Làm sao để biết chắc chắn mình đúng? Nhỡ đâu chính mình mới có bóp méo?

Categorized as Khi sự giúp đỡ trông như cưỡng ép, Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi Tagged , , ,

Trước tiên, tôi nghĩ là khả năng ghi nhận cảm xúc (emotion perception) của ta là khá chính xác. Tôi nghĩ là các dấu hiệu ở phần trước đủ khả năng xuyên qua (hoặc phá tan) bất kỳ sự bóp méo nào của bản thân. Cảm thức về sự lành mạnh tôi nghĩ là có thật, và nó ăn rất sâu (hard-wired) vào trung tâm thần kinh của chúng ta. Không có nó chúng ta không thể tiến hóa được như ngày hôm nay. (Và nếu không tiến hóa được thì chúng ta cũng đã chẳng có niềm tin gì để mà bây giờ ngồi bàn với nhau liệu niềm tin đó có bị bóp méo hay không.) Cái cảm thức đó tách bạch với khả năng suy luận logic vốn rất mong manh. Và ta có thể nhìn thấy điều đó một cách chân thực, bất kể trạng thái tâm lý của mình thế nào.

Tuy nhiên, cứ giả sử là tôi đang sai, và những bóp méo của ta là đủ dày để cảm thức đó không xuyên thấu hay phá tan được, hoặc là ở những môi trường mà cảm thức đó không được kích hoạt (như trên mạng chẳng hạn), và ta phải tự chiến đấu với bóp méo của mình. Vậy thì những bóp méo ta có thể có là gì?

Đầu tiên, ta cần phải thừa nhận một thực tế là ai ai cũng có thái độ ngầm (implicit attitude). Ai trong chúng ta cũng có những quan điểm vô lý, chỉ là chúng ta không dám nói ra mà thôi. Lấy ví dụ về vấn đề kỳ thị màu da chẳng hạn. Có thể bạn hiểu là da đen hay da trắng thì cũng là con người và nên được bình đẳng, thì sâu trong vô thức bạn vẫn có thể thích một màu da nào đó hơn. Nếu ai còn nghi ngờ điều đó, cứ việc mời họ làm một bài kiểm tra trên trang The Implicit Association Test (IAT) của đại học Harvard là được:

IAT
Bài test chỉ dành cho người can đảm 😁. Ngoài kiểm tra xem bạn có thái độ ngầm về màu da ra thì còn có những bài kiểm tra xem bạn có thái độ ngầm về giới tính, cân nặng, khuyết tật, độ tuổi, v.v. hay không.

Chỉ cần đọc tên các bài kiểm tra thôi là tôi đã thấy vô vàn thái độ ngầm của mình rồi, chứ chưa cần làm nữa. Tự tôi biết là các quan niệm như vậy là không hợp lý, nhưng tôi không thể nào ngăn cản sự tồn tại của nó được. Nếu chúng không liên quan đến vấn đề đang được xét thì sẽ không thành vấn đề, nhưng nếu có thì sao? Như vậy, mặc dù tôi cố gắng gạt bỏ chúng đến mấy, tôi cũng không được phép tin rằng mình hoàn toàn vô tư, trong sáng trong việc đánh giá vấn đề.

Mà chẳng cần tới thái độ ngầm. Mỗi chúng ta đều có một hệ giá trị mà ta lựa chọn và k vng (expectation). Thái độ của ta lúc này không còn ngầm nữa, mà là sáng rõ như ban ngày. Nếu có gì đó có vẻ như đi ngược lại với các kỳ vọng đó, vốn là những lựa chọn đáng được tôn trọng để đạt được những điều có giá trị, ta sẽ khó lòng mà chấp nhận được. Có thể ta cũng hiểu rằng mỗi người có một lựa chọn khác nhau, nhưng nếu ta vẫn còn một mối trăn trở cần phải nhìn thấy nó hoàn thành, thì đầu óc của ta vẫn chưa thể thảnh thơi để đáp ứng được những kỳ vọng khác của người khác. Lúc đó, mọi thứ trên đời dường như chỉ có hai loại: hoặc là giúp ta đặt được kỳ vọng đó, hoặc là không giúp hoặc cản trở ta đạt được kỳ vọng đó. Thứ mà mọi người hay gọi là nhị nguyên, bản chất chính là cái này.

Mà kể cả khi chúng ta không có thái độ ngầm hay kỳ vọng nào cả, và thành thực muốn sử dụng hết khả năng của mình để người kia được an lạc, thì ta vẫn vô tình đánh giá sai. Ngay cả các chuyên gia, vốn đã được đào tạo bài bản và không có kỳ vọng gì ở khách hàng của họ cả (trừ việc được trả công đầy đủ), thì họ vẫn luôn thường xuyên đưa ra đánh giá thiếu chính xác. Trong bài báo Clinical Versus Actuarial Judgment đăng trên tạp chí Science, nhóm tác giả Dawes, Faust và Meehl (1989) có khảo sát các lý do tại sao đến cả chuyên gia mà vẫn có thể đưa đến các kết luận sai lầm. Kể ra thì rất nhiều, nhưng tóm lại trong một câu thì có lẽ là thế này: h quên cân nhc nhng kh năng khác nhau ca tình hung.

Không phải là họ không muốn nhớ, mà vấn đề là trí nhớ là một cái gì đó rất mong manh. Một lý do rất lớn trong việc làm mất sự chính xác của thông tin ta nhận được là vì chúng ta không thể lưu quá nhiều dữ kiện trong bộ nhớ. Kể cả ngay sau khi bạn đọc xong bài và tâm đắc với từng ý một trong đây, thì chỉ sau nửa tiếng thôi rất nhiều ý quan trọng của nó bạn cũng sẽ quên. Khi cần dùng tới những thứ bạn đã đinh ninh là mình nhớ kỹ và nhớ đúng, bạn sẽ lại lúng túng.

Forgetting curve
Đây là biểu đồ đường cong trí nhớ. Bạn thấy là chỉ sau 1 tiếng thôi là ta đã quên hết một nửa rồi, trong khi ai cũng cảm thấy những gì mình nhớ thật sống động và chân thực hết.

Đứng trước thực tế này, làm sao ta có thể nhớ cân nhắc những khả năng khác đây?

Chỉ ba từ thôi: hãy ghi chú.

Bằng việc ghi chú, ta sẽ buộc phải từ từ, không nóng vội, và như vậy tránh được những kết luận vội vàng. Các quan điểm của bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để được nhìn nhận lại, và những lỗ hổng trong mạch lập luận sẽ được hiển lộ ra. Nếu quá trình chú ý và trí nhớ sẽ làm bạn khó khăn trong việc tra vấn quan điểm bản thân, thì việc ghi chú sẽ giải quyết được những vấn đề đó.

Ngoài ra, cũng nhờ có ghi chú mà bạn sẽ nhận ra rằng: mình không phải là người đầu tiên trên thế giới có những quan điểm như vậy. Bạn sẽ nhận ra là đã có rất nhiều người khác từng suy nghĩ như bạn, và cũng rất nhiều người khác cũng đã nhìn ra được sự không hợp lý trong những kỳ vọng và thái độ của họ. Chỉ cần chịu khó học hỏi từ những người đi trước, ta sẽ vỡ lở ra rất nhiều hiểu lầm. Và khi những hiểu lầm đã được xóa bỏ, thì sự thông cảm và bao dung sẽ đến với ta. Mặc dù có thể bạn vẫn không đồng ý với quan điểm của “phe kia”, nhưng ít nhất cũng đã khám phá ra được những điều mà trước giờ bạn không ngờ tới. Muốn tránh được cảnh người mù dẫn đường người mù, bạn cần phải bỏ công ra tìm hiểu.

Cá nhân tôi thấy người thầy tốt nhất vẫn là sách. Mà sách ở đây không phải là sách bình thường, mà là … sách giáo khoa :)). Nói cho chính xác là những cuốn sách nhập môn hoặc giáo trình đại học, chuyên giới thiệu những chủ đề liên quan cần phải biết của một chủ đề nào đó bạn quan tâm. Những cuốn sách đó dễ tiêu hóa ngay cả với những người chưa hề biết gì, nhưng sẽ nhanh chóng cho bạn cái khung nền (framework) để có thể kết nối những hiểu biết rời rạc và mông lung của bạn thành một bức tranh hoàn chỉnh. Vì nó thể hiện sự nhất trí của những người có chuyên môn, nên bạn không phải sợ chuyện thượng vàng hạ cám hay Chín người mười ý nữa. Tất nhiên, nó sẽ không biến bạn trở thành chuyên gia, nhưng bạn sẽ định vị được nỗi băn khoăn của mình nằm ở đâu trong bản đồ tri thức. Những ngộ nhận của bạn sẽ được xóa bỏ nhanh chóng, những thắc mắc của bạn sẽ trở nên sắc bén và thú vị hơn bao giờ hết, và những thứ vô giá trị trước giờ bạn thấy sẽ trở thành vàng ròng. Đọc nó xong, các ông thầy bói mù sẽ không những hết cãi nhau liệu con voi là cái quạt mo hay là cái đòn gánh, mà còn biết được tên khoa học của nó là Elephantidae.

Tôi nghĩ quan điểm của Derrida là đúng: tất cả chỉ là trò chơi ngôn ngữ.

Nói tóm lại, cách để biết rằng mình không có bóp méo là:

  • Họ có những vấn đề đã nêu ở phần trước
  • Có ghi chép mọi dữ kiện. Không cho phép mình phụ thuộc vào trí nhớ bản thân
  • Đã giả sử họ cũng đã biết lý do của bạn rồi, và bạn mới là người cần lý giải tại sao họ biết mà vẫn làm
  • Trung thực rằng có những kiến thức mình chưa biết. Luôn truy tìm những bằng chứng phủ định mình
  • Tìm hiểu cho tới khi những người có chuyên môn đánh giá hiểu biết của bạn là chính xác (hoặc thậm chí thú vị)

Tất nhiên, sẽ luôn có những bất đồng về quan điểm mà có thể không thể hết được. Điều này là bình thường. Nó chỉ không bình thường khi những dấu hiệu ở phần 1 diễn ra. Sự khác biệt giữa một niềm tin lành mạnh và niềm tin không lành mạnh là ở việc có khả năng luôn giữ được sự giả định rằng mình có thể sai hay không. Tôi muốn nhấn mạnh điều đó.

Làm sao để biết là mình đúng?

Câu hỏi bài này đặt ra ngoài việc “Làm sao biết mình không có bóp méo?” còn là “Làm sao để biết chắc chắn mình đúng?” Tức nghĩa là, đây không chỉ là “tin” nữa, mà là “biết” luôn. Biết một cách chắc chắn, hai năm rõ mười, không cần phải rào trước đón sau là đây chỉ là quan điểm cá nhân. Nhưng “biết” hơn “tin” chỗ nào? Hơn nhau ở chỗ thứ ta biết là kiến thức, còn thứ ta tin chỉ là niềm tin thôi. We know knowledge, and we believe in belief.

Như vậy, trả lời câu hỏi “Làm sao để biết là mình đúng?” cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi “Kiến thức là gì?”. Có nhiều định nghĩa về kiến thức, nhưng định nghĩa được chấp nhận rộng rãi và dễ hiểu nhất là: kiến thức là niềm tin đúng có cơ sở (justified true belief). Ví dụ, nếu bạn biết rằng con mèo kêu meo meo, thì nghĩa là mệnh đề “con mèo kêu meo meo” là một kiến thức. Và để mệnh đề đó trở thành kiến thức, thì ba yếu tố sau phải được thỏa mãn:

  • Con mèo quả thật kêu meo meo (yêu cầu về tính đúng)
  • Bạn tin là con mèo kêu meo meo (yêu cầu về niềm tin)
  • Bạn có cơ sở để tin là con mèo kêu meo meo (yêu cầu về tính có cơ sở)

Có cơ sở để tin nghĩa là sao? Nghĩa là ít nhất tất cả những thông tin bạn có đều không mâu thuẫn với niềm tin đó. Ví dụ bạn đã từng nghe thấy tiếng kêu meo meo phát ra từ miệng một con mèo, thì đó là cở sở cho việc mọi con mèo đều kêu meo meo. Hoặc có thể cả đời bạn chưa từng gặp mèo bao giờ, nhưng cả bò, dê, cừu, chó, nai, sóc, thỏ đều khẳng định với bạn là con mèo kêu meo meo. Mọi thông tin bạn có đều không mâu thuẫn gì với nhau, vậy thì niềm tin của bạn là có cơ sở. Tất nhiên, có cơ sở không nhất thiết là luôn đúng mãi mãi. Ngay cả làm khoa học cũng luôn phải nghi ngờ những gì đã được thẩm định cả trăm năm và được xem là chân lý nữa là. Rất có thể sau này bạn phát hiện ra là có những con mèo không kêu meo meo thật, thì lúc đó cơ sở cho niềm tin đó cần phải được xem xét lại. Nhưng từ giờ cho đến lúc đó, nếu như chưa có bằng chứng gì để mâu thuẫn với niềm tin “con mèo kêu meo meo”, thì niềm tin đó vẫn là có cơ sở.

Việc ta có thực sự biết điều kiện 1 có xảy ra hay không không cần thiết. Rất nhiều kiến thức của chúng ta chỉ là kiến thức gián tiếp. Ở đây tôi chỉ chú trọng đến tính trôi chảy, dễ hiểu và thực dụng của bài viết. Ai thích tìm hiểu sâu hơn có thể xem thêm:  “Dinosaurs did exist once”. Is it knowledge or is it only justified belief?

Quay lại với trường hợp của chúng ta, để có thể biết liệu một người thật sự cần được giúp hay không, thì ba yếu tố sau cần phải được thỏa mãn:

  • Họ đúng là cần được giúp
  • Bạn tin là họ cần được giúp
  • Bạn có cơ sở để tin là họ cần được giúp

Các dấu hiệu đã nêu ở phần 1 sẽ là cơ sở cho kết luận họ cần được giúp. Các dấu hiệu đó hoàn toàn có thể được kiểm sai để tìm xem liệu niềm tin có lỗ hổng hay không. Tương tự như vậy, trong trường hợp những người xung quanh cho rằng bạn mới là người có bóp méo, thì ba yếu tố sau phải được thỏa mãn:

  • Bạn đúng là có bóp méo
  • Họ tin là bạn có bóp méo
  • Họ có cơ sở để tin là bạn có bóp méo

Như vậy, ngoài chuyện họ có niềm tin rằng bạn có bóp méo ra, họ còn phải có cơ sở cho niềm tin đó nữa. Cơ sở đó, tất nhiên, cũng không được mâu thuẫn với những gì bạn thể hiện (có sự ghi chép, luôn truy tìm bằng chứng phủ định mình, v.v.).

Cuối cùng, cũng lại quay trở về sự ghi chú. Hãy thử tìm hiểu xem tại sao con người này lại xứng đáng để bạn tốn thời gian với họ. Rốt cuộc thì bạn cần gì ở họ? Bạn cần họ quan tâm tới bạn, hay bạn cần họ sống một cuộc sống đáng sống? Bạn thấy đấy, cả hai câu đều có nghĩa rất khác biệt, nhưng khi chúng được lưu trữ trong não thì cả hai đều ở dạng cấu trúc bạn cần họ làm một cái gì đó. Bạn không thể lưu trữ nguyên văn câu thứ hai được, vì quá trình ghi nhớ và chú ý sẽ không cho phép bạn làm điều đó. Và từ đây sẽ nảy ra vô số rắc rối không đáng, vì bạn thì mặc định nghĩa thứ hai, trong khi mọi người thì luôn mặc định nghĩa thứ nhất.

Phần 0, Phần 1, Phần 4

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3.7 / 5. Số lượt đánh giá: 3

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

1 comment

  1. Khi bạn ngừng suy nghĩ, bạn mới quan sát được suy nghĩ của bạn.

Leave a Reply