Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực

Categorized as Xây dựng mạng lưới hỗ trợ người có niềm tin tiêu cực Tagged ,

Nếu bạn cần một file tổng hợp các bài viết liên quan để đọc offline, hãy tải file PDF này .

Để một người có thể nhận ra rằng niềm tin của mình là gây hại cho mình và người khác và cần phải thay đổi, thì cần phải có một sự kiện từ bên ngoài tác động đến họ. Đây là điều ai cũng biết, không cần phải học hành kiến thức cao siêu, nhưng ngay cả những người học hành cao siêu cũng cảm thấy rằng mình không thể làm gì được, mà chỉ có thể thụ động chờ sự kiện đó đến. Đó thật ra không khác gì nói rằng chúng ta bất lực cả. Dự án Quả Cầu muốn xây dựng một con đường để có thể chủ động thay đổi môi trường sống của họ một cách tự nhiên mà không quá gian lao.

Nếu bạn cũng có hứng thú với sứ mạng mà Quả Cầu đề ra, có lẽ trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc. Sự tham gia của bạn sẽ giúp tất cả chúng ta cắt bỏ những rườm rà, gian lao, oan ức, ngộ nhận, mò mẫm không cần thiết.

Thực trạng (Tại sao việc này lại cần thiết?)

Vấn đề về việc thay đổi người có niềm tin tiêu cực có lẽ là điều mọi người đều quan tâm không ít thì nhiều. Có nhiều loại niềm tin tiêu cực, từ việc tự trách móc bản thân đến việc có định kiến với người khác. Và cũng đã có hằng hà sa số những dự án, tổ chức từ hỗ trợ họ đến thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng chúng tôi cho rằng tuy nhiều như vậy vẫn còn thiếu, vì:

  • Nếu người thụ hưởng không muốn thay đổi thì những tổ chức kia cũng không can thiệp. Với những lỗi hệ thống thì chỉ có bạn bè người thân họ mới đủ sẵn sàng để làm việc
  • Có những tình huống phải nhận giúp đỡ cho dù bản thân biết việc đó có nhiều rủi ro. Nếu mình không làm thì không ai làm cả. Và nếu không làm bây giờ thì cơ hội sẽ vụt mất, và không biết đến khi nào cơ hội tiếp theo sẽ đến.
Quá ít quá nhiều

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu này

Nguyên tắc về tôn trọng sự tự quyết đòi hỏi người ngoài không được can thiệp nếu người trong cuộc chưa yêu cầu trợ giúp. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, đại đa số mọi người không tìm hiểu kỹ những lý thuyết về tự quyết, đồng thuận, riêng tư, tin tưởng, v.v. Điều này cũng hợp lý, vì để bàn về chúng một cách rốt ráo thì phải đụng tới triết học, và những người làm thực hành thì chỉ cần lấy kết luận của những bàn luận đó là được. Nhưng theo hiểu biết của chúng tôi, nếu tìm hiểu chúng kỹ lưỡng thì sẽ thấy cách áp dụng như hiện nay là máy móc.

Hậu quả của sự thiếu này

  • Không có tổ chức để điều phối nguồn lực và chủ động tiếp cận để cung cấp kiến thức và hỗ trợ họ
  • Sự bất lực và niềm tin tiêu cực tiếp tục được lan truyền, còn niềm tin tích cực thì không cạnh tranh lại nổi. Người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực được dạy là không can thiệp được, trong khi điều này không phải là bất khả. Họ sẽ buộc phải chấp nhận rằng người gây bạo lực sẽ không bao giờ có khả năng để thay đổi, nên tốt nhất là nên kệ họ đi. Đây chính là một sự bất lực học được khác.
  • Niềm tin vào những điều tích cực có thể bị phản biện là chỉ là sự lãng mạn ngây thơ, chứ không có cơ sở khoa học

Nhu cầu người thụ hưởng

Khảo sát 60 người với câu hỏi “Giả sử bạn của bạn có một niềm tin rất chắc chắn, và điều đó đang gây hại cho họ. Đâu là lý do khiến bạn chưa muốn tác động?” thì các lý do đứng đầu là:

  • Tôi không dám khẳng định mình hiểu đầy đủ vấn đề/hiểu rõ họ nhất
  • Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào
  • Tôi nghĩ nếu họ không sẵn sàng tiếp nhận thì có nói thêm cũng vô ích
  • Tôi nghĩ không cần có tôi họ cũng sẽ tự học được bài học của riêng mình
  • Tôi không muốn gây ra thêm áp lực cho họ

Chỉ có 7 người nói rằng “không quan tâm lắm họ sẽ như thế nào”, “không có thời gian tìm hiểu vấn đề”, và “sợ đánh mất mối quan hệ”. Nghĩa là đa số mọi người sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu, thậm chí sẵn sàng hy sinh mối quan hệ để tác động, nếu như họ thấy rằng mình hiểu được đầy đủ vấn đề, có kỹ năng để can thiệp để họ không thấy áp lực và sẵn sàng tiếp nhận, và thấy rằng không thể trông mong bài học sẽ tự đến với bạn mình.

Nguyên tắc về tôn trọng sự tự quyết đòi hỏi người ngoài không được can thiệp nếu người trong cuộc chưa yêu cầu trợ giúp. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, đại đa số mọi người không tìm hiểu kỹ những lý thuyết về tự quyết, đồng thuận, riêng tư, tin tưởng, v.v. Điều này cũng hợp lý, vì để bàn về chúng một cách rốt ráo thì phải đụng tới triết học, và những người làm thực hành thì chỉ cần lấy kết luận của những bàn luận đó là được. Nhưng theo hiểu biết của chúng tôi, nếu tìm hiểu chúng kỹ lưỡng thì sẽ thấy cách áp dụng như hiện nay là máy móc. Kết quả là, người thân, bạn bè họ được dạy là không can thiệp được, trong khi điều này không phải là bất khả (xem thêm phần dưới). Họ sẽ buộc phải chấp nhận rằng người có niềm tin tiêu cực sẽ không bao giờ có khả năng để thay đổi, nên tốt nhất là nên kệ họ đi. Đây chính là một sự bất lực học được khác.

Xem thêm: Hỗ trợ người gây bạo hành: liệu chúng ta có đang bỏ qua một nguồn lực quan trọng nhất?

Cách thức hoạt động

Thay đổi quan niệm của một người là một việc đòi hỏi sự tiếp cận có hệ thống, nên chúng ta cần có một mạng lưới để hỗ trợ nhau.

Nhóm sẽ có 3 hoạt động chính:

  • Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
  • Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
  • Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực
1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Hoạt động 1: Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

Thay đổi quan niệm của một người là một việc đòi hỏi sự vững vàng về kiến thức mà không phải ai cũng có may mắn được đào tạo bài bản. Nó cũng đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và rảnh rang trong tâm trí, trong khi ai cũng đều có những lo toan trong cuộc sống. Nhận thức được những khó khăn đó, chúng tôi thiết kế một chương trình hỗ trợ bạn với khối lượng vừa phải mỗi tuần cùng với một người đồng hành 1-1 với bạn. Hy vọng nó có thể biến gian lao thành niềm vui.

Hoạt động 2: Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

Ví dụ một số câu hỏi sẽ được thảo luận:

  • Bạn có đủ sẵn sàng cho việc thay đổi người khác hay không? Liệu niềm tin của họ có thực sự cần thay đổi hay không? Liệu cứ để yên thì họ cũng sẽ tự tốt hơn hay không?
  • Liệu sự tác động có vi phạm sự tự chủ của họ không? Tại sao mặc dù quan điểm của họ làm tổn thương bản thân và người khác nhưng họ vẫn có những quyền để bảo vệ quan điểm đó?
  • Làm sao để họ muốn tìm hiểu quan điểm của họ có gì sai không khi mà bạn không giỏi ăn nói và tính bạn cũng hiền, không muốn cãi cọ hay nói xấu người khác? Làm sao để vượt qua những vòng vo của ngôn ngữ, tưởng như bất đồng sâu sắc nhưng thật ra đều đang ngầm đồng ý với nhau? Làm sao chúng ta có thể phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn để có thể tiếp cận họ và những người có nhiều ảnh hưởng đến họ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất?

Thỉnh thoảng chúng ta cũng sẽ tổ chức một số buổi nói chuyện và mời những chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan như nhân quyền, tâm lý học, phát triển cộng đồng, phân tích mạng lưới xã hội để cùng nâng cao hiểu biết.

Hoạt động 3: Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Gồm các hoạt động sau:

  • Quảng bá mạng lưới để mỗi thành viên có thêm xác suất tìm được người có khả năng và hứng thú trợ giúp
  • Giao lưu offline giữa các thành viên
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu thành viên từ Graph API và minh hoạ mạng lưới dưới dạng đồ thị. Yêu cầu: cần tìm người có chuyên môn về phân tích mạng lưới xã hội

Đọc thêm: Nhờ người thứ 3 tác động người có niềm tin tiêu cực

Quyền lợi

  • Có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết để tác động, không cảm thấy không biết bắt đầu từ đâu
  • Được hỗ trợ 1-1 để giảm khó khăn trong quá trình tác động (VD: phụ tìm hiểu kiến thức, phụ tác động những mối quan hệ chung)
  • Được cung cấp những kiến thức liên quan, đặc biệt là ở lĩnh vực tâm lý học, nhân quyền và phát triển cộng đồng
  • Không phải cam chịu những ngụy biện mà trong thâm tâm bạn hiểu rằng chúng chỉ là sự bất lực vô lý
  • Trở thành người lan toả tinh thần dám làm những điều vô cùng đúng và vô cùng khó đến cho người khác

Mục tiêu

Trong vòng 3 tháng tới (20/6 – 20/9): Có 15 bạn tham gia chương trình. 3 bạn đến chặng 3. 1 bạn đến chặng 4

STTCác hạng mục hành độngMục tiêu đo lường được cho hạng mục hành độngBan
1Tuyển thành viên dự án2 bạn cam kết làm trong 3 thángNhân sự
2Khảo sát thành viên nhóm30% số thành viên nhóm hoàn thành 2 bản khảo sátXây dựng cộng đồng
3Xây dựng tương tác cho thành viên nhóm10% thành viên trong nhóm tham gia tương tácXây dựng cộng đồng
4Có được nơi bảo trợ truyền thông1 tổ chức có hơn 100.000 người theo dõi nhận bảo trợĐối ngoại
5Có được người cố vấn1 chuyên gia về tâm lý học nhận làm cố vấnĐối ngoại
6Tìm quỹGây quỹ được tầm 10.000.000 đồng để chi trả cho các hoạt động cố vấnĐối ngoại
7Xây dựng lộ trình cho hấp dẫnNội dung
8Dịch 2 bài viết về riêng tư, tự trịCác bài đấy được hiệu đínhNội dung

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 2.3 / 5. Số lượt đánh giá: 3

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply