4 câu hỏi để giúp người khác thay đổi tốt hơn (Phỏng vấn tạo động lực)

Categorized as Bất lực, bạo hành, tự quyết, can thiệp, Tò mò, lạc quan, tin tưởng, thong thả Tagged , , ,

Chúng ta đều gặp phải những người đang tự làm hại bản thân mình, dù ít dù nhiều. Phần lớn họ đều biết những tác hại của việc mình làm, và ích lợi của việc thay đổi. Phần lớn người hút thuốc đều biết hút thuốc là có hại, và phần lớn người ít tập thể dục đều biết vận động thể chất có lợi cho sức khoẻ thế nào. Chỉ là họ lúng túng trong việc thay đổi. Họ muốn thay đổi và họ không muốn thay đổi. Họ có lý do để thay đổi và họ có lý do để không thay đổi. Họ có rất nhiều lý do, và lý do nào cũng nên được lắng nghe không phán xét cả.

Phỏng vấn tạo động lực (Motivational Interviewing) là một bộ công cụ để sử dụng để tạo động lực thay đổi ở những người như vậy. Ý tưởng then chốt của phỏng vấn tạo động lực là để họ tự nói ra mong muốn thay đổi thói quen của mình, vì tâm lý con người là dễ dàng tin vào những điều tự mình nói ra hơn là nghe lời khuyên của người khác. Nó thừa nhận rằng người nghe thường đã biết khá rõ về những gì mình làm rồi, và việc tiếp tục chỉ ra cho họ lợi ích của thay đổi thường chỉ khiến họ thấy áp lực hơn hoặc thấy phiền hơn. Nó chỉ ra rằng việc mặc định rằng họ đang không nhận thức được vấn đề, và rằng việc họ từ chối lời khuyên của mình là dấu hiệu của sự ngang bướng hoặc thậm chí là không nhìn thấy thực tại là không hợp lý.

Trọng tâm của phỏng vấn tạo động lực là 4 câu hỏi sau:

  • Việc sử dụng [rượu/thuốc lá] đem lại điều gì tốt cho bạn?
  • Việc không dùng [rượu/thuốc lá] đem lại điều gì xấu cho bạn?
  • Điều gì là quan trọng nhất với bạn là gì?
  • Bạn sẽ làm gì để làm điều quan trọng nhất đó?

Dưới đây là một video minh hoạ cách thức các nhân viên y tế dùng nó để thuyết phục người nghiện chất, như rượu, thuốc lá, cần sa, v.v. Tất nhiên ở môi trường bệnh viện thì mọi thứ sẽ được chuyên nghiệp hơn: bạn có sẵn bộ câu hỏi sàng lọc, có sẵn các tờ rơi thông tin, và quan trọng nhất: có sẵn mong muốn được cải thiện sức khoẻ của họ. Nhưng dù sao đây cũng là một bước khởi đầu để bạn hiểu hơn về cách thay đổi người khác một cách hiệu quả.

Đăng lại với sự cho phép của ATTCs Vietnam.

Xem thêm: Phỏng vấn tạo động lực là gì? – Exploring Psychology – Khám Phá Tâm Lý Học

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply