Một suy nghĩ về sự cộng hưởng

Categorized as Cái đẹp, cảm xúc, ham muốn, đam mê Tagged , ,

Đầu tiên, mỗi người đều có một thiên hướng để làm một cái gì đó (nghệ thuật, khoa học, v.v.). Cái thiên hướng này còn có những cái tên khác như bản tính, cá tính, tính cách, niềm vui, sở thích, sở trường, v.v. Ta có thể không làm nó mà vẫn sống tốt, nhưng nếu được làm thì nó sẽ đem lại những phần thưởng về mặt tinh thần cho ta. Và đương nhiên để làm nó thì cần có những điều kiện đầu vào. Như vậy mỗi thiên hướng là một quá trình gồm có input và output.

Bây giờ xét hai người A và B. Nếu output của A trở thành input của B, và input của B trở thành output của A, thì tự động sự hợp tác giữa họ sẽ đem lại niềm vui tinh thần cho cả hai. A có thể trước đây phải gác lại cái thiên hướng này vì mưu sinh, hoặc kể cả rảnh rỗi thì cũng thiếu input, nhưng nếu được gặp B thì A không còn cần phải lo lắng cho input nữa, mà chỉ cần tập trung vào việc tạo ra output mà thôi. Tương tự B cũng vậy. Mỗi người chuyên môn hóa việc đáp ứng nhu cầu của người kia, như kiểu cộng sinh với nhau.

Bình thường thì mọi người đều suy nghĩ rằng tương giao cần phải có sự nhường nhịn để cân bằng giữa cho và nhận, nhận nhiều quá sẽ làm người kia mệt mỏi mà cho nhiều quá thì sẽ làm bản thân mệt mỏi. Tuy nhiên trong trường hợp này, thì vì cái output đó đến từ sở trường và cá tính của mỗi người, nên kể cả khi người này chưa kịp đòi hỏi thì người kia đã đáp ứng luôn rồi. Và sự đáp ứng đó không phải là vì người kia, mà là vì chính bản thân mình. Niềm vui cho bản thân xuất hiện trước, còn sự đảm bảo về input cho người kia chỉ là phụ thôi. Nhưng do B lấy output của A làm input của mình, nên chắc chắn là input của B sẽ đảm bảo được. Vậy nên không cần nhường nhịn thì sự cho nhận vẫn xảy ra được.

Một mối quan hệ được đặt trên sự bổ sung cho nhau các mối quan tâm mà không dựa trên ham muốn và đam mê sẽ cho ra được nhiều tiếng cười hơn. Tôi gọi đây là sự ăn ý, đồng điệu hoặc cộng hưởng.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply