Kết luận

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Sách, thơ, phim, Tự nhiên, hệ thống, khoa học, quyền uy Tagged , , , , , ,

Cái từ “khoa học” đó đã bị biến nghĩa rồi. Thứ ông ấy nói không phải là khoa học đúng nghĩa. Nhưng thứ ông ấy làm, từ đầu chí cuối, lại là khoa học đúng nghĩa. Nghĩa là ông ấy nói một đằng làm một nẻo.

Ông ấy có thể đã giác ngộ, có thể là người vô vi. Ông ấy cũng là một chuyên gia nông nghiệp giỏi, có tầm nhìn xa. Nhưng khi nói về bản chất của khoa học, có lẽ ông ấy chưa hiểu đủ về nó. Mà nói về một thứ mà mình không hiểu gì, thì có lẽ đó không phải là tinh thần của thiền. Nhưng làm một thứ mà mình còn không nghĩ là mình đang làm nó, thì lại là tinh thần vô vi.

Đọc lại từ đầu

Đọc tiếp

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

1 comment

  1. Mình đã đọc hết bài viết của bạn và rất tôn trọng bạn vì có thể đưa ra phân tích không thiên kiến. Người ta có thể dễ dàng chọn thuận theo hay chống lại, đúng và sai chứ rất khó để vừa thấy đúng vừa thấy sai cùng lúc. Tuy nhiên mình không đồng ý lắm về luận điểm “thứ ông ấy làm là khoa học”, bởi: (i) ông ấy thực hành, thực hiện các phép thử và nhờ đó tích lũy được kinh nghiệm nông nghiệp, song kinh nghiệm ấy về cơ bản cũng như “chuồn chuồn bay thấp thì mưa”, không tới được bản chất vấn đề mà chỉ là cách lý giải của riêng ông ấy. Nếu nói kết quả quan trọng nhất và ông ấy đã ra được kết quả thỏa mãn giả thiết là xong thì bản chất nó lại không phải là khoa học. Nó có thể trở thành tri thức dân gian, kinh nghiệm thực tiễn hoặc bất cứ tên gọi gì khác. (ii) ông ấy không hướng đến cùng mục đích với khoa học nông nghiệp hiện đại. Cái ông ấy muốn là thực hành một cách làm nông nghiệp khác (được cho là) bền vững hơn. Song đồng thời nó không giải quyết được vấn đề mà nông nghiệp hiện đại đang cố giải quyết, không thể trở thành giải pháp thay thế hay một phương thức tiến bộ hơn, ở trình độ cao hơn. Giống như hai người bạn, một người nói rằng mùa hè nên đi biển để có thể tắm nắng, tắm biển và ăn hải sản, từ đó họ giải tỏa stress và phục hồi sức khỏe tinh thần, thì người bạn còn lại nói rằng lên núi mới yên tĩnh, chứ họ bị dị ứng hải sản và lại sợ đen da. Người bạn thứ 2 lên núi và ở đó yên tĩnh thật, nhưng lúc này câu chuyện đi lên núi hay xuống biển đã không còn cùng vì một mục đích.

Leave a Reply