Khung lý thuyết learned helplessness có liên quan tới công việc mà tôi đang làm với các nhóm cộng đồng thiểu số. Chỉ cách đây chừng 10 năm, người LGBT không thể tin rằng việc bộc lộ bản thân có thể là một việc phổ biến và an toàn, được cộng đồng và xã hội ủng hộ. Góp phần vào sự thay đổi cục diện ấy, là quá trình mà cả người LGBT lẫn toàn xã hội đã rũ bỏ bớt những niềm tin cố hữu của họ về những khả thể của con người. Đây chính là ví dụ của sự bất lực học được, và cũng là ví dụ cho điều đối nghịch của nó, niềm hy vọng học được. Đây là điều mà tôi sẽ hướng đến để tiếp tục tạo nên những sự thay đổi tích cực trong tương lai.
Lương Thế Huy
Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)
Tôi thấy bài Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý tạo cho tôi một ngạc nhiên thích thú. Nếu “borderline” là một sự khuếch đại của một trạng thái tâm linh mà chúng ta đều có, thì cái “nhân sinh” ấy chắc chắn phải được đề cập đến bởi những người có cái nhìn sắc bén như Đạo Gia. Những thí dụ anh đề ra rất hay. Điều tôi muốn thêm, là đề nghị các thân hữu trên trang này vào đọc kỹ, và nhớ đọc thêm bài Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định. Mong được nhiều người hưởng ứng, đặc biệt là những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Nguyễn Hoài Vân
Dịch giả Logic hiện tại sinh động của Trần Đức Thảo
Rất ấn tượng với dự án của em – kết nối các ngành học thuật, từ lâu rồi thế giới không có một chuyên gia uyên bác bao quát hết các lĩnh vực tri thức 🙂 Quá tải thì chắc em cũng đã hình dung và đoán trước được (trong kế hoạch), vì chị thấy cày 1 lĩnh vực chuyên môn của mình đã đuối muốn chết, huống chi ôm hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, nỗ lực của em giá trị ở chỗ: em xác định bằng hành động rằng nếu một cá nhân thực sự nỗ lực làm thì sẽ ra sao (hay sự “không được” mà nhiều học giả nói trước đây chỉ là một dự đoán, tiên nghiệm, do hạn chế năng lực và ngụy biện là chính)
Lê Thanh Vy
Giảng viên Khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG HCM
Chị quá là thích em… mối nhân duyên từ trời rơi xuống
Nguyễn Phương Loan
Trưởng ban phi hư cấu công ty sách nhã nam
Là một nạn nhân của bạo hành và xâm hại, tôi là một trong số ít người may mắn được phục hồi và sống an lành sau sang chấn. Trong 12 năm bệnh và 7 năm điều trị phối hợp cùng các chuyên viên tham vấn tâm lý, tôi thấu hiểu sự đơn độc và đau khổ đến vô lý của một người bệnh tại Việt Nam. Ý tưởng xây dựng một cộng đồng hỗ trợ người có sự bất lực học được là khởi đầu cho những kế hoạch thực tiễn để giúp đỡ cho người bệnh như tôi. Mong nó sẽ là cơn mưa xuân để ươm cho mầm xanh hi vọng về một tinh thần lành lặn toàn vẹn cho những tâm hồn thương tổn.
Nguyễn Như Ý
Sinh viên ngành khoa học sức khoẻ
Tất cả những bài mình đọc có thể chia thành 2 loại với mình, 1 là hiểu và thấy rất thấm, một vài khúc ở mức độ từng chữ một. 2 là không hiểu lắm, chỉ lơ mơ là bài này nói về chủ đề gì thôi nhưng trong lòng mình biết đằng sau những dòng này là cái gì đó mà mình CHẮC CHẮN sẽ RẤT MUỐN HIỂU, nhưng có lẽ chưa đến lúc nên mình chưa hiểu.
Nguyễn Minh Hà
Bài viết hay quá. Cảm ơn bạn nhé. Với mình thì đây là một bài viết rất xứng đáng để nhận được sự trân trọng vì sự dũng cảm đào sâu suy tư. Đọc bài về Từ bi của Cầu, mình thấy tâm đắc nhiều ý lắm. Đó là kinh nghiệm thực của một người ko ngừng tra vấn và đào sâu suy tư. Mình rất hào hứng để đào sâu hơn những ý trong bài.
Lê Việt Dũng
Một người thích đọc sách và nghiên cứu đạo Phật
Mình chỉ mong là việc mà bạn đang làm đòi hỏi sự độc lập trong suy nghĩ khá nhiều. Và cần cả ý chí, quyết tâm chứ ko chỉ đam mê, mong muốn đơn thuần. Nên nếu/ kể cả khi mọi người không follow bạn được nhiều như bạn muốn thì mình cũng hi vọng bạn giữ được niềm tin vào nó, kiên nhẫn đi cùng nó, vì nó thật sự tuyệt vời. Dù trong cuộc sống này, phần nhiều người ta sẽ bị cuốn đi và sẽ quên đi những bài viết, quan điểm như vậy. Nhưng có nó trong đời là điều rất đáng quý
Thực ra thì theo như ý của mình là ích kỷ đấy. Vì bảo ngta kiên nhẫn hay nên làm gì với việc của mình là 1 điều rất không nên. Dừng lại hay tiếp tục, hay bỏ là việc của người ta. Và đôi khi mình cũng ko thể nào đọc hết hay follow hết được. Nên nói như vậy có lẽ là ích kỷ. Nhưng mà phải nói là nó đáng đọc.
Quỳnh Mai
Không biết là tao đang ngồi với thằng điên hay thiên tài nữa
Trần Hữu Tín
chuyên viên công ty HR2B
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực