Một đám mây chim sáo (phần 2)

Categorized as Dự án, Hiện tượng học, khoa học nhận thức, vật lý luận, Meta Tagged

Khi lập bất cứ dự án nào, ta cần phải xác định rõ mục tiêu, nhu cầu, sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu, các bên liên quan, v.v. Những thành phần này liên kết với nhau và tạo thành một mạng lưới lớn. Giả sử như ta lập được một mạng lưới mối liên hệ giữa các nhu cầu và sản phẩm thế này:

Nhìn vào hình này, bạn sẽ thấy một sản phẩm sẽ đáp ứng một vài nhu cầu, và một nhu cầu sẽ có một vài sản phẩm đáp ứng được nó. Giả sử bạn là người có nhu cầu 6 này đi. Vì sản phẩm E sẽ đáp ứng nhu cầu 6 của bạn, nên bạn sẽ muốn làm sản phẩm E. Nhưng vì người có nhu cầu 3, 7 và 8 cũng muốn làm E, nên bạn sẽ bắt đầu quan tâm tới những nhu cầu đó, và từ đó bạn sẽ hiểu họ hơn. Thậm chí, bạn cũng có thể thấy những người có nhu cầu 3, 7 và 8 cũng hứng thú với sản phẩm A, nên bạn sẽ bắt đầu để tâm đến A hơn. Bạn để tâm đến nó không phải vì bạn cần nó (6 không hề kết nối với A), mà vì bạn và họ đều cùng hứng thú xây E, nên bạn sẽ bắt đầu hứng thú với A.

Lưu ý rằng, mặc dù chúng ta có thể lý giải rằng bạn quan tâm đến A là để cho họ có thể quan tâm đến E, tức là một sự trao đổi có qua có lại, thì bạn cũng có thể lý giải theo một cách khác là việc bạn để tâm đến A là vì bạn chỉ biết về nó sau khi biết được họ, và việc bạn quan tâm nó đơn giản là vì sự quan tâm của họ làm bạn quan tâm theo. Sự quan tâm đó có thể là vì tò mò, kiểu một thứ cũng đáp ứng những nhu cầu khác mình mà lại cùng quan tâm tới điều mình quan tâm, thì biết đâu lại có cái gì hay hay mà mình chưa biết. Hoặc là vì mình quan tâm đến họ, nên mình giúp được họ cái gì thì giúp. Tất nhiên, bởi vì 6 không liên kết với A nên bạn không thể quan tâm đến nó mạnh như những người có nhu cầu trực tiếp đổ vào nó. Nhưng giả sử như khi bạn đi đến được E rồi, (tức là đã giải quyết xong nhu cầu 6), thì lúc đó ta có thể xoá cả E và 6 trên bản đồ này. Và bạn sẽ lại nhìn lại mình xem bạn còn nhu cầu nào khác để làm. Thì rất có thể lúc đó rất có thể bạn sẽ có những nhu cầu 3, 7 hoặc 8 này.

Bạn sẽ xuất phát từ một nhu cầu nào đó, men theo những đường dẫn để tới sản phẩm sẽ đáp ứng cho bạn. Nhu cầu, như vậy, không chỉ là một thứ mà bạn sở hữu, hay là một đặc tính để có thể miêu tả bạn, mà còn là con đường để đưa bạn tới đích. Nghĩa là, thay vì nhìn nhu cầu như là một khối, ta có thể nhìn theo kiểu các sản phẩm này nối thẳng với nhau luôn mà không thông qua cái nào hết, và nhu cầu chính là con đường nối chúng lại với nhau.

Thứ có thể đẩy ý tưởng về sự kết nối giữa các điểm bằng những con đường một cách đỉnh cao nhất, không gì khác chính là bản đồ:

Đây là một cái bản đồ cho khu trung tâm TPHCM. Nhìn vào đây bạn có một số địa điểm như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Công viên Tao Đàn, v.v. Tất cả những nơi đó đều nối với nhau thông qua nhiều con đường. Tất cả những địa điểm này cũng giống như những sản phẩm, nối với nhau thông qua những con đường. Việc bạn sống cho nhu cầu của mình chính là việc bạn đang đi trên một con đường thế này. Ví dụ như lát nữa bạn sẽ chạy về nhà mình. Thì nhà của bạn cũng là một cái sản phẩm trên bản đồ này. Con đường bạn chạy về nhà chính là vì bạn chưa ở nhà, và đang có nhu cầu về nhà. Nhưng khi bạn đã về đến nhà rồi, thì bạn không còn nhu cầu đi về nhà nữa. Nhu cầu đi về nhà của bạn sẽ tan biến.

Giả sử như bạn đang có một nhu cầu X nào đó. Nhưng không nhất thiết bạn là người duy nhất có nó. Một người nào khác cũng có thể có nhu cầu X đó. Cho nên, thay vì nghĩ “người A có một nhu cầu X”, “người B có một nhu cầu X”, thì ta có thể nghĩ là có một thực thể nào đó nằm ngoài cả hai có tên là X, chảy xuyên qua A và B và tạo ra trong người của họ nhu cầu X đó. Nghĩa là, thay vì tư duy theo hướng mình là một người đang chủ động đi trên con đường đó, thì mình cũng có thể tư duy theo hướng có một dòng chảy nào đó đang đẩy mình đi theo một cái hướng nào đó.

Và cái loại bản đồ thể hiện rõ nhất những dòng chảy như vậy chính là bản đồ hải lưu:

Sản phẩm lúc này chính là các vùng đất, mỗi bờ biển của nó sẽ tiếp giáp với một dòng hải lưu nào đó. Mỗi người ngồi ở đây sẽ xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên đại dương, và các dòng hải lưu của nó sẽ hợp lại và tách ra, và sẽ đẩy bạn đến một vùng đất nào đó. Giống như bạn nằm trên dòng sông lười và hưởng thụ vậy. Có thể có một dòng chảy rất mạnh, rất xiết, hệt như việc bạn có một nhu cầu rất dữ dội. Nhưng chỉ cần bạn bám chắc vào cái phao thì rồi bạn sẽ tới một vùng đất nào đó. Bạn có thể đang cần phải làm một thứ gì đó khẩn cấp, nhưng bạn vẫn có thể thong thả trong sự khẩn cấp đó.

Thậm chí còn có thể có những dòng chảy ngầm, đại diện cho những nhu cầu mà bạn không biết là mình có.

Chúng ta hãy xem qua một vùng đất mà Quả Cầu đang thử tạo ra:

Các dòng biển trên đại dương đã bồi tụ lên một hòn đảo như thế này. Vùng đất này, tự thân nó đã là một sản phẩm, nhưng các địa điểm trong nó cũng lại là những sản phẩm nhỏ hơn. Các bạn ngồi ở đây, nghĩa là các bạn đã được những dòng hải lưu đẩy bạn tới vùng đất này. Nhưng trên vùng đất này, bạn sẽ còn có thể tiếp tục đi khám phá trong nó và tương tác với những người khác. Bạn sẽ đi đến những thành phố theo ý thích riêng của bạn, và sau khi đi xong thành phố này thì bạn sẽ đi tới những thành phố khác, không khác gì những game phiêu lưu kiểu như Pokémon. Thậm chí, nếu bạn không muốn đến mấy chỗ này, bạn có thể tự mình xây lên một thành phố của riêng mình. Nếu thành phố đó thú vị thì những người khác sẽ đến để cùng bạn xây nó.

Và cũng giống như trong game, bạn sẽ có một con nhân vật để điều khiển. Ở Quả Cầu, bạn sẽ điều khiển con nhân vật đó thông qua Obsidian. Cái này thì để buổi hôm sau chúng ta sẽ nói kỹ hơn.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply