Theo quyển Smart Pricing: How Google, Priceline, and Leading Businesses Use Pricing Innovation for Profitability của NXB Wharton School, các dự án áp dụng chiến lược định giá trả tuỳ tâm thành công có 5 đặc điểm chung sau:
- Chi phí biên thấp
- Khách hàng có ý định sòng phẳng
- Sản phẩm có thể bán được ở nhiều mức giá khác nhau (VD: người mua $3, $10 hay $20 đều có cái lý của họ)
- Người mua và người bán có mối quan hệ tốt
- Thị trường rất cạnh tranh
Chúng ta hãy xem xem liệu Các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình cho nhu cầu cá nhân hoặc nghiên cứu có đáp ứng được các đặc điểm này hay không.
Nội dung
Chi phí biên thấp
Chi phí biên là chi phí để sản xuất thêm một sản phẩm. Do ta không thể sản xuất đại trà các buổi này như nhà máy làm hàng loạt sản phẩm nên chắc chắn chi phí biên không thấp rồi. Nhưng nó cũng không quá cao như là bán xe. Hơn nữa việc làm việc trực tiếp cũng là cần thiết cho việc phỏng vấn, nên chắc cũng không gọi là cao.
Điểm: 6/10
Khách hàng có ý định sòng phẳng
Khách hàng không muốn mình bị xem là thiếu sòng phẳng, trục lợi, ích kỷ. Đây là các lý do khiến họ muốn tự điều chỉnh mình để không bị xem là thiếu sòng phẳng khi tham gia các buổi này:
- Họ sẽ phải ghi lý do vì sao họ thấy giá tiền họ trả là hợp lý
- Bản chất của việc hướng dẫn buộc họ phải tiếp tục tiếp xúc với người hướng dẫn. Nếu họ trả sòng phẳng, thì sự thiếu sòng phẳng sẽ không ám ảnh họ liên tục
- Nếu mô hình thành công thì họ sẽ có được những lớp học tiếp theo với giá rẻ. Nếu thất bại thì họ sẽ không có được những lớp học khác cho các nội dung khác với giá rẻ
Điểm: 7/10
Sản phẩm có thể bán được ở nhiều mức giá khác nhau
Điều kiện này nghĩa là sản phẩm có thể trả theo nhiều mức giá khác nhau (VD: $3, $10 hay $20), mà mỗi mức giá đều có sự hợp lý của nó. Các buổi này có thể đáp ứng được điều này. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ trả cho cái lý đó. Để có lời thì sẽ cần những người trả nhiều tiền hơn mức hoà vốn để bù lỗ cho người trả thiếu. Nhưng người trả nhiều tiền hơn vì họ thấy giá trị sản phẩm tương đương với mức giá đó, chứ không phải vì muốn bù lỗ cho người trả thiếu.
Điểm: 8/10
Người mua và người bán có mối quan hệ tốt
Việc tạo thiện cảm cho khách hàng làm họ tự động muốn họ trả lại lòng tốt. Đây là một số cách mà Quả Cầu làm để đạt được điều này:
- Thể hiện mình đặt nhu cầu của họ lên trên bằng cách cho họ tự định giá sức lao động của mình
- Cung cấp kiến thức sâu: Khi nào thì chiến lược định giá “trả tuỳ tâm” đạt được sự bền vững?, Các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình cho nhu cầu cá nhân hoặc nghiên cứu, Tại sao các phần mềm nocode hay ChatGPT vẫn không đủ để thay thế lập trình trong việc quản trị?
- Kế hoạch tổ chức các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình (Nhìn thấy được người kia đang làm gì làm tăng sự tin tưởng đối với họ)
Điều này cũng có nghĩa là điều kiện này chỉ xảy ra khi khách hàng đã chịu khó đọc bài trước. Với những người không có thời gian đọc bài thì cảm giác tin tưởng sẽ không được phát triển. Xem thêm phần Vấn đề về sự không đầy đủ thông tin.
Điểm: 7/10
Thị trường rất cạnh tranh
Đã có hằng hà sa số khoá học lập trình rồi, cả miễn phí lẫn có phí. Việc dùng mô hình này khiến ta không phải cạnh tranh về giá với các khoá học đó.
Điểm: 7/10
Vấn đề về sự không đầy đủ thông tin
Bạn đang lo lắng rằng với hình thức này:
- Khách hàng sẽ thấy giá thấp nghĩa là chất lượng kém?
- Khách hàng sẽ thấy hoang mang khi không biết phải trả bao nhiêu?
- Khách hàng sẽ thấy nhức đầu khi phải tự định giá, nên dẹp luôn không tham gia nữa?
Tất cả những vấn đề này đều có chung một lý do: khách hàng chưa có đủ thông tin để quyết định. Khi có đủ thông tin rồi, thì giá không còn là tín hiệu duy nhất phản ánh giá trị của sản phẩm nữa. Người dùng đã hình thành nên giá mà họ thấy là xứng đáng rồi.
Những bài viết ở phần Người mua và người bán có mối quan hệ tốt sẽ cung cấp thông tin cho họ. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu họ có dành thời gian để đọc chúng hay không?
Như đã phân tích trong các bài đó, đối tượng tham gia tiềm năng nhất là những người đã xác định là phải biết lập trình nhưng không thể dành quá nhiều thời gian để học lập trình từ đầu và cũng không có tiền để thuê lập trình viên riêng. Người như vậy thì sẽ không thấy phí thời gian để tìm hiểu kiến thức để có một khoá học phù hợp với các giới hạn hiện tại của mình. Họ có lẽ sẽ không thấy phí thời gian để đọc chúng.
Với những người không đọc trước nên cho rằng chất lượng kém, hoặc thấy rằng không cần trả nhiều tiền vì mình không có nhu cầu quá cao, thì trong phiếu đăng ký họ sẽ không khó cạnh tranh lại được với những người thể hiện rằng mình là người xứng đáng có được cơ hội hợp tác này.
Để hiểu thêm về chiến lược định giá này, đọc thêm: What stops the pay-what-you-want pricing strategy from being more popular? – Economics Stack Exchange
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực