Đây là những đoạn hay mình đọc được trong 3 chương đầu cuốn What Do Pictures Want?: The Lives and Loves of Images. Tác giả là W. J. T. Mitchell, giáo sư lịch sử nghệ thuật và Anh ngữ tại đại học Chicago. Cuốn này coi vậy chứ triết học ghê gớm. Tác giả lôi toàn những cái tên như Marx, Wittgenstein, Saussure, Freud, Baudrillard, Deleuze, Barthes, Lacan, Žižek ra để nói chuyện. Ở đây mình sẽ dịch “picture” là “bức ảnh”, và “image” là “hình ảnh”. Các trang được trích dẫn sẽ được để trong ngoặc.
Những câu hỏi chủ đạo về hình ảnh trong các tài liệu gần đây về văn hóa thị giác và lịch sử nghệ thuật đều mang tính diễn giải và tu từ. Chúng ta muốn biết những bức ảnh có ý gì và làm gì: cách chúng truyền tải thông điệp với tư cách là những dấu hiệu và ký hiệu (signs and symbols) là như thế nào, và quyền lực của chúng lên cảm xúc và hành vi con người ra sao. Khi một câu hỏi về ham muốn được nêu ra, [điểm xuất phát của ham muốn đó] thường được đặt ở người tạo ra hình ảnh hoặc ở người tiếp nhận hình ảnh, với bức ảnh được xem như một phương tiện biểu lộ ham muốn của nghệ sĩ, hoặc như một cách thức để khơi gợi ham muốn của người xem. Trong chương này, tôi muốn dịch điểm xuất phát của ham muốn tới chính hình ảnh, và hỏi xem các bức ảnh muốn gì. (28)
The dominant questions about pictures in recent literature about visual culture and art history have been interpretive and rhetorical. We want to know what pictures mean and what they do: how they communicate as signs and symbols, what sort of power they have to effect human emotions and behavior. When the question of desire is raised, it is usually located in the producers or consumers of images, with the picture treated as an expression of the artist’s desire or as a mechanism for eliciting the desires of the beholder. In this chapter, I’d like to shift the location of desire to images themselves, and ask what pictures want. (28)
Các sử gia nghệ thuật có thể “biết” rằng những bức ảnh họ đang nghiên cứu chỉ là những đồ vật được đánh dấu bằng hình dạng và màu sắc, nhưng họ thường nói và hành xử như thể các bức ảnh có cảm giác, ý chí, nhận thức, động cơ, hay ham muốn. Mọi người đều biết rằng một bức ảnh chụp mẹ của họ thì không sống, nhưng họ luôn ngại ngần trong việc bôi vẽ hay phá hủy nó. Không một người trần tục, lý trí, hiện đại nào lại nghĩ rằng những bức ảnh nên được đối xử như thể là con người, nhưng ta vẫn thường sẵn sàng tạo ra ngoại lệ cho những trường hợp đặc biệt (31)
Art historians may “know” that the pictures they study are only material objects that have been marked with colors and shapes, but they frequently talk and act as if pictures had feeling, will, consciousness, agency, and desire. Everyone knows that a photograph of their mother is not alive, but they will still be reluctant to deface or destroy it. No modern, rational, secular person thinks that pictures are to be treated like persons, but we always seem to be willing to make exceptions for special cases. (31)
Về chuyện giới tính của những bức ảnh, khá rõ ràng là vị trí “mặc định” của hình ảnh là nữ tính, là một “sự thưởng lãm có cấu trúc”, như cách nói của sử gia nghệ thuật Norman Bryson, “quanh một sự tương phản giữa hai bên: người phụ nữ như là hình ảnh và người đàn ông như là người sở hữu cái sự nhìn”. Đây không phải là những hình ảnh về phụ nữ, mà là những hình ảnh như là những người phụ nữ. Câu hỏi về việc những bức ảnh muốn gì, vì thế, không thể phân biệt được với câu hỏi những người phụ nữ muốn gì. (35)
As for the gender of pictures, it’s clear that the “default” position of images is feminine, “constructing spectatorship,” in art historian Norman Bryson’s words, “around an opposition between woman as image and man as the bearer of the look”—not images of women, but images as women. The question of what pictures want, then, is inseparable from the question of what women want. (35)
Thứ một bức ảnh muốn, như vậy, không phải là để được diễn giải, giải mã, hâm mộ, đập bỏ, trưng bày hoặc giải ảo bởi những người nhìn nó, hoặc để gây chú ý với người xem. Chúng thậm chí còn có thể không muốn được trao tặng sự chủ quan tính hoặc sự nhân tính bởi những nhà phê bình có thiện chí, những người nghĩ rằng lời khen ngợi tốt đẹp nhất mà họ có thể trao cho những bức ảnh là nói rằng nó có tính người. Những ham muốn của bức ảnh có thể hoàn toàn phi nhân tính hoặc không liên quan gì đến nhân tính, thứ có thể được mô tả bằng [ham muốn] của động vật, máy móc, người máy, hoặc thậm chí là những hình ảnh cơ bản hơn-thứ mà Erasmus Darwin gọi là “tình yêu với thực vật”. Thứ những bức ảnh muốn, cho đến cùng, chỉ đơn giản là được hỏi rằng chúng muốn gì, với một sự chấp nhận rằng câu trả lời cũng rất có thể là không muốn gì cả. (48)
What pictures want, then, is not to be interpreted, decoded, worshipped, smashed, exposed, or demystified by their beholders, or to enthrall their beholders. They may not even want to be granted subjectivity or personhood by well-meaning commentators who think that humanness is the greatest compliment they could pay to pictures. The desires of pictures may be inhuman or nonhuman, better modeled by figures of animals, machines, or cyborgs, or by even more basic images-what Erasmus Darwin called “the loves of plants.” What pictures want in the last instance, then, is simply to be asked what they want, with the understanding that the answer may well be, nothing at all. (48)
Bên cạnh mối quan hệ xung khắc với các nguyên lý gây hấn (???), ham muốn con người thường được vẽ ra theo hai các đối nghịch nhau: một mặt liên hệ với những đam mê đen tối, sự thèm muốn, và “bản tính thấp kém” của loài hoang dã, mặt khác được lý tưởng hóa như là nguyện vọng của sự hoàn hảo, tính nhất thể, và giác ngộ tâm linh. Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi nói những ham muốn của bức ảnh cũng sẽ rẽ nhánh theo cách tương tự. (61)
In addition to its antithetical relation to principles of strife or aggression, human desire itself has traditionally been pictured in contrary ways: associated with the dark passions, appetites, and “lower nature” of the brutes on the one hand and idealized as the aspiration to perfection, unity, and spiritual enlightenment on the other. It should come as no surprise that the desires of pictures would be bifurcated along similar lines. (61)
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực