Bài này đáng lý ra chỉ bàn về Đạo giáo, không phải Phật giáo. Nhưng tôi xin được vay mượn một vài thuật ngữ của bên Phật vào đây cho tiện diễn đạt.
Ta hãy bắt đầu bằng quan điểm “đúng với sai là một” trước. Theo quan sát và thống kê của tôi, thì tùy hoàn cảnh cụ thể mà nó có những cách hiểu sau:
- Cái mình nghĩ là đúng cũng có thể là sai với người khác (nói theo tâm lý học hiện đại thì đây chính là naïve realism)
- Cái mình nghĩ là đúng nếu tìm hiểu thêm sẽ thấy hóa ra là ngược lại (nói theo tâm lý học hiện đại thì đây là trị liệu nhận thức)
- Bất kỳ quan điểm nào cũng phải dựa trên một hệ tiên đề nào đó. Mà vì các tiên đề có thể lựa chọn bất kỳ, nên phải nhận ra là đó chỉ là vấn đề hệ quy chiếu mà thôi
Nhưng tôi nghĩ nó tuyệt nhiên không phải là ý:
- Đúng và sai có giá trị ngang nhau
Vì nếu bảo đúng với sai có giá trị ngang nhau, thì phải nói là làm đúng cũng như làm sai. Mà nếu nói làm đúng cũng như làm sai, thì cũng phải nói là làm việc thiện cũng ngang bằng với làm việc ác, có tâm tham sân si cũng ngang với có tâm từ bi hỷ xả. Mà vậy thì sao gọi là để Đạo dẫn dắt được?
Nhưng tiếc là có rất nhiều người lại vô tình dùng nó theo cái ý sai như vậy. Và khi hiểu sai như vậy, cộng thêm cái ý “đừng hý luận nữa, ngôn ngữ không thể lột tả được hết đâu”, họ sẽ nâng cái ý “đúng với sai là một” thành “đúng sai miễn bàn”. Mà khi quan niệm như vậy, họ sẽ dễ dàng gạt bác bỏ quan điểm của người khác và rơi vào thiên kiến xác nhận.
Tại sao lại không dễ nhận ra điều này?
Giả sử rằng ta đang có quan niệm A1: cái mình nghĩ là đúng cũng có thể là sai với người khác
. Sau khi đi đến kết luận như vậy, ý đó sẽ được rút gọn lại thành B: đúng với sai là một
, và sẽ giữ lại cấu trúc đó. Nhưng tại sao lại cần rút gọn như vậy? Vì trí nhớ ngắn hạn của chúng ta chỉ giữ được 3 đến 4 thông tin cùng lúc. Để có thể xử lý các thông tin tiếp mà ý gốc cùng tham gia, não sẽ cần bỏ bớt một vài thông tin trong câu cho trống chỗ. Vì thành tố đúng
và sai
trong A1 có trọng lượng lớn hơn cái mình nghĩ
, nên cái mình nghĩ
sẽ được ngầm hiểu và lược bỏ, và đúng
và sai
sẽ được giữ lại trên lớp vỏ ngôn ngữ cho lập luận kế tiếp. Nói cách khác, ý gốc đã được biến đổi thành đúng với sai là một
để phù hợp với việc lưu trữ trong não.
Nhưng rắc rối là khi lôi đúng với sai là một
ra để dùng lại, nó không còn đúng theo ý gốc, mà là biến thành A2: đúng với sai có giá trị ngang nhau
. Trong khi A2 chỉ trùng với A1 ở B mà thôi, chứ nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Nói cách khác, A1 và A2 là hai ý đồng âm khác nghĩa.
Để tránh lẫn lộn, cần phải hiển ngôn được chính xác ý mình nói ra. Nếu không thì tuy ta đến với nó với cách hiểu đúng, nhưng thứ thấm vào trong người ta lại là cách hiểu sai.
Mà rắc rối hơn nữa, là Đạo gia lại cổ vũ sự vô ngôn. Nếu không có cách nào hiển ngôn được chính xác ý mình nói ra, thì cách hiểu sai lại càng được dịp phát tán.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta hiểu nó sai?
Lúc đó những lời ta nói chỉ là sáo rỗng, và những câu như “Đạo khả đạo phi thường đạo” chỉ là một sáo ngữ chặn họng (thought-terminating cliché) không hơn không kém. Còn không thì nó chỉ là cái cớ để nuông chiều bản thân. Nó chẳng khác gì cái status này cả:
Cái tiền đề rằng Đạo là một thứ gì đó nằm ngoài khả năng nhận thức của con người hoàn toàn hợp lý, và tôi hoàn toàn tôn trọng quan điểm này. Nhưng tôi cho rằng cái khoảnh khắc ta quyết định không nói gì về Đạo nữa chính là cái khoảnh khắc ta chấp nhận trở thành nạn nhân của thiên kiến xác nhận. Nếu ta chỉ hoài nghi bản thân cách hời hợt, cho có lệ, và tin vào trực giác của mình một cách mù quáng, thì ta đã không còn để cho Đạo dẫn dắt nữa. Đặc biệt là khi nó rơi vào tay của những người có rối loạn tâm lý: sự cộng hưởng của hai cái này còn khủng khiếp đến bao nhiêu.
Qua trải nghiệm cá nhân của tôi với những người học Phật hoặc Lão, hầu như tất cả đều chưa làm tới nơi tới chốn việc hoài nghi hiểu biết của mình. Và đó đều là những người hiểu biết rất rộng, nhiều năm thực hành, thậm chí có người còn có minh sư hướng dẫn.
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực