Phần 3: Khoa học có trong những triết lý của ông ấy

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Sách, thơ, phim, Tự nhiên, hệ thống, khoa học, quyền uy Tagged , , , , , ,

Ta hãy nói về sự tham lam. Cách đây vài tuần tôi có dịp đến Sun World Phú Quốc. Phải nói là chán. Hay nói như Thế Lữ thì là thế này:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Nhưng trên đường đi đến đó tôi phải đi cáp treo qua biển. Và cảnh tượng phía dưới là tuyệt đẹp. Lúc đó là sau bão nên biển động, nước đánh mạnh vào các bãi đá ở dưới. Khi sóng rút, bọt trắng len lỏi giữa các rãnh đá, khá vuông vắn chứ không lộn xộn như bình thường. Tra ra thì đó có vẻ là cát kết xen lẫn cuội kết, hình thành từ kỷ Jura. Nghĩa là thứ đang ở trước mắt tôi đây đã có từ thời bọn khủng long còn sinh sống.

Tôi tự hỏi, không biết là có bao nhiêu con người chấp nhận bị nói là tham lam, để tôi có thể thấy được một cảnh đẹp đến thế. Những người ở cấp lãnh đạo thừa biết xây ra sẽ bị chỉ trích, nhưng họ vẫn mặc kệ dư luận để tiếp tục xây dựng. Họ cứ việc mình mình làm, không cần sự ủng hộ của người khác. Vậy chẳng phải là họ đang như con én đưa thoi mà không màng xem mùa xuân có đến hay không ư?

Họ tham lam, vậy đó là điều tốt. Ta nên ủng hộ sự tham lam của họ, tìm cách để giúp họ trở nên tham lam hơn. Hoặc hay hơn, là tham lam cùng với họ, trở thành một người tham lam hệt như họ. Nhưng có lẽ hay nhất, là từ đầu là một người tham lam. Tham lam tột cùng. Có thể làm được điều đó, thì ta mới thật sự không còn tham lam. Cứ tham lam đi, rồi những điều bất ngờ sẽ đến.

Đó là nói theo kiểu Lão, khi cứ khù khờ, không hay biết gì cả, sống cho riêng mình. Còn nói theo kiểu Phật, là từ bi hỷ xả. Một người cố gắng làm bánh mì ngon có thể làm bánh mì ngon biến mất. Nhưng nếu nhờ có nó mà con của họ hào hứng học tập, còn bản thân họ thấy cuộc sống có ý nghĩa, thì lúc đó bánh mì ngon có mất không? Khi cái mong muốn không phải là để thỏa mãn ham muốn bản thân, mà là để đạt được một góc nhìn cao hơn, rộng hơn, để đặt mình vào góc nhìn của người khác, thì ta đâu phải lo họ tham lam?

Điều gì khiến con én không dính chấp vào mùa xuân, nếu không phải là sự từ bi? Tôi nghĩ, nếu người dù phân biệt đến mấy có tâm từ bi, thì hành động của họ chẳng còn phân biệt gì nữa. Và ngược lại, nếu thấy một người khác đang phân biệt, thì hãy từ bi với họ mà phân biệt cùng họ. Dám biến mình thành người phân biệt là phép thử tốt nhất cho sự không phân biệt của chúng ta.

Sự từ bi sẽ phi-phân-biệt-hóa mọi suy nghĩ phân biệt. Nhờ có nó, ta có thể làm mà như không làm, ngồi im như tượng phỗng bằng cách chạy nhảy lung tung. Người vô dụng tham lam ở chỗ không phải vì họ không làm gì có ích, mà ở chỗ họ không giải thích cho người ngoài hiểu được chuyện mình đang làm. Người ngoài không hiểu thì không phải là lỗi của họ, nhưng bản thân người vô dụng lại để sự hiểu lầm tiếp tục xảy ra. Sự hiểu lầm đó làm gia tăng stress ở người ngoài, mà chỉ có sự giải thích của người vô dụng thì căng thẳng đó mới được giải tỏa.

Điều đó đòi hỏi người giác ngộ phải có khả năng tư duy trong sự trống rỗng. Tôi cho rằng các vị đã giác ngộ vẫn đang loay hoay không biết cách nào để chỉ ra được – một cách dễ hiểu và trực quan – cách để làm như thế.  Vì để giải thích cái ý trống rỗng còn chưa xong, thì thời gian đâu để giải thích cái ý thõng tay vào chợ? Tôi nghĩ rằng ông Fukuoka cũng đang loay hoay cho việc đó. Nếu không thì ông ấy đã chẳng hay nổi giận khi người khác không hiểu rồi. Vì người ta chỉ nổi giận khi họ thấy rối bời và bất lực.

Khoa học sẽ giúp ông ấy hết loay hoay. Hay nói đúng hơn, mọi suy nghĩ phân biệt sẽ giúp cho sự từ bi và trống rỗng đạt hiệu quả cao. Nếu có cả hai yếu tố này, thì một cuộc cách mạng rơm là hoàn toàn trong tầm tay.

Phần 1, Phần 2

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply