Bạn Nguyễn Trần Anh gửi: Chuyện Tiểu Cúc | Một lời đáp

Categorized as Sách, thơ, phim Tagged , ,

Vài dòng phản hồi, cho lời bình thơ trong bài Chuyện Tiểu Cúc

Chắc tại cơ duyên sảo hợp, mà mình được biết đến bài thơ này, cùng những lời bình trân trọng dành cho thơ và tác giả. Mà, bởi tác giả (bài viết) đã dành nhiều tâm, nhiều tình cho lời bình luận về bài thơ, mình đọc rồi, bỗng cảm thấy phải viết một điều gì, để hồi đáp cái tâm tình ấy. 

Thơ viết:

Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta
Mùa thu nói điều gì rất lạ:
Lá đổ vàng trầm tư sắc lá
Mùa thu nói điều gì rất lạ:
Heo may qua không một chút tình cờ.
Con dế buồn hát một điệu bơ vơ
Dòng sông nhỏ bay về trời làm bão
Lão lang thang lạc nhịp bỗng quay đầu
Thấy cuộc đời vẫn hồn nhiên tấu nhạc.

Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta đâu?
Em chớ nghe mùa thu say – nói nhảm
Em chớ nghe vầng trăng khóc trên trời
Đàn se sẻ một chốc bỗng lên ngôi
Tha cọng cỏ thả trên đồi mộng mị.
Người trăm năm liệu có biết đi tìm?
Chuyện Tiểu Cúc, chữ Tình ai viết vội…

Tiểu Cúc à, Tiểu Cúc của ta ơi!
Ngày mùa hạ Tiểu Cúc hãy rong chơi
Đêm mùa thu-xin về đây nằm ngủ…

***

Hoa cúc nhỏ mỏng như lời nói dối
Em như tơ – hóa mộng giữa sương ngời…
….
Tiểu Cúc à…
…Tiểu Cúc của ai ơi?

Bình viết, 

Bài thơ là một bức chân dung, phác thảo Tiểu Cúc như là một cuộc đời đầy đong những kỷ niệm và cảm nghiệm – với sắc lá vàng, gió heo may, tiếng dế ca, cơn mưa mùa, và lão lang thang. Và Tiểu Cúc, trong ánh mắt của một kẻ si mê, đang lạc lối giữa trập trùng cảm xúc ấy. Kẻ si mê, hay tác giả kia, thì mải miết gọi với, mải miết đeo đuổi, còn Tiểu Cúc, thì cứ lạnh lùng mà làm ngơ. “Ai mặc kệ được sự mặc kệ của Tiểu Cúc, thì mới là người Tiểu Cúc cần tìm”, chính là ý vậy. Song, dẫu được theo đuổi đầy nhiệt thành, Tiểu Cúc lại chẳng chọn để mình sà vào lòng tác giả. Ngược lại, quyết định hoá thành hư ảo, đắm vào mỹ mộng, rồi tan đi. 

Mình, đọc bình văn lần thứ nhất, chỉ thấy đồng tình: bởi ai chê bài thơ này rời rạc, thì thật là chẳng biết thưởng thơ. Đọc đến lần thứ hai, thấy hết đồng tình, bởi cách nhìn của mình về bài thơ thật ra hơi khác. Mà đọc tới lần thứ ba, tư, năm… thì chỉ thấy còn lại trên con chữ, những lời tự bạch của người viết bình văn. 

Lần đầu chạm tới bài thơ, mình liền cảm thấy lâng lâng. Có lẽ một phần là vì thơ thật nhịp nhàng đầy giai điệu. Nghe mỗi lời thơ như một lần đưa võng, đu đưa lòng người đọc vào một chốn tư yên. Lại nói, bài thơ đọc lên liền nghe như mùa Thu đã về rất cận, như thể Thu hiện diện quanh khắp, trong mọi giác quan và trong mọi cảm nhận. Thơ như thế, ắt không thể không hay. 

Lại nói, thực ra, Tiểu Cúc đối với mình không phải là một bức chân dung, mà là một ước vọng. Từ lúc xuất hiện, Tiểu Cúc đem về cả một không gian dậy cả mùa, như nói rằng bên em, người ta chạm mặt với vô vàn ký ức sinh động của mùa Thu – mà không gặp em, không phải cùng em, thì khó lòng nào người ta cảm thấy được. Tiểu Cúc đem đến sự cảm nghiệm, và cảm nghiệm làm ta khao khát – khao khát chính cảm nghiệm, và khao khát em. 

Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta đâu?
Em chớ nghe mùa thu say – nói nhảm

Người trăm năm liệu có biết đi tìm?
Chuyện Tiểu Cúc, chữ Tình ai viết vội…

Tha thiết yêu Tiểu Cúc, mong muốn có Tiểu Cúc, nên mới sinh ra cái câu hỏi khao khát “Tiểu Cúc của ta đâu?”. Mà, khao khát ấy, còn như kèm cả xót thương, bởi Tiểu Cúc chỉ cần một người – người trăm năm ấy – thôi. Nhưng “người trăm năm” dường như chẳng biết tìm kiếm em. Cho nên, dẫu được khao khát, Tình em lại vẫn chưa trọn.

Tiểu Cúc à, Tiểu Cúc của ta ơi!
Ngày mùa hạ Tiểu Cúc hãy rong chơi
Đêm mùa thu-xin về đây nằm ngủ…

Có cảm giác, bài thơ như là tuyệt vọng ở sau hai dấu chấm lửng. Dấu đầu tiên, là cái nhận thức bàng hoàng rằng dẫu Ta khao khát em, Ta vẫn không phải là người em cần; còn dấu thứ hai, là xót xa rằng dẫu Ta chờ đợi em, lời ngỏ mời của Ta chỉ là tiếng mời bị buông lơ, tuyệt vọng. Tiểu Cúc chẳng cần Ta, dẫu rằng em cần một sự hiện diện nào đó.

Chính bởi thế, mà Tiểu Cúc là một ước vọng xa vời. Bởi em chọn tan đi, tan thành mộng, mau mất đi như lời nói dối, trong sự chờ đợi một “người trăm năm biết đi tìm”. Và em mãi chẳng thuộc về, Ta.

Cũng là bởi cách nhìn vào bài thơ, và cảm nhận bài thơ thật khác nhau, mà mình cảm thấy – rất mạnh mẽ, từ bình văn, con người của tác giả. Cách nhìn của tác giả đến bài thơ, và đến Tiểu Cúc, thật cá nhân, chân thật, và đầy tính con người. (Khác với cách nhìn của mình, chắc hơi nhiều… drama!?) Một người nghĩ nhiều, và đôi khi cô độc; một người có nhiều suy tư về giá trị của bản thân, cũng như giá trị của mỗi cá nhân; đồng thời, cũng là một người kiên quyết với lựa chọn của chính mình, và cũng có một tấm lòng biết yêu thương mãnh liệt. 

Và bài viết, dẫu chỉ bình một đôi câu thơ, lại cũng gợi lên những câu hỏi làm người ta phải ngẫm. Giả như, liệu, có nên mải miết sống trọng theo cái lý tưởng của mình, đến tan thành giấc mộng? Và liệu người yêu thương, dẫu không thuộc về mình (nữa), có hạnh phúc không. 

Tựu trung lại, đọc được bài bình văn này, mình như đi lạc vào một nơi xa lạ. Lạc giữa những câu thơ rất thơ, và giữa những lời văn đanh thép đầy cá tính. Và, cũng không biết tác giả bài bình văn lỡ đọc được lời phản hồi này sẽ nghĩ gì. Chỉ mong rằng tác giả hiểu, mình chẳng dám ngông cuồng khen chê, mà đang chân thành góp thêm một lời nhiều chuyện.

Mà, lại thêm một lời nhiều chuyện nữa: Tiểu Cúc và Ta, nếu đã lựa chọn, đừng hối tiếc.

07.05.2019

(Bài gốc: Chuyện Tiểu Cúc|Một lời đáp – Nhà của Gió)

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply