Không thiếu những câu chuyện lay động về việc cảm hóa sự giận dữ, hận thù bằng sự từ bi. Nhưng tất cả các câu chuyện đó đều chứa một ngầm định quan trọng: người từ bi đã đi guốc trong bụng người được từ bi rồi. Và đây chính là điều khiến cho chúng chỉ là những câu chuyện nghe thì hay nhưng gần như không thể nào xảy ra trong thực tế, chỉ vì một câu hỏi đơn giản: họ là ai mà dám cho rằng mình đúng?
Những câu chuyện, cuối cùng chỉ là những câu chuyện. Những người đã “ngộ” rồi, những người thực sự đã đạt đến cái từ-bi đó, liệu đi ngang qua họ bạn có nhận ra? Cũng như trong công ty, một nhân viên IT làm tròn bổn phận của họ, thực sự trông như họ chẳng làm gì cả. Vậy, những người từ-bi trong truyện kể kia, họ có thực sự từ bi hay không?
Bài viết nói về những đào sâu suy tư và những biến đổi tâm lý của một người từ bi, cũng như những yêu cầu khắc nghiệt và mâu thuẫn nhau để họ có thể mạnh dạn nói rằng điều họ làm xuất phát từ lòng từ bi. Đặc biệt trong trường hợp ngặt nghèo nhất: người từ bi chưa hiểu được tại sao người kia lại làm như vậy (tức chưa có một cơ sở lý thuyết cho trực giác của mình), và người được từ bi có định kiến sẵn với họ. Đáng tiếc, đây có lẽ mới là trường hợp phổ biến trong xã hội nhất, và dường như chưa có ai đề cập đến chúng.
Vậy, ngay từ tiền đề của bài viết, bạn đã vướng vào chính điều mà bạn đưa ra: Bạn có thực sự biết người từ-bi là ai hay không? Làm sao bạn có thể đào sâu vào suy tư và biến đổi tâm lý của một người từ-bi, khi mà bạn còn chưa biết họ là ai? Hay là, bạn cho rằng bạn chính là một người từ-bi, và đây là những suy tư của bạn? Nói cho ngắn gọn lại là: Bạn đang “lên lớp” những người cho rằng họ từ-bi, hay bạn là một người từ-bi chia sẻ những khó khăn trong việc hành thiện của mình? Đi theo hướng thứ hai, có lẽ sẽ có ảnh hưởng hơn. Song, nếu bạn đã là một người từ-bi, liệu bạn có đưa hai chữ từ-bi vào trong bài viết? Vậy thì, thực ra bạn đang lên án những người cho-rằng-họ-từ-bi vậy. Khổ một nỗi, người ta cần thì sẽ hỏi, khó thì mới tìm đến sư thầy để gỡ, chứ ít ai chịu nhận mình vào dạng người cần phải đọc bài này cả.
– Bởi vậy mới nói là rắc rối. Hiểu biết thực sự đòi hỏi sự phản tư, sự can đảm đánh đổ những gì mình biết. Nhưng sự giúp đỡ đòi hỏi sự dìu dắt, am hiểu, vững vàng, và có khi là cứng rắn nữa. Hai cái đó về cơ bản là không thể làm cùng một lúc, và vào một thời điểm nào đó họ phải thôi cho rằng mình có thể đang sai để mà còn giúp người khác. Đó là bi kịch của người từ bi đấy.
Đây là bi kịch của kẻ “trí”. Người hiểu biết ít ỏi đơn giản, cuộc sống với họ mới thực đơn giản làm sao: Đã có những giới hạn cứng, những hằng số bất biến, những quy luật bất di bất dịch làm hệ quy chiếu cho con đường họ đi. Người học nhiều hiểu rộng hơn, họ biết rằng hệ quy chiếu của họ thực ra chỉ là một thứ được người ta vẽ ra, và mọi hằng số, giới hạn, quy luật kia, chỉ đúng trong hệ quy chiếu kia thôi. Một khi hệ quy chiếu đã thay đổi, thì thế giới đảo ngược, hỗn mang! Nhưng vốn dĩ, thế giới là hỗn mang. Để dò dẫm trong đêm trường hỗn mang kia, con người đã từng bước, từng bước rờ rẫm xung quanh mình, rồi quy định, đặt tên cho những thứ mà mình rờ phải. Nếu không có hệ quy chiếu đó, thì loài người mãi mãi chìm trong mông muội!
Thế nên, kẻ trí thì biết rằng, cái họ biết-biết thực quá khiêm tốn với cái họ không-không biết. “There are known knowns, known unknowns and unknown unknowns.” Cái không-không biết, quả thực là một rào cản quá lớn trong tâm trí của kẻ trí. Do đó mà dẫn đến cái gọi là “analysis paralysis”: Tê liệt vì phân tích!
Vậy từ bi là gì? Ví dụ khi ai đó bị thương và bạn đến chăm sóc, hoặc khi họ đang đau khổ và bạn cho họ một bờ vai để khóc, thì bạn đều muốn họ hạnh phúc mà không mong nhận được gì lại, và những hành động đó đều là từ bi. Nhưng thường thì cũng không ai gọi như vậy là từ bi cả; trong tiềm thức của chúng ta từ bi phải là một cái gì đó đặc biệt hoặc cao cả hơn giúp đỡ vô vụ lợi. Quan tâm đến những người gặp bất hạnh là từ bi, nhưng khoan dung và chấp nhận những tổn thương mà họ gây ra cho mình mới là đi trọn cái nghĩa của nó. Người nào vẫn có thể nghĩ những điều tốt đẹp cho những ai đâm sau lưng mình, người đó là người từ bi.
Đức Phật chẳng phải là bậc từ-bi sao? Nhưng khi Ngài thấy một kẻ khốn-nạn đang hấp hối bên vệ đường, Ngài đâu có dừng lại để chăm sóc cho họ? Thay vào đó, Ngài đã bỏ ngai vàng, bỏ vợ đẹp con thơ để đi tìm con đường cứu-nạn cho trần gian khốn-nạn. Như vậy thì, từ-bi không nhất thiết cứ phải là một hành động phản ứng với sự kiện (reactive response). Từ-bi không cần phải là hành động, mà theo tôi, nó là một trạng thái của tâm trí (state of mind).
Chừng nào bạn còn chưa thấy mình bị khủng hoảng niềm tin, bạn còn chưa hài lòng. Và quả thật, vì mỗi lần làm như vậy bạn lại nhìn ra một góc nhìn mới, và thấy những thứ mình nghĩ là hai năm rõ mười hóa ra không phải, nên bạn càng có lý do để làm điều đó. Điều này chưa từng có ngoại lệ, trăm lần như một.
Đây gọi là “làm triết học”.
Thế nên, mặc dù từ bi là câu chuyện không cho phép mình tin vào bất cứ suy nghĩ nào của bản thân, thì nó cũng là câu chuyện có dám làm điều ngược lại hay không.
Đây (vẫn) gọi là “làm triết học”. Descartes đã nghi ngờ cả bản thân mình có tồn tại hay không. Có gì chứng minh được rằng, bạn không phải chỉ là một bộ não sống trong một cái vạc? Có gì chứng minh được rằng, vũ trụ không phải chỉ vừa được tạo ra 5 phút trước đây, với tất cả trí nhớ và niềm tin của bạn được tái tạo nguyên vẹn?
Nhưng có dám sử dụng quyền đó hay không là cách duy nhất để hoàn thành công việc. Người từ bi có quyền được sử dụng quyền đó, và phải sử dụng quyền đó. Đó chính là bi kịch của người từ bi.
Đây là bi kịch của kẻ trí. Và, chắc bạn đã có câu trả lời: Dù muốn hay không, chúng ta phải thuyết phục kẻ khác đi theo chúng ta. Trong vũ trụ vô biên, cái có-tồn-tại là một phần bé xíu xiu, còn cái hư-vô là mênh mông không lường hết được. Do đó, bản chất của vạn vật là sinh sôi nảy nở, là nhân rộng sự tồn tại của nó ra; và bản chất của ý tưởng cũng là như vậy: Ý tưởng đòi hỏi phải được phổ rộng ra, như một con vi-rút dịch bệnh, lan truyền từ người này sang người khác để mãi mãi nó được tồn tại. Vậy bạn là kẻ trí, nhận thức được sự vô nghĩa của vô thường, thì bạn phải thuyết phục kẻ khác tin theo điều đó. Nếu điều bạn tin là sai? Chẳng sao cả, vì bạn, người trần mắt thịt, giới hạn tri thức của bạn chỉ đến đó thôi. Dĩ nhiên, tôi không nói là bạn không nên tiếp tục “làm triết học”, không tự đặt câu hỏi nghi ngờ niềm tin của chính mình nữa. Nên, bạn vẫn làm điều đó; nhưng bạn vẫn nên áp đặt tư tưởng của mình lên những người bạn có thể áp đặt được.
Vậy thì, chúng ta hãy bỏ qua các “rắc rối” và đi tới giải pháp:
Bạn cần khởi lên được trong lòng họ cảm giác thú vị. Nó là cái cảm giác khiến ta ngẩn người ra và tự hỏi “ơ, hóa ra là được à? Thế mà mình cũng không nghĩ ra.” Chính sự thú vị đó mới tiếp thêm năng lượng cho người nghe, làm cho họ thấy bạn tuyệt đối an toàn, và xóa tan mọi dè dặt để đến giúp bạn. Còn bằng không, thì quá trình chú ý, ghi nhớ và biến đổi nghĩa của từ sẽ hành bạn tới chết.
Theo tôi, giải pháp là một cuộc thập tự chinh. Giải pháp, là tẩy não, là tiêm nhiễm tư tưởng vào đầu óc con người từ lúc họ còn rất, rất bé. Tư tưởng từ-bi kia phải là tư tưởng độc tôn, phải là thứ chiếm đoạt lấy suy nghĩ của con người và chối bỏ hết mọi tư tưởng cạnh tranh. Bạn ngạc nhiên ư? Chắc bạn nghe đến khái niệm “a war to end all wars” rồi. Muốn có Pax Mongol, phải có vó ngựa Mông Cổ hoành hành, đốt phá, cướp giết. Muốn có hòa bình, nhất thiết phải có chiến tranh. Hai mặt của một đồng xu, vĩnh viễn không thể tách rời.
Muốn có trí tuệ, phải có ngu muội.
Muốn có từ-bi, phải có nhẫn-tâm.
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực