Cám ơn bạn đã quan tâm tới tận đây. Nếu bạn đã đọc bài Mục đích 1, bạn sẽ thấy lý do mình muốn nhờ bạn giúp là để giải quyết những hiểu lầm phổ biến nhưng không ai chịu đứng ra làm. Tùy vào mức độ muốn giúp đỡ mà bạn có thể xem xét những cách làm sau:
Nội dung
Mức 1: Phản hồi
Đơn giản nhất là các bạn cho mình xin phản hồi sau khi đọc. Về nội dung: chỗ nào bạn thấy không hiểu, không hợp lý? Về cách viết: chỗ nào bạn thấy dài dòng, rời rạc, hoặc cao ngạo, hoặc chì chiết? Có điều gì còn khiến bạn chưa muốn chia sẻ nó đến với mọi người không? Bạn có thể viết một bài cảm nhận được không?
Mức 2: Chia sẻ
Bạn có thể giúp mình chia sẻ các bài viết tới bạn bè hoặc các nhóm Facebook (xem thêm Các nhóm Facebook hay). Bạn có thể tag Facebook Quả Cầu vào để mình biết bài viết lan được tới đâu.
Mức 3: Hỏi ý kiến người có chuyên môn
Có thể nhiều bạn sẽ ngại chuyện nói với người lạ, nhưng thật ra nó giống như gửi email tới đối tác kinh doanh tiềm năng mà thôi. Chỉ cần bạn nói những chỗ bạn thấy đáng để họ đọc, thì họ cũng sẽ tò mò. Chỉ cần vài người cùng nói, tự động họ sẽ sắp xếp thời gian để đọc nó.
Mức 4: Thuyết phục người có cảm xúc tiêu cực
Mức này là cao nhất, thường chỉ có những ai thân cận với họ mới đủ hiểu họ. Nếu bạn thấy họ đúng là cần phải tra vấn lại những gì họ nghĩ, bạn cần kiên nhẫn đủ để luôn ở bên cạnh họ, và lạnh lùng đủ để thể hiện sự không đồng ý với quan điểm sai. Nếu nhiều người cùng nói, họ sẽ thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải nhìn lại thật.
Khi mình viết bài Mục đích 1, mình đã dùng chữ “định kiến”. Nó là còn nhẹ. Đỉnh cao của định kiến chính là đạo đức giả. Đó là những người nói một đằng làm một nẻo, và không hề cảm thấy xấu hổ khi làm người khác tổn thương. Nếu bạn cảm thấy chúng ta nên chấm dứt những điều đó, một lần cho mãi mãi, thì sự kiên trì và lạnh lùng là điều không thể thiếu. Nếu dám làm tới mức 3, nghĩa là bạn đã chấp nhận mang tiếng làm phiền, miễn sao cái sai sẽ không bị dung dưỡng thêm một lần nào nữa. Có những người vì nói lên sự thật mà bị truy nã, bị hành hạ, bị moi ruột moi gan, bị tru di tam tộc. Bị một tí hiểu lầm thì nhằm nhò gì? Mình cần tìm những người không bao giờ chịu lùi bước.
Ngoài ra, mình cũng cần sự giúp đỡ của các bạn có chuyên môn sau: lập trình WordPress, vẽ minh họa, digital marketing, văn nghệ thơ ca, mỹ thuật hội họa, thời trang thêu thùa.
Bạn cũng có thể tham gia nhóm Bạn bè blog Quả Cầu để giao lưu với những người bạn khác. Đừng ngần ngại liên lạc trực tiếp với mình. Mình hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp của bạn.
Hướng dẫn lấy link Google Analytics
Việc dùng link Google Analytics sẽ giúp mình biết rõ hơn mức độ lan truyền của các bài viết. Cái này thật ra cũng không quan trọng lắm, bỏ qua cũng không sao.
B1: truy cập Campaign URL Builder
B2: điền vào theo mẫu sau:
Trong đó:
- [Link bài viết]: link bài viết bạn muốn chia sẻ. Ví dụ như với bài này là http://xn--qucu-hr5aza.com/huong-dan-tro-giup/
- [Nền tảng]: Nếu là Facebook thì bạn ghi F, Reddit là R, YouTube là Y, Forum là F, nhóm email là E. Các nền tảng khác thì bạn giữ nguyên tên (vd: Spiderum). Nếu bạn gửi trực tiếp tới một người (qua chat, email) thì để chữ I (individual). Nếu bạn không muốn tiết lộ thì để chữ S (secret)
- [Tên nhóm]: Nếu bạn đăng trên các nhóm Facebook thì là tên nhóm, trên YouTube thì là tên kênh, nếu là forum thì là tên forum. Nếu gửi cho trực tiếp một người thì là tên người đó. Nếu bạn không muốn tiết lộ thì để chữ S
- [Chủ đề thảo luận]: Chủ đề cuộc thảo luận mà ở đó bài viết trở nên hữu ích. Nếu cuộc thảo luận chính là về bài viết thì bạn để chữ O (original). Nếu bạn không muốn tiết lộ thì để chữ S
- [Người đăng]: Tên hoặc biệt danh của bạn. Nếu bạn không muốn tiết lộ thì để chữ S
- [Tên bài viết]: Tên bài viết bạn muốn chia sẻ. Ví dụ như với bài này là Hướng dẫn trợ giúp
- [Chủ đề bài viết]: Chủ đề của bài viết trên blog này. Mình có những chủ đề sau:
- Giới thiệu
- Sách, thơ
- Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, và từ bi
- Đạo, tâm lý học nhận thức
- Khác
- Get help: giữ nguyên.
B3: đăng link cùng với những gì bạn cảm thấy tâm đắc
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực