Đây là những câu hỏi bạn có thể gặp trong quá trình hoàn thành Bản câu hỏi dành cho người muốn thay đổi quan niệm của bạn mình.
Nội dung
Một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc toàn diện bao gồm những gì?
Theo tâm lý học tích cực, một người được xác định là có sự khoẻ mạnh và hạnh phúc toàn diện (well-being) khi họ có 5 yếu tố sau:
- Cảm xúc tích cực (Positive Emotion)
- Hoà mình vào dòng chảy (Engagement)
- Có các mối quan hệ tích cực (Relationships)
- Cuộc sống có ý nghĩa (Meaning)
- Thành tựu (Accomplishment)
Con người có các nhu cầu cơ bản nào?
Theo Marshall B. Rosenberg, con người có những nhóm nhu cầu cơ bản sau:
- Tự do ý chí
- Vui chơi
- Đồng cảm tinh thần
- Trở nên toàn vẹn
- Nuôi dưỡng thể chất
- Kỉ niệm các sự kiện
Khi nhìn về cảm xúc của mình, một người có thể cảm thấy những gì?
Cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tồi tệ (tự ghê tởm)
| Cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tốt (tội lỗi)
|
Cảm thấy tốt về việc cảm thấy tồi tệ (tự công bình)
| Cảm thấy tốt về việc cảm thấy tốt (cái tôi/tự mãn)
|
Đâu là dấu hiệu của một cái đầu mở?
Là sự tôn trọng với những thứ trái ngược với những điều mình tin là đúng. Có thể trong một cuộc tranh luận, cả hai bên đều cứng đầu, và có thể sẽ không ai thuyết phục được ai. Nhưng miễn là cả hai đều đưa ra được một lý do mới cho mỗi lần nói thì đó vẫn là một cuộc trao đổi lành mạnh, và cả hai vẫn sẽ thu lại được một điều gì đó sau cuộc nói chuyện. Còn nếu chỉ có một bên đưa ra được lý do, còn bên kia gạt phắt ngay lập tức và cho rằng người kia chắc chắn là sai dù không hề xem xét lập luận đó, thì lúc đó đúng là có vấn đề.
Tất nhiên, cũng có rất nhiều lý do cho việc không đưa ra được lý do tại sao. Có thể là do họ e ngại việc trả lời sẽ bị đánh giá, có thể là lúc đó họ cũng không biết phải giải thích sao, có thể là họ biết giải thích nhưng cũng ý thức được rằng nếu nói thiếu ý sẽ dẫn đến một cách hiểu hoàn toàn khác. Nhưng biểu hiện của chúng là sự nhức đầu và bối rối, chứ ko phải là gạt ngay và nói bạn sai ngay lập tức. Nếu khi ta đưa một thông tin trái ngược cho họ và họ phản ứng là “ủa vậy à? Để từ từ nghĩ thêm”, hoặc “ừ biết rồi, nhưng giờ chưa biết giải thích sao”, thì tốt, ta không có gì phải lo. Nếu họ phủ nhận phản biện của bạn nhưng sự phủ nhận đó dựa trên những thông tin bạn nói, thì đó là đang tìm cách chỉ ra sự mâu thuẫn của bạn chứ không phải phớt lờ nó.
Những thứ gây hại đến sự khoẻ mạnh toàn diện của một người có tính chất gì với người ngoài và với chính họ?
Với người ngoài | Với chính họ | |||||
---|---|---|---|---|---|---|
Hiểu rằng điều này là có hại cho họ, không cần bàn cãi | Dấu hiệu dễ nhận ra ngay cả với người ít tiếp xúc với họ | Nhận định khó bị bóp méo bởi hệ giá trị của bản thân | Thực sự không hiểu tại sao có hại | Biết là có hại nhưng phớt lờ, tìm cách biện minh | Biết là có hại nhưng không còn cách tốt hơn | |
Người nghiện chất (rượu, thuốc lá) | Tuỳ | Tuỳ | ||||
Người gây bạo hành thể xác | Tuỳ | Tuỳ | ||||
Người gây bạo hành tinh thần | Tuỳ | Tuỳ | ||||
Người có định kiến với người khác | Tuỳ | |||||
Người lệ thuộc người khác | Tuỳ | Tuỳ | Tuỳ | |||
Người nuông chiều bản thân | Tuỳ | Tuỳ | Tuỳ | |||
Người có nhiều nỗi sợ | Tuỳ | Tuỳ | Tuỳ |
Làm sao để biết chắc chắn mình đúng? Nhỡ đâu chính mình mới có bóp méo?
Mời bạn đọc bài chi tiết: Làm sao để biết chắc chắn mình đúng? Nhỡ đâu chính mình mới có bóp méo?
Một người có dự định thay đổi sẽ trải qua những giai đoạn nào?
Biết được họ đang ở giai đoạn nào sẽ giúp chúng ta kiên nhẫn hơn trong việc đồng hành với họ.
Khi nào một người có dự định hành động?
Để một người có ý định muốn làm một điều gì đó, thì cần xét những điều kiện sau:
- Họ có thái độ tích cực với việc làm đó không?
- Họ có thấy mọi người xung quanh cũng làm điều đó không?
- Họ có nghĩ rằng mình có khả năng đạt được kết quả không?
Đây chính là lý thuyết về dự định hành động (theory of planned behavior).
Khi nào một người sẽ ưu tiên làm?
Không phải cứ có ý định làm là ta sẽ làm ngay. Chúng ta có vô vàn thứ muốn làm nhưng chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ có thời gian làm. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự ưu tiên của chúng ta là sự khẩn cấp và quan trọng. Có thể bạn đã biết về nó qua bảng này:
Có lẽ ai cũng hiểu là nên tập trung thời gian để làm những thứ quan trọng, nhưng nhiều công việc không quan trọng lại bắt buộc chúng ta tự mình làm nó. Hơn nữa, ngay cả những những thứ ở ô không quan trọng và không khẩn cấp đôi lúc cũng cần thiết. Những thứ ở ô đó giúp chúng ta thư giãn, cân bằng cuộc sống và tận hưởng sự thong thả. Chúng cho phép những thứ ngẫu nhiên được lọt vào trong sự bận rộn của chúng ta, giúp ta khám phá được những thứ mà ta không nghĩ là mình cần biết. Và như vậy nói một cách nào đó chúng cũng quan trọng không kém.
Xem thêm bài viết dài tập của Wait But Why: Vì sao chúng ta trì hoãn? Có thể bài viết này không khẩn cấp hoặc quan trọng cho công việc của bạn, nhưng tôi nghĩ nó cũng xứng đáng để lên ngôi đầu bảng một lần.
Nếu bạn muốn nhờ một ai đó giúp bạn, thường nó vừa không khẩn cấp vừa không quan trọng với họ. Kể cả khi họ cảm thấy là quan trọng, nhưng bạn cũng phải chờ họ giải quyết xong hết chuyện ở ô thứ 1. Mà những công việc này lại tuân theo định luật trời ơi đất hỡi sau:
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực