Nội dung
Đã có những tổ chức cụ thể nào áp dụng mô hình này?
Wikipedia, Bitcoin và Al Queda có lẽ là những cái tên được nhiều người biết đến nhất.
Loại tổ chức mà những chuyên gia luôn mong muốn phát triển nó nhất chính là các mạng lưới và các hệ sinh thái.
Loại tổ chức mà ai cũng sống ở trong nó mà không nhận ra mình đang sống trong nó chính là các cộng đồng dân cư như là chung cư, thị xã, thành phố.
Loại tổ chức ai cũng sử dụng hằng ngày đó là các mạng xã hội như Facebook, YouTube hoặc các nền tảng giao dịch hoặc chia sẻ như Grab, Shopee, Airbnb.
Tên chính xác của loại hình tổ chức này là gì
Trong khoa học phức hợp thì đây được gọi là loại tổ chức phi tuyến tính. Trong triết học của Deleuze và Guattari thì nó được gọi là rhizome.
Ngoài ra, trong những ngành nghề khác nhau thì nó cũng có thể xem là gần giống với những tên gọi sau:
- Trong công tác xã hội: nhóm đồng đẳng
- Trong quản lý tổ chức: sociocracy
- Trong kinh tế học xã hội: commons-based peer production
Tại sao các công ty, tập đoàn lớn không áp dụng nó?
Có thể có những lý do sau:
- Họ không biết về mô hình này
- Thói quen khó thay đổi, trải nghiệm sống chưa đủ để họ cảm thấy nó khả thi
- Ta không biết là họ có áp dụng nó
Để bắt đầu tìm hiểu về nó bạn có thể xem những khoá học miễn phí trên YouTube của Systems Innovation. Đây là một ví dụ:
Mô hình này có dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm không?
Để trả lời được câu hỏi này trước hết ta cần trả lời được câu hỏi: Khi nào thì một người có động lực làm việc?
Cuốn sách Động lực (Drive) của Daniel Pink sẽ cho ta câu trả lời này. Một người sẽ có động lực nội sinh khi:
- Họ được tự quyết định việc mình sẽ làm (autonomy)
- Càng làm họ càng thấy mình tiến bộ và thành thạo hơn (mastery)
- Công việc đang tạo nên một điều gì đó có ý nghĩa cho một điều lớn lao hơn (meaningful)
Vậy, khi đáp ứng được những nhu cầu này, thì họ sẽ có động lực để làm. Khi nhu cầu không được đáp ứng thì họ sẽ đùn đẩy trách nhiệm. Khi đã có động lực để làm rồi thì họ sẽ tự động làm mà không đợi ai nhắc. Mấu chốt ở đây là tập thể phải luôn đáp ứng được nhu cầu của họ.
Không phải lúc nào tập thể cũng đáp ứng được nhu cầu của cá nhân
Nếu đó là những công việc chỉ có tác dụng kiếm tiền chứ không có ý nghĩa lớn lao nào, thì mô hình tổ chức không phân cấp này không phù hợp cho việc này. Mô hình phân cấp như cũ có lẽ vẫn hiệu quả hơn trong việc này.
Nếu công việc đó có ý nghĩa, nhưng lặp đi lặp lại – người chưa từng làm thì có thể thấy nó thú vị, muốn thử sức, muốn trải nghiệm, nhưng sau đó thì nó chán ngắt – thì hãy chấp nhận cho họ làm những việc khác. Nếu không ai nhận làm những việc này, thì công việc sẽ bị dồn ứ, cho đến khi nào có một người bực mình quá chịu không nổi và sẽ nói “tôi sẽ làm công việc này”, và trở thành thành viên nòng cốt cho nhiệm vụ đó. Họ làm không phải vì họ phải sống trong trách nhiệm, mà bởi vì tự bản thân kết quả công việc đem lại ý nghĩa cho họ.
Hơn nữa, sống cùng với nhau, hỗ trợ nhau dường như là đam mê bất tận của loài người. Chính vì như vậy, nên ta không bao giờ sợ sự thiếu trách nhiệm. Khi bạn cảm thấy gắn bó với một tập thể, thì bạn cũng sẽ có xu hướng ưu tiên nhu cầu của tập thể lên trước.
Có những công việc đòi hỏi sự cam kết, nếu rút ra giữa chừng thì sẽ ảnh hưởng tới những người ở lại
Vậy thì sẽ quay lại mô hình phân cấp như trước. Nhưng sau khi công việc hoàn thành rồi thì giải tán. Đây là mô hình nhóm đặc nhiệm, và cũng là ý nghĩa của ý “tiếng kêu của con chim sáo đã giải phóng nó khỏi chính nó”.
Sự hứng thú thì nhanh đổi chóng tàn. Chỉ có sự cam kết và kỷ luật thì mới tạo ra được thành quả
Thực ra thứ mà mọi người khi nói tới cam kết và kỷ luật không thực sự là cam kết và kỷ luật, mà là sự kiên trì. Nếu một người có động lực mạnh mẽ làm một thứ thì họ sẽ vô cùng kiên trì. Chỉ việc được làm nó thôi đã đem lại hạnh phúc cho họ. Họ sẽ tự có kỷ luật với bản thân, nhưng họ không sống trong sự kỷ luật đó. Hơn nữa, tính cách con người thường không thay đổi nhiều. Một người khi được là chính mình thì họ thì họ cứ tiếp tục là chính họ thôi. Ai có thể hết hứng thú được trở thành chính mình? Ai có thể hết hứng thú được sống một cuộc đời ý nghĩa?
Đây rốt cuộc là thái độ của ta đối với sự thay đổi (mà cụ thể ở đây là sự thay đổi của sự hứng thú): ta sẽ đón chào nó, hay sẽ xem nó là thứ nguy hiểm?
Nếu có người cố ý trục lợi thì sao?
Những hệ tập trung thì có ưu điểm là dễ quản lý và vận hành hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng nếu bị tấn công một cách có chiến lược thì dễ chết.
Trong mô hình phân cấp, thành viên chỉ có mối liên hệ giữa cấp trên, cấp dưới và những thành viên. Vì nó được thiết kế để quản lý tổ chức với ít sự liên kết giữa các thành viên, cố gắng điều phối những thành viên độc lập quanh một trò chơi có tổng bằng 0, để có thể quản lý sự cạnh tranh nhu cầu bằng mệnh lệnh từ cấp trên. Ngược lại, ở mô hình không phân cấp, do nó không phải là trò chơi có tổng bằng 0, nên nếu có người muốn trục lợi hoặc cạnh tranh thì họ sẽ bị thiệt trước. Tất cả những gì mình cần làm chỉ là chỉ ra điều đó cho người mới gia nhập.
Hơn nữa, việc lắng nghe họ không nhất thiết là phải đáp ứng nhu cầu của họ. Họ cũng phải làm cho nhóm thấy là nhu cầu của họ là hợp lý để có thể cân nhắc.
Cuối cùng, bạn vẫn có thể sống với tỉ lệ bị lừa đảo không đổi. Giống như bạn vẫn biết chạy xe có thể bị tai nạn chết. Bạn đã quen với chuyện đó rồi. Nay có một phương tiện giao thông mới hứa hẹn sẽ chạy nhanh hơn. Thứ nó hứa hẹn là chạy nhanh hơn, chứ tỉ lệ tai nạn thì không thay đổi. Thì bạn cũng đâu vì thế mà sợ rằng sẽ dễ chết hơn đâu?
Nếu có quá nhiều người cùng nói thì sẽ rất là nhức đầu
Việc cho mọi người cùng góp ý kiến sẽ giúp ta vét cạn lập luận của nhau. Nó sẽ cho ta những chỉ báo cho những hướng đi tiếp theo.
Để tránh quá tải trong việc liên lạc, bạn có thể tham khảo mô hình sociocracy sau:
Nếu đến cùng vẫn không ai đồng ý được với ai thì sao?
Thì sẽ tách ra. Miễn là những người của nó đều đạt được nhu cầu của mình, thì tổ chức đó đã thành công. Giống như sẽ có những con kiến tách ra khỏi đàn để lập đàn mới vậy. Hãy xem tổ chức không phải là tổ kiến, mà là loài kiến. Việc các con kiến tìm được nơi nó muốn đến nhất chính là sự thành công của loài kiến.
Khi áp dụng mô hình này thì người tham gia cần có những tố chất và kỹ năng gì?
Có lẽ thứ đủ để giúp họ hoà nhập được vào môi trường là việc đặt câu hỏi để có thể biết mình muốn gì và biết người khác muốn gì. Nếu có hiểu biết về khoa học phức hợp thì sẽ rất tốt.
Để bắt đầu tìm hiểu về nó bạn có thể xem những khoá học miễn phí trên YouTube của Systems Innovation. Đây là một ví dụ:
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực