip minh họa sau:

Nòng cốt của liệu pháp này là các khái niệm chánh niệm (mindfulness) từ bi (loving-kindness) của Phật. Ở nước ngoài thì còn khó, chứ ở Việt Nam thì nhiều ê hề. Các bạn cứ tìm hiểu chúng trước cho đỡ tốn tiền.

Các cộng đồng hỗ trợ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Hiện tại mình biết có anh Nguyễn Cao Minh là có nghiên cứ nhiều về liệu pháp DBT. Link Facebook

Về cộng đồng thì mình không thấy nhóm nào chuyên về dạng rối loạn này trừ nhóm do mình lập: Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định – BPD

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 4.2 / 5. Số lượt đánh giá: 5

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply