Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?

Categorized as Bài nổi bật, Sách, thơ, phim Tagged , , , , ,

Xkcd là một trang web truyện tranh mini của tác giả Randall Munroe. Là một người tìm hiểu nhiều về khoa học, mình đã tốn không biết bao nhiêu thời gian cho nó, vì đọc nó thực sự rất hài và rất thấm. Nhưng cái hay nhất của xkcd có lẽ là vì nó đã giúp độc giả nói lên được những cảm xúc mà họ không quen nói. Các nhân vật được blog Quả Cầu sử dụng như Cueball, Megan, Danish, Black Hat, Beret đều là các nhân vật trong xkcd. Vì những nhân vật này không có khuôn mặt, nên những gì mình hình dung đều có không gian để được phóng chiếu vào đó.

Randall Munroe từng làm trong bộ phận robotic ở NASA, nhưng chỉ được trong 6 tháng vì cảm thấy việc vẽ truyện tranh trên mạng vui hơn (và kiếm được nhiều tiền hơn). Tên của anh được đặt cho một thiên thạch nằm giữa Sao Hỏa và Sao Thổ: thiên thạch 4942 Munroe. Quả thiên thạch này nếu mà đâm vào Trái đất thì cũng đủ sức gây ra một cuộc đại tuyệt chủng tương tự như thời khủng long. May là nó không hướng về phía Trái đất. Năm 2013, tạp chí Wired xếp xkcd vào một trong những sự kiện/sản phẩm/nhân vật liên quan đến công nghệ nhưng gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế, chính trị, xã hội thế giới trong 20 năm qua, cùng với Mùa xuân Ả Rập, Steve Jobs, Bill Gates, Sheryl Sandberg, và WikiLeaks.

Giới thiệu về Wired: đây là tạp chí hàng đầu về công nghệ của Mỹ, với khẩu hiệu “Nơi ngày mai được nhận ra” (where tomorrow is realized). Khái niệm “crowdsourcing” cũng là do tạp chí này đặt ra.

Danh sách ở trên còn có cả… pornography 🤣

Quan điểm của Munroe về internet như sau: “Internet hay ở chỗ là bạn không dễ bị nhận ra bằng một người đã được lên TV”. “Nếu tính theo số lượng thì rất nhiều người có thể biết về tôi, nhưng họ sống rải rác khắp nước Mỹ và thế giới.”

Dưới đây là một số tranh của xkcd.

  • xkcd -when_you_assume
  • xkcd -bag_check
  • xkcd -branding
  • xkcd -wish_on_a_shooting_star
  • xkcd -the_economic_argument
  • xkcd -exploits_of_a_mom
  • xkcd -duty_calls
  • xkcd -wikipedian_protester
  • xkcd -citations906
  • xkcd -further_research_is_needed
  • xkcd -impostor
  • xkcd -purity

Nhưng dấu ấn của xkcd không chỉ ở mấy tranh hài mà còn là ở những tranh lãng mạn:

  • xkcd -firefox_2020-01-16_19-16-44
  • xkcd -dream_girl
  • xkcd -realistic_criteria
  • xkcd -lanes

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?

Munroe có một hòm thư để độc giả gửi những câu hỏi kỳ lạ nhất có thể, và anh sẽ cố gắng trả lời chúng một cách khoa học và hài hước nhất có thể. Các câu trả lời như vậy được tập hợp vào sách “What if?”. Sách đã được Nhã Nam dịch sang tiếng Việt dưới cái tên “Nếu…thì?”, và mình có tham gia biên tập cuốn này.

Một đoạn phỏng vấn tác giả không được đưa vào sách, nhưng mình thấy có lẽ là nó toát lên toàn bộ thế giới quan của tác giả:

Một vài câu hỏi mà tôi thích đến từ trẻ con. Tôi nghĩ đôi khi người lớn quá chú trọng đến những kịch bản tạo càng nhiều sự phá hủy càng tốt. Khi ấy, tôi có trả lời thì cũng chỉ tô thêm vào những gì họ đã miêu tả, nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Trong khi trẻ con lại gửi những câu hỏi thật sự kỳ lạ nhưng vào thẳng vấn đề (“chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một tòa nhà cao một triệu tầng?”). Tôi thích như vậy hơn, vì khi tôi trả lời, chúng thường đưa tôi đến những điều không lường trước được.

fivethirtyeight

Bìa cuối mình viết lúc kiến thức không được vững vàng lắm nên nghe triết lý cao siêu 🤣. Nếu được thì mình sẽ viết lại thế này:

Bạn đang có một câu chuyện hay ho thú vị, và muốn nó được kéo dài mãi mà không cảm thấy chán? Hãy đặt câu hỏi. Đặt thật nhiều vào. Trả lời chúng tất nhiên là tốn công tốn sức, và rồi sẽ có lúc bạn cảm thấy hoang mang. Nhưng nhờ thế, bạn sẽ thấy thật yên tâm với những điều hiện tại. Nhưng hay hơn cả, là đặt câu hỏi cho những điều tưởng như không bao giờ tồn tại. Lúc đấy, dù điều gì có xảy đến thì ta cũng có thể cười thật rạng rỡ, vì ta đã có trong tay vô số lối đi để tiếp tục cuộc hành trình.

Nói thêm một chút về cái tên. Bìa gốc tên là What if?, dịch sát thì phải là Chuyện gì sẽ xảy ra nếu?. Đồng ý rằng tên này dài, nhưng mình nghĩ nó hay hơn tên Nếu... thì? hơn nhiều. Nếu... thì? chỉ đơn giản là sự thắc mắc, khám phá một vấn đề gì đó. Còn Chuyện gì sẽ xảy ra nếu? còn hàm nghĩa dám đối diện với thứ mình cho là vô lý, và dám đánh đổ những gì mình tin là chân lý. Hy sinh cái nghĩa như vậy cho một cái tên ngắn, mình thấy thật không đáng.

Thật ra mình cũng hiểu là một người biên tập viên tốt là một người có thể mạnh dạn cắt bỏ những gì không cần thiết. Mình chỉ muốn nói là ở trường hợp này nếu lựa chọn cách dịch như vậy thì sẽ có những lớp nghĩa như vậy bị mất đi. Nhờ những lớp nghĩa đó mà độc giả mới có cơ hội được tự mình khám phá ẩn ý của tác giả. Nếu bỏ chúng đi, đồng nghĩa với việc họ bị tước bỏ niềm vui được mở ra những góc nhìn mà trước đây họ chưa từng có.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 4.3 / 5. Số lượt đánh giá: 6

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu


Leave a Reply