Cảm xúc trong mỹ học

Categorized as Cái đẹp, cảm xúc, ham muốn, đam mê Tagged , ,

Đây là tóm tắt của mình sau khi đọc xong 3 chương đầu cuốn Cm xúc trong m hc. Sách xuất bản năm 1995, tác giả là Warren Shibles, giáo sư đại học Wisconsin-Whitewater. Cuốn sách dựa trên lý thuyết về nhận thức – cảm xúc của Beck và Ellis (một lý thuyết lớn trong tâm lý học), lý thuyết liên tưởng về nghĩa (association theory of meaning), và trích Wittgenstein khá nhiều. Tác giả có vẻ là dân triết học âm nhạc, vì âm nhạc được đem ra làm ví dụ khá nhiều. Giọng văn hơi thiếu tính trung lập, đưa ra nhiều mệnh đề khẳng định như thể là sự thật hiển nhiên, hầu như không dùng những cụm từ như “có thể”, “có vẻ”, “tôi nghĩ”. Mình nghĩ có thể là do tác giả cũng nghiên cứu về tu từ nên mới như vậy.

Nói chung mình nghĩ nếu ai quan tâm đến mỹ học cũng nên đọc qua vài trang.

Phần giới thiệu: Các khái niệm được dùng trong mỹ học có vô vàn cách hiểu khác nhau¹, và chính vì như vậy nên các triết gia chỉ đưa ra được những mệnh đề luẩn quẩn², hoặc ở tình trạng không hiểu ý của nhau, ông nói gà bà nói vịt. Mọi người đều nói về cảm xúc mà không hề đưa ra một định nghĩa nào (tại đang mải định nghĩa những khái niệm khác). Rốt cuộc, họ kết luận rằng mọi thứ chẳng đi được đến đâu, và từ bỏ hi vọng rằng có thể có một bước tiến nào đó trong ngành.

1. Mình gọi là những từ đồng âm khác nghĩa
2. Mình gọi là những từ đồng nghĩa khác âm

Chương 1: một thứ có thẩm mỹ là một thứ có giá trị. Mỹ học thực chất là đạo đức học. Các từ đồng nghĩa khác âm được thống kê lại.

Chương 2: cảm xúc (emotion) và cảm giác (feeling) là hai thứ khác nhau. Cảm xúc là những sự nhận thức sinh ra cảm giác. Cảm xúc thẩm mỹ (aesthetic emotions) chỉ có thể là các cảm xúc tích cực, không thể là cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc thẩm mỹ là một loại cảm xúc meta (cảm xúc về cảm xúc). Đối tượng thẩm mỹ chỉ là cách gọi khác của cảm xúc thẩm mỹ.

Chương 3: cảm xúc thẩm mỹ không phải là cảm xúc hằng ngày. Tuy nhiên nó sẽ có những đặc trưng của cảm xúc nó đang tái tạo (resemble) lại. Ví dụ như cảm xúc buồn-thẩm mỹ sẽ có những đặc tính của cảm xúc buồn-thông thường (sadness qualities, sad-making characteristics). Nhưng sự tái tạo này không phải là sự nhân hóa. Khi nói “một bản nhạc buồn” nghĩa là bản nhạc đó làm ta buồn, nhưng nói “một cái cây buồn” thì lại là vì ta nhân hóa nó, và gán cho nó những cảm xúc của ta, mặc dù cả hai câu đều có chung cú pháp.

St-Bernard
Nhìn mặt giống chó St. Bernard, ta thấy có nét buồn, mặc dù việc ta trông nó buồn không hề liên quan tới việc nó có thực sự buồn hay không.

Link trên Springer

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply