Lời mở đầu
Tôi đã dành ba mươi năm, bốn mươi năm để kiểm nghiệm xem liệu mình có nhầm lẫn hay không, vừa làm vừa nghiền ngẫm, nhưng chưa lần nào tôi tìm ra được bằng chứng chống lại điều ấy cả.
Đã có vô số bài viết bày tỏ niềm yêu mến với cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm của ông Masanobu Fukuoka, mà bài viết Cuộc cách mạng một cọng rơm: cuốn sách lạ và quý của tác giả Nguyên Ngọc, đăng trên báo Người Đô Thị, là một đại diện cho những niềm yêu mến đó. Nhưng chỉ cần lướt qua vài review trên Goodreads, bạn sẽ thấy số ý kiến gay gắt phản đối sự cực đoan của ông ấy cũng không hề nhỏ. Và kỳ lạ hơn nữa, dường như hai bên đều không phủ nhận nhau. Bên phản đối thì không phủ nhận cái hay của nó, còn bên ủng hộ thì cũng không thấy nói là bên kia sai. Những người đứng giữa thì vừa khen vừa chê, chứ cũng không lý giải được tại sao một quan điểm hay như vậy lại thành ra cực đoan, kiêu ngạo.
Cũng như nhiều người trong số họ, tôi cũng bối rối. Một mặt tôi cũng muốn nếu có dịp cũng tự tạo một khu vườn như ông ấy. Mặt khác tôi thấy ông ấy như dựng bù nhìn rơm vào khoa học vậy. Tôi đọc cuốn này lúc nó mới xuất bản ở Việt Nam, và lúc đó tự nhủ là sau này sẽ nhất định làm một bài phản biện cho bằng được. Tôi nghĩ, những lời tán dương ông ấy cũng nghe nhiều rồi, những lời chỉ trích chắc còn nghe nhiều hơn. Nhưng cả hai đều không thể bằng được một lần thấy rằng mình đang nhầm lẫn một cách thỏa đáng. Cái mong muốn dài ba mươi, bốn mươi năm đó nên được đáp ứng một lần. Nên hôm nay tôi sẽ thử góp một chút lời cho chuyện đó.
Với những ai làm nông nghiệp tự nhiên, có thể những điều ở đây chỉ là tranh cãi chữ nghĩa, và đọc bài viết này cũng không giúp mấy cho việc phụng sự tự nhiên. Nhưng vấn đề là, chính chữ nghĩa tạo nên thái độ của con người, và nói gì thì nói, muốn phụng sự được tự nhiên thì phải có thái độ đúng đắn. Nếu xem nhẹ chuyện này, thì không sớm thì muộn, sự hiểu lầm, biến tướng và định kiến sẽ xảy ra.
Một vấn đề tương tự tôi có chỉ ra trong bài Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý: việc từ chối phân tích thay vì xóa bỏ nỗi sợ như ý định của những người xây dựng Đạo giáo, thật ra sẽ làm dung dưỡng nó, và làm cho mối quan hệ trở nên nặng nề hơn.
Bài viết chia làm 3 phần:
- Thứ ông ấy nghĩ không phải là khoa học đúng nghĩa
- Thứ ông ấy làm lại chính là khoa học đúng nghĩa
- Khoa học có trong những triết lý của ông ấy
Lưu ý: tác giả bài viết này chưa đọc về triết học trong khoa học, hay khoa học học. Lương tâm của tác giả bị cắn rứt khi nói những điều mình có thể chưa hiểu rõ. Nhưng có lẽ đây là lúc nên mạnh dạn dẹp sự xấu hổ đó qua một bên để làm điều cần thiết. Cứ tạm viết ra đã, rồi sau đó nhờ người có hiểu biết chỉnh sửa sau cũng không muộn.
Vị trí trong sách của những câu trích dẫn sẽ được để trong ngoặc.
Ban đầu tôi đứng về phía phản đối để viết bài này, và nó chỉ có 3 phần trên. Sau khi đăng lên, tôi đã có dịp trò chuyện với người dịch cuốn sách này, anh Tuan Kiuti Di. Anh đã cho tôi vỡ lẽ ra nhiều điều, và tôi phát triển chúng thành các phần sau:
- Lý do tại sao mọi người cảm thấy ông ấy thật cao ngạo
- Cái sai nghiêm trọng của các nhà khoa học mà ông ấy muốn cảnh tỉnh (nói theo cách các nhà khoa học đều thấy thỏa mãn)
- Cách để quay lại Tự nhiên khi đang sống trong thế giới khái niệm
Bạn có thể đọc thẳng phần đó nếu thích, hoặc bấm Bắt đầu để đọc từ đầu đến cuối. Tôi hy vọng bài viết này sẽ làm cả hai bên cảm thấy thỏa mãn.
Tóm tắt nội dung sách
Đây là tóm tắt của bạn Rosie Nguyễn:
- Con người làm cho đất đai tự nhiên yếu đi, làm môi trường ô nhiễm đi. Sau đó lại tìm những cách thức để giải quyết hậu quả. Nếu ban đầu cứ để tự nhiên làm việc của nó thì sẽ không phải nhọc công. Tự nhiên là hoàn hảo.
- Chúng ta phải trả giá quá nhiều cho sự ham muốn vô độ của con người: muốn có thực phẩm khác mùa, muốn trái cây phải to đẹp bóng loáng, muốn ăn nhiều nhiều thịt và những thực phẩm chế biến khác.
- Thực phẩm tự nhiên chính ra phải có giá thấp vì ít tốn công chăm sóc nuôi trồng.
- Đất đai yếu mới cần hóa chất. Nếu giải quyết vấn đề từ gốc thì không phải nhọc công đi giải quyết hậu quả. Chỉ phụng sự tự nhiên và thế là mọi sự tốt đẹp cả.
- Nông nghiệp đã trở nên lạc hậu và yếu đuối về tinh thần, chỉ dành quan tâm đến phát triển vật chất.
- Phải sống sao để bản thân thức ăn ăn vào thấy ngon miệng, chứ không phải thêm thắt gia vị cho ngon miệng.
- Chỉ ở đây, chăm lo một cánh đồng nhỏ, sơ hữu sự tự do và sung túc mỗi ngày. Đó là cách sống khởi nguyên của nông nghiệp.
- “Liệu mùa thu tới có mang theo gió hay mưa, tôi không thể nào biết được. Nhưng hôm nay, tôi sẽ làm lụng trên đồng”
- Mục đích tối thượng của làm nông không phải là trồng cây mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người.
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực