Một suy nghĩ về lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP)

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức Tagged

Trong một bài dịch về NLP có viết:

Họ (những người xây dựng NLP) tuyên bố là bằng cách thách thức các biến thể ngôn ngữ (linguistic distortions), chỉ định khái quát hóa và khôi phục thông tin đã bị xóa trong biểu hiện/lời nói của khách hàng/thân chủ, các khái niệm ngữ pháp chuyển đổi của cấu trúc bề mặt mang lại sự thể hiện đầy đủ hơn về cấu trúc sâu bên dưới và do đó có khả năng trị liệu lợi ích.

Cụ thể những người theo NLP đã làm điều này như thế nào? Có ai có thể đưa ra được ví dụ về các biến dạng ngôn ngữ này không? (Mình dịch là biến dạng cho đúng với từ distortion, không phải biến thể (variation)). Mình cho là điều này liên quan đến tâm lý học ngôn ngữ (hoặc ngôn ngữ học tâm lý), cụ thể ở đây là các ngành nhỏ: ngữ nghĩa học (semantics), cú pháp học (syntactics), và ngữ dụng học (pragmatics). Vậy có ai có những cập nhật mới về ngành học này chưa?

Mình hỏi câu này vì quả thật, để có thể thay đổi niềm tin của người khác (ở đây là thân chủ), thì cần tra vấn lại niềm tin đó (phương pháp của Beck/Socrates). Mình đoán là phương pháp trị liệu nào, cho dù không thuộc họ CBT, cũng liên quan tới chuyện này. Mà bản thân việc tra vấn đó đòi hỏi thân chủ phải nhớ lại được những gì họ đã từng quan niệm (khôi phục lại thông tin đã bị xóa), và việc làm đó sẽ tái định nghĩa lại những gì họ đã từng nghĩ (thay đổi cấu trúc ngữ pháp). Nghĩa là đúng với cái đoạn mình trích ra.

Ví dụ

Mình sẽ minh họa điều này qua bộ phim Ratatouille, cụ thể là ở cảnh Ego viết bài phê bình cuối cùng. Tóm tắt nội dung cho những ai chưa xem phim: Gusteau là một đầu bếp nổi tiếng với khẩu hiệu: “Ai cũng có thể nấu ăn”. Ego, một nhà phê bình thực phẩm, cực kỳ phản đối câu này, với lý do: ẩm thực là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi nhiều tài năng và thiên phú, và rõ ràng không phải ai cũng có tài.

Khi Ego bị chinh phục và viết bài phê bình, ông ấy viết thế này:

Tối qua, tôi đã có một trải nghiệm mới mẻ, một bữa ăn ngoài sức tưởng tượng đến từ một nguồn gốc kì quặc không thể nào ngờ được. Nói rằng cả bữa ăn và người làm ra nó đã thách thức những quan niệm trước đây của tôi về việc nấu ăn ngon là còn chưa đủ xứng tầm. Phải nói là cả hai đã làm tôi chấn động đến tận tâm can. Trong quá khứ, tôi không hề giấu diếm sự xem thường của tôi đối với khẩu hiệu nổi tiếng của Bếp Trưởng Gusteau: “Ai cũng có thể nấu ăn.” Nhưng tôi nhận ra rằng, chỉ lúc này đây tôi mới thực sự hiểu được ý của ông ấy. Không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành một nghệ sĩ lớn, nhưng một nghệ sĩ lớn có thể đến từ bất cứ đâu. Thật khó để tưởng tượng nguồn gốc khiêm tốn của thiên tài đang nấu ăn tại nhà hàng của Gusteau, người mà, theo quan điểm của kẻ phê bình này, hoàn toàn xứng đáng là đầu bếp danh giá nhất nước Pháp. Tôi sẽ sớm trở lại nhà hàng của Gusteau, nóng lòng được ăn thêm.

Phân tích: Để Ego có thể nhận ra ý nghĩa thật sự của câu Ai cũng có thể nấu ăn, Ego đã phải tái định nghĩa lại toàn bộ những gì ông ấy đã quan niệm trước đây. Cái câu đó khi Ego lần đầu tiên nghe, nó đã không còn mang nghĩa gốc mà Gusteau nói, mà đã được khoác lên mình một cách hiểu hoàn toàn khác. Nói cách khác, nó đã bị biến nghĩa. Ego phải tự mình tìm cách đảo lại nghĩa của nó thì mới nhận ra được ý nghĩa gốc ban đầu.

Tại sao nó lại bị biến nghĩa? Vì bản thân Gusteau cũng không nói rõ ràng. Ý của ông ấy là Ai (dù xuất thân tầm thường đến mấy) cũng có thể nấu ăn, chứ không phải là Ai (dù khả năng nấu tệ đến mấy) cũng có thể nấu ăn. Nhưng do não chỉ có thể lưu được 3 đến 4 thông tin trong trí nhớ ngắn hạn, nên để phù hợp với việc lưu trữ và xử lý, cả cụm dài loằng ngoằng Ai dù xuất thân tầm thường đến mấy cũng có thể nấu ăn sẽ phải rút gọn thành Ai cũng có thể nấu ăn. Nhưng dưới lớp vỏ ngôn ngữ đó, khi được lôi ra xài lại, nó lại dễ bị hiểu thành Ai dù khả năng nấu tệ đến mấy cũng có thể nấu ăn. Cần phải hiển ngôn được cái ý ẩn đó thì người nghe mới không hiểu nhầm được. Nhưng điều đó là bất khả. Ngay từ đầu cái ý đó buộc phải bị loại khỏi câu để não có thể lưu trữ và xử lý nó.

Bạn nào muốn đọc cả bài có thể đọc ở đây: Ratatouille – những góc nhìn chưa từng có

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu


Leave a Reply