Các bạn hẳn đã xem qua bộ phim Ratatouille – chú chuột đầu bếp rồi nhỉ? Đây là những suy nghĩ của mình sau khi xem xong lại phim. Nó sẽ đưa các bạn đi từ góc nhìn này tới góc nhìn khác. Ví dụ như: Mệnh lệnh nào đã khiến chú chuột Remy sẵn sàng đoạn tuyệt với gia đình để đi theo những kẻ giết hại đồng loại của mình? Đâu là giọt nước tràn ly khiến anh buông xuôi và chấp nhận thân phận của mình? Đâu là những biến đổi ngôn ngữ để nhà phê bình Ego cuối cùng cũng hiểu được ý của ông chủ Gusteau? Và tại sao Gusteau lại không thể làm ý của mình dễ hiểu ngay từ đầu?
Tất nhiên là bài này chỉ dành cho những ai đã xem phim. Nếu được thì mời bạn xem lại phim trước khi đọc bài, để nhớ lại các chi tiết một cách tốt nhất. Dù bạn đã coi phim rồi, nhưng nếu bạn chưa coi lại trong vòng một tuần trở lại đây, thì mình vẫn KHÔNG khuyến khích bạn đọc bài này.
“Không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành một nghệ sĩ lớn, nhưng một nghệ sĩ lớn có thể đến từ bất cứ đâu.” Năm mới chúc các bạn luôn tìm thấy cho mình niềm đam mê và cảm hứng sáng tạo ở bất kỳ điều gì dù tầm thường nhất.
Trước khi đọc tiếp, hãy xác nhận là bạn vừa mới coi phim xong và nhớ các chi tiết trong phim bằng cách trả lời câu hỏi sau: Linguini đã tóm được Remy bằng vật dụng gì?
Có lẽ cảnh thú vị nhất của những người đã từng xem phim này là cảnh Remy thưởng thức mùi vị của thức ăn. Người đứng đằng sau cảnh phim này, hoạ sĩ chuyển động (animator) Michel Gagné, là một người có hội chứng giác quan kèm (synesthesia). Người có hội chứng này có sự giao thoa về giác quan độc đáo mà người bình thường không thể cảm nhận được. Có rất nhiều loại giác quan kèm khác nhau. Ví dụ, một người có hội chứng này khi nhìn vào chữ A sẽ thấy nó có màu đỏ, và số 8 có màu tím, mặc dù chúng chỉ là màu đen với người bình thường. Một người khác khi nghe một tiếng trumpet liền thấy một hình tam giác màu cam trong không gian.
Đây là một clip khác của Gagné, minh hoạ những gì anh nhìn thấy trong lúc nghe một đoạn ngẫu hứng piano của Pau Plimley, một trong những cây cổ thụ ở dòng nhạc avant-garde jazz ở Canada. Khi Plimley nhìn thấy một đoạn trong clip này lần đầu tiên, ông đã nói với Gagné trong nước mắt: “Giống như anh đã đọc được tâm hồn tôi”. Cũng chính nhờ đoạn clip này mà Pixar đã mời anh về hợp tác làm phim Ratatouille.
Một số người nổi tiếng có hiện tượng này:
- Cũ có: Vladimir Nabokov, Franz Liszt, Vincent van Goth, Richard Feynman
- Mới có: Pharrell Williams, Lorde, Beyoncé, Kanye West
Sau khi đăng lên thấy hoá ra có nhiều người ở VN cũng có ghê, nên mình lập nhóm Cảm giác kèm (Synesthesia) để mọi người cùng giao lưu.
Gusteau: Nấu ăn ngon không dành cho những trái tim yếu đuối. Bạn phải có một trái tim mạnh mẽ, ngập tràn trí tưởng tượng. Bạn phải thử những thứ có thể không ra gì. Và không được để ai tạo ra những giới hạn cho bạn cho dù bạn đến từ đâu. Thứ duy nhất giới hạn được bạn chính là tâm hồn bạn.
Điều tôi nói là sự thực. Ai cũng có thể nấu ăn. Nhưng chỉ những ai dũng cảm mới có thể thành công.
Gusteau: Great cooking is not for the faint of heart. You must be imaginative, strong hearted. You must try things that may not work. And you must not let anyone define your limits because of where you come from. Your only limit is your soul.
What I say is true. Anyone can cook. But only the fearless can be great.
🔎
Tất cả những người trẻ, biết mình có tài, biết rằng cái định kiến mà xã hội đang có với mình sẽ tự động biến mất khi họ nhìn ra được tài năng đó, sẽ luôn mê mẩn với những câu nói đầy cảm hứng như này. Và ai có thể nói là nó sai? Nó đúng, càng đi càng thấy đúng. Nhưng điều họ không thể ngờ được là thứ sẽ hành hạ họ không phải là bản thân những định kiến đó (chúng chỉ là những con dao giấy được ném lung tung vào người họ thôi), mà chính là sự quan tâm mà họ dành cho những người ném dao giấy đó.
Skinner: Chúc mừng. Cậu có thể nấu lại được thành công tình cờ của cậu. Nhưng nếu muốn tồn tại được trong bếp của tôi thì cậu cần phải biết nhiều hơn là nấu xúp đấy, nhóc ạ. Colette sẽ chịu trách nhiệm dạy cậu cách làm việc ở đây.
Linguini: Nghe này, tôi muốn cho cô biết là tôi vinh dự biết bao khi được học với một…
Colette: Không! Anh nghe đây. Tôi chỉ muốn anh biết chính xác anh đang làm việc với ai. Anh thấy có bao nhiêu phụ nữ trong bếp này?
Linguini: À, tôi…
Colette: Chỉ có mình tôi. Anh có biết vì sao không?
Linguini: À, tôi…
Colette: Bởi cái bộ môn ẩm thực tinh hoa này có một hệ thống cấp bậc cũ rích được xây dựng trên những quy định do mấy lão già ngu ngốc viết ra. Những quy định đã được thiết kế sao cho không phụ nữ nào tham gia nổi vào cái nghề này. Nhưng sao tôi lại vẫn được ở đây. Anh biết tại sao không?
Linguini: Bởi vì, ơ, bởi vì cô…
Colette: Bởi vì tôi là đầu bếp cứng rắn nhất cái bếp này. Tôi đã làm việc chăm chỉ rất lâu để đạt được điều đó. Và tôi không định đánh liều công việc của mình cho một anh dọn rác gặp may nào đó. Nghe rõ chưa?
Skinner: Congratulations. You were able to repeat your accidental success. But you’ll need to know more than soup if you are to survive in my kitchen, boy. Colette will be responsible for teaching you how we do things here.
Linguini: Listen, I just want you to know how honored I am to be studying under such…
Colette: No! You listen. I just want you to know exactly who you are dealing with. How many women do you see in this kitchen?
Linguini: (TITTERING) Well, I…
Colette: Only me. Why do you think that is?
Linguini: Well, I…
Colette: Because haute cuisine is an antiquated hierarchy built upon rules written by stupid old men. Rules designed to make it impossible for women to enter this world. But still I’m here. How did this happen?
Linguini: (TITTERING) Because, well, because you…
Colette: Because I am the toughest cook in this kitchen. I’ve worked too hard for too long to get here, and I am not going to jeopardize it for some garbage boy who got lucky. Got it?
🔎
Mối quan hệ của Linguini và Colette bắt đầu bằng việc cô dí dao vào cổ anh. Cô, cũng như Remy, cũng bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc chống lại định kiến của xã hội. Thế nên, khi ý của cô muốn nói là “Ai cũng có thể nấu ăn”, thì với Linguini, cô lại đang nói là “Không phải ai cũng có thể nấu ăn”. Lời nói của cô đã bị đảo nghĩa, và cả hai đều không nhận ra được điều đó.
Remy: Bố nói đúng. Con đang đùa với ai chứ? Chúng ta đâu thể thay đổi bản thân, và chúng ta là chuột. Cậu ấy sẽ đi khỏi sớm thôi, và giờ bố biết cách vào trong rồi đấy. Cứ trộm tất cả những gì bố muốn.
Django: Con không vào sao?
Remy: Con giờ chẳng còn thấy ngon miệng nữa rồi.
Remy: You’re right, Dad. Who am I kidding? We are what we are, and we’re rats. Well, he’ll leave soon, and now you know how to get in. Steal all you want.
Django: You’re not coming?
Remy: I’ve lost my appetite.
🔎
Lần này Remy buông xuôi. Anh thừa nhận rằng mình đang lừa dối bản thân, và thừa nhận sự bất lực của mình trong việc thay đổi tự nhiên. Anh chấp nhận thân phận loài chuột của mình. Django hẳn cũng từng có một ngày buồn bã như thế.
Linguini: Tôi biết điều này nghe thật điên khùng, nhưng, sự thật đúng là đôi lúc nghe điên khùng thật. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không phải là sự thật. Và sự thật là, tôi không hề có tài năng gì hết. Nhưng con chuột này, chính nó là người đứng sau các công thức đó. Nó chính là người đã nấu ăn. Người đầu bếp thực sự. Nó đã trốn dưới cái mũ đầu bếp của tôi. Nó điều khiển hành động của tôi. Nó là lý do tôi có thể nấu những món ăn hấp dẫn mọi người. Là lý do khiến Ego ở bên ngoài cánh cửa kia. Mọi người đã khen tôi vì tài năng của nó. Tôi biết điều này thật khó tin, nhưng mà này, mọi người đã tin là tôi biết nấu ăn, phải không?
Nghe này, chuyện này là có thể. Nó nghe thật điên rồ, nhưng nó sẽ làm được. Chúng ta có thể trở thành nhà hàng danh giá nhất Paris, và chú chuột này, chú đầu bếp nhỏ xuất sắc này, có thể đưa ta tới đó. Mọi người nghĩ sao? Mọi người cùng tôi chứ?
Linguini: I know this sounds insane, but, well, the truth sounds insane sometimes. But that doesn’t mean it’s not the…the truth. And the truth is, I have no talent at all. But this rat, he’s the one behind these recipes. He’s the cook. The real cook. He’s been hiding under my toque. He’s been controlling my actions. He’s the reason I can cook the food that’s exciting everyone. The reason Ego is outside that door. You’ve been giving me credit for his gift. I know it’s a hard thing to believe, but, hey, you believed I could cook, right?
Look, this works. It’s crazy, but it works. We can be the greatest restaurant in Paris, and this rat, this brilliant little chef, can lead us there. What do you say? You with me?
🔎
Ở đây Linguini đang cố gắng nói rằng: dù mọi người có tin nó hay không, thì đây chính là sự thật. Nói theo nhà văn Phillip Dick thì “thực tại là thứ sẽ không mất đi khi bạn ngừng tin vào nó”. Đây chính là điều Django đã cố gắng nói cho Remy biết. Đây cũng là điều Remy đã cố gắng nói cho Django biết.
🔎
Cô biết anh không sai, nhưng cô cũng không biết mình đã làm gì sai. Cô không trách anh kém cỏi, mà trách đã không nói chuyện này sớm hơn, để bây giờ thành ra lừa dối cô. Ở phía anh, anh cũng muốn nói ra cho cô biết từ lâu lắm chứ. Anh cũng chẳng ngại nói rằng mình kém cỏi bất tài, nhưng anh vẫn không dám làm. Nếu anh chưa thể đảm bảo sự an toàn cho Remy, thì làm vậy sẽ là nguy hiểm. Nghĩa là, anh cảm thấy mình cần phải giải quyết vấn đề định kiến về loài chuột nói chung của cô trước thì mới có thể thú nhận sự bất tài của mình một cách thoải mái được.
Nhưng có thật cô có định kiến đó không? Hay cô chỉ sốc lúc đầu, nhưng rồi sẽ tự thấy chú chuột ấy cũng có hoàn cảnh hệt như mình? Tức là, thật ra anh chỉ cần bâng quơ hỏi “em cảm thấy gì về việc một chú chuột biết nấu ăn?”, thì chắc hẳn nó sẽ kích thích trí tưởng tượng của cô. Cô sẽ nhớ lại cái thời cô mới đi xin việc, khi cô phải chịu nhiều lề luật chỉ vì mình là phụ nữ. Anh chưa hề đặt câu hỏi này cho cô, nhưng trong vô thức đã thay mặt cô trả lời nó. Và tất nhiên câu trả lời của anh trật lất. Thế nên, câu hỏi đó không chỉ là để cô chuẩn bị tinh thần làm quen với chuột, mà còn là để anh có được cơ hội cảm thấy cô hoàn toàn không giống mình nghĩ.
Tại sao anh lại không đặt được câu hỏi này? Vì để có thể mà hỏi thì ít nhất cũng phải nghĩ ra được câu hỏi đã. Đứng từ ngoài thì thấy đơn giản, nhưng chỉ có người trong cuộc mới thấy bít đặc. Chỉ cần nghĩ đến việc cô sẽ sốc thôi, là đầu óc của Linguini sẽ tự bế quan tỏa cảng chính mình, không cho anh nghĩ tiếp. Và kể cả khi anh lạnh lùng, nhất quyết phải giải quyết cho bằng được, thì công việc bếp núc không cho phép anh thảnh thơi nghĩ về chuyện tìm hướng giải quyết. Để có thể làm sáng tỏ bất cứ điều gì thì đều cần phải suy nghĩ. Chỉ cần có bất kỳ việc gì choán lấy tâm trí ta, thì ta không thể kết nối mọi dữ kiện, dù dữ kiện thì đã có sẵn hết. Ta có thể có linh cảm là sẽ có lối ra cho vấn đề này, nhưng việc bảo vệ Remy đòi hỏi nhiều sự chắc chắn hơn là linh cảm. Tới chừng nào mọi dữ kiện được kết nối hết thì mới có thể nói ra dứt khoát, còn không thì anh sẽ cứ ở một cảm giác lưng lửng, hoang mang.
Cái ý của Remy khi nói về thế giới mong manh thật ra là đang nói đến sự mong manh của quá trình tư duy. Và tư duy không chỉ là nằm gác tay lên trán là xong, mà còn phải ghi lại các suy nghĩ rời rạc rồi sau đó sắp xếp các ý lại cho rõ ràng. Nói chung, chỉ khi nào suy nghĩ được trình bày dưới dạng văn bản thì mới mong không sợ rằng mình đang sai. Còn hễ mà còn sợ mình đang sai thì anh sẽ còn bị cứng họng mỗi khi cô hỏi “có chuyện gì thế?”, mặc dù anh biết anh không sai.
Chính vì như vậy, nên những người có thể giúp người khác thay đổi quan niệm nhất lại là những người không bao giờ ở trạng thái sẵn sàng để giúp. Sự rảnh rỗi là điều tối quan trọng để hàn gắn mọi thứ. Thế nên, mặc dù cô rất muốn tát anh vì anh đã không nói sớm, thì cô cũng hiểu đó không phải là lỗi của anh. Cô nhớ lại những lần đã dí dao vào cổ anh, đã tát anh nổ đom đóm mắt, và đã xém xịt hơi cay vào mắt anh. Cô nhớ lại những điều đó, và nhận ra mình đã làm ngược lại tất cả những gì mình thực sự mong muốn. Cô cuối cùng cũng hiểu được nỗi khổ tâm của anh, và nhận ra rằng người đáng bị tát nhất chính là mình. Tất cả những gì cô có thể làm bây giờ là nuốt ngược lại và bỏ trốn.
Remy: Bố.
Remy: Bố à, con không biết nói gì nữa.
Django: Bố đã sai về những người bạn của con và cả về con nữa.
Remy: Con không muốn bố nghĩ con đang chọn những thứ này trên cả gia đình. Con không thể chọn giữa hai nửa của chính mình.
Django: Bố không nói về chuyện nấu ăn. Bố đang nói đến suy nghĩ của con. Việc này thực sự rất có ý nghĩa với con?
(HUÝT SÁO)
Django: Chúng ta không phải là đầu bếp, nhưng chúng ta là một gia đình. Con hãy giao việc cho bố và mọi người, và bố và mọi người sẽ hoàn thành nó.
Remy: Dad.
Remy: Dad, I don’t know what to say.
Django: I was wrong about your friend and about you.
Remy: I don’t want you to think I’m choosing this over family. I can’t choose between two halves of myself.
Django: I’m not talking about cooking. I’m talking about guts. This really means that much to you?
(WHISTLES)
Django: We’re not cooks, but we are family. You tell us what to do, and we’ll get it done.
🔎
Đây là nút thắt cuối cùng của bố con Remy được giải quyết. Ta thấy, sau rất nhiều xung đột thì các nhân vật mới có thể nói cho nhau nghe điều mà họ đã muốn nói cho nhau nghe từ rất lâu. Họ đã phải trải qua một quá trình tái định nghĩa tất cả các khái niệm để có thể lắng nghe được nhau. Remy đã phải định nghĩa lại thế nào là “gia đình”, Django phải định nghĩa lại thế nào là “loài người”, và Colette phải định nghĩa lại thế nào là “Linguini” và “loài chuột”. Họ không khác gì những ông thầy bói mù xem voi: cùng nói về “con voi” nhưng lại hiểu theo những cách hiểu khác nhau. Mà nếu mà có những cách hiểu khác nhau cho cùng một cái tên, thì đây chính là những từ đồng âm khác nghĩa.
Linguini thì xém nữa phải định nghĩa lại thế nào là “Remy”.
Cám ơn các bạn đã xem tới đây. Ở đây mình sẽ liệt kê mấy thứ ngoài lề.
Phim ngắn
Một số bài viết tiếng Việt khác về phim mà mình thấy có giá trị tham khảo, không đi vào lối mòn
- Ratatouille – Hương vị của những ngày tháng 6 – A Guy Who Cooks
- Ratatouille: Khi hoạt hình 3D mở ra một thế giới 5D
- Ratatouille và một số liên tưởng đến vấn đề tiến hóa (p1)
- Ratatouille và những liên tưởng về tiến hóa (phần hai)
- Ratatouille, hay câu chuyện hạnh phúc của loài người và loài chuột
- Học được gì từ Linguini khờ khạo trong “Chú chuột đầu bếp” để phát triển sự nghiệp : Đừng để cái TÔI lấn át bản thân
Các bài viết khác trong Quả Cầu liên quan tới chủ đề này
Bế tắc, thất vọng, chấp nhận, buông xuôi, trốn chạy
- Sự bất lực học được là gì?
- Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý
- Mối quan hệ của một bông hoa chết
- Con mắt lạnh như băng
Tìm cách thay đổi quan niệm
- Con mắt lạnh như băng
- Rắc rối của từ bi
- Khi sự giúp đỡ lại trông như cưỡng ép
- Lời mời thử nghiệm kế hoạch thay đổi niềm tin người có niềm tin tiêu cực
Ý ẩn, trí nhớ, hiển ngôn, biến đổi nghĩa, tái định nghĩa, đồng âm khác nghĩa
- Tại sao “đúng sai miễn bàn” lại không phải là quan điểm của Đạo giáo?
- Ví dụ về sự tương tác giữa Đạo gia và rối loạn tâm lý
- Phản biện cuốn Cuộc cách mạng một cọng rơm
- Hiện tượng đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa khác âm, và đảo nghĩa trong quá trình hình thành niềm tin
Sự chú ý và cái tôi
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực