Nội dung
Các cấp độ thành viên
Nhân sự nòng cốt
Đặc điểm:
- Vẫn cảm thấy mình thong thả khi phải làm thêm việc/khi tổ chức cần mình. Cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi thỉnh thoảng phải ưu tiên công việc của tổ chức hơn những công việc, niềm vui khác. Sống trong trách nhiệm nhưng không cảm thấy mình có trách nhiệm gì
- Quan tâm đến việc tổ chức có đạt được mục tiêu của mình hay không. Hiểu rõ chiến lược và mục tiêu của tổ chức. Chia sẻ những suy tư của những nhân sự nòng cốt khác
- Nhiệt huyết. Chủ động hỏi thêm việc khi đã xong việc cũ. Không có sự khuếch tán trách nhiệm. Không cảm thấy mình phải cần nhận thêm gì/cảm thấy việc được nhận việc đã là một phần thưởng
Tình nguyện viên
Quyền lợi
- Được viết giấy giới thiệu
- Được tập huấn các kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các công cụ (VD: Notion, Slack, OneNote, Hubspot, Google Analytics, Obsidian, v.v.)
- Được tham gia chọn lịch họp phù hợp với lịch của mình
- Được để ảnh cảm ơn trên web sau 3 tháng
Trách nhiệm
- Tham gia ít nhất 1 buổi họp hàng tháng (có thể không cần nếu công việc quá đặc thù)
- Đảm bảo tiến độ công việc
- Làm theo văn hoá tổ chức
- Dám hoài nghi và chất vấn những quan điểm của Quả Cầu
Bạn bè Quả Cầu
Phù hợp cho những bạn hứng thú tò mò với Quả Cầu nhưng chưa sẵn sàng nhận công việc.
Quyền lợi: Được quan sát Quả Cầu từ bên trong mà không phải làm gì
Yêu cầu trước khi tham gia:
- Thông báo trước với nhóm buổi mình sẽ tham gia
- Đọc trước những chủ đề nhóm đã bàn trước đó trên Trello. Hỏi trước những thắc mắc của bạn trong kênh chat chung trên Discord để được giải đáp, vì khả năng cao là thắc mắc của bạn đã được bàn luận trước đó rồi
- Khuyến khích vào đúng giờ để được nghe tóm tắt đầu buổi họp. Báo trước với mọi người nếu không thể vào sớm hoặc họp được
- Hiểu rằng trong cuộc họp tất cả các thành viên đều được góp ý kiến, và người đứng đầu sẽ chỉ chốt ý kiến cuối cùng khi các thành viên còn lại không thể đi đến sự nhất trí chung
- Hiểu rằng cần phải vét cạn mọi lập luận để thuyết phục nhau (xem thêm: lập luận thợ rèn)
Quyền truy cập các kênh liên lạc
Nội bộ | Cộng đồng | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Group chat Facebook | Group Mạng lưới người thân, bạn bè của ncnttc (kín) | Trello, Gather, Airtable, Kênh Discord (kín) | Slack, Notion, Confluence, Google Drive | Group bạn bè QC (mở) | Kênh Discord mở | ||
Đặc điểm | Chia theo từng chủ đề | ||||||
Xem được ai đã đọc | |||||||
Đi ra sẽ không thông báo | |||||||
Chức năng | Cho những người muốn tác động người khác | ||||||
Thảo luận về các ý tưởng | |||||||
Lưu trữ, tổng hợp lại các vấn đề đã được thảo luận trước đây | |||||||
Cơ sở cho sự tin tưởng lẫn nhau trong việc tác động | |||||||
Cho những người muốn quan sát nội bộ hoạt động | |||||||
Xây dựng cộng đồng, nhận sự giúp đỡ của cộng đồng | |||||||
Đối tượng | Hoàn toàn không biết gì về QC, mới chỉ lướt lướt | ||||||
Đã biết một chút về QC rồi | |||||||
Chưa trả lời câu hỏi đầu vào mạng lưới | |||||||
Được một thành viên cảm thấy đủ ổn để tham gia | Cần giới thiệu khi vào | Cần giới thiệu khi vào | Cần giới thiệu khi vào | Cần giới thiệu khi vào | |||
Đã đăng ký tham gia group mạng lưới | |||||||
Đã đăng ký làm TNV | |||||||
Đã tham gia 1 buổi họp | |||||||
Đã tham gia 3 buổi họp | |||||||
Cách thức giới thiệu | Giới thiệu riêng khi cảm thấy đã đủ tin tưởng |
Ở bên trong Quả Cầu thì bạn sẽ thấy những gì?
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực