Mọi người cũng biết, tranh luận là tốt. Ai tham gia tranh luận cũng mong suy nghĩ của mình giúp ích được cho người khác, chứ không mong áp đặt người khác phải theo ý mình. Có nhận ra điều đó thì sự đánh giá của mình về việc họ đánh giá người khác một cách gay gắt mới bớt gay gắt. Tuy nhiên, có những lúc dù cả hai rất cố gắng để nói cho nhau nghe, nhưng hiểu nhầm vẫn cứ xuất hiện, rồi cuối cùng cả hai lại cáu gắt với nhau. Thật không khác gì chuyện thầy bói xem voi cả.
Bảo các ông thầy bói đó có cái tôi lớn thì đã đành, nhưng có những lúc cả hai bên đều thật sự dành tình cảm cho nhau mà bức tường vẫn không thể bị phá vỡ:
Đó là điều thật sự rất buồn. Nhưng khi chúng ta quyết định gỡ đám tơ vò này ra, thì lại cảm thấy mù mờ, không biết phải bắt đầu từ đâu:
Bàn về lỗi nguỵ biện, tư duy gặng xét hay xoá mù truyền thông đang là trào lưu trong nhiều năm nay. Đã có hằng hà sa số các bài viết, buổi thảo luận hay khoá học như vậy, và mình cũng không có ý phủ nhận sự cần thiết của chúng. Chỉ là mình thấy chỉ như vậy thôi thì không giải quyết triệt để. Có cả trăm loại nguỵ biện, bàn về chúng mình thấy giống như chỉ thấy cây chứ không thấy rừng. Quan trọng hơn hết, việc chăm chăm vào phân tích lỗi ngụy biện có thể dẫn tới giả định rằng hoặc người có lỗi nguỵ biện thiếu hiểu biết về lỗi nguỵ biện, hoặc là có ý đồ giăng bẫy chúng ta, chứ chưa chú trọng việc người kia cũng đã cố gắng trung thực với bản thân và đảm bảo sự logic trong lập luận của mình. Mình nghĩ, một khi họ đã có nỗ lực trong việc thảo luận, thì bản chất của vấn đề sẽ thay đổi, và cần phải có một hệ từ vựng mới để mô tả sự việc. Chỉ đánh giá họ là nguỵ biện sẽ là thiếu hiệu quả trong việc đi đến sự nhất trí, và tạo cảm giác người đánh giá là hời hợt. Sử dụng hệ từ vựng về lỗi nguỵ biện là không đủ thấu cảm đối với mình.
Ở một cách tiếp cận khác, cũng có rất nhiều các khoá học về giao tiếp thấu cảm. Một lần nữa, những khoá học như này cũng đều cần thiết, nhưng chúng lại tập trung vào việc nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và tránh cảm xúc tiêu cực ở cả bên, chứ không giúp giải quyết những mâu thuẫn về mặt tư tưởng. Nó không giải thích được từ đâu ra xuất hiện cái bức tường vô hình mà mỗi lần chúng ta muốn chạm vào thì lại lẩn đi đâu mất. Mình nghĩ rằng, khi sự hiểu nhầm xảy ra, thì lỗi vừa thuộc về cả hai, vừa không thuộc về ai cả, nhưng cả hai đều cảm thấy vấn đề nằm ở phía người kia chứ không phải mình. Mà nếu không có hiểu biết thấu suốt về vấn đề này, thì không sớm thì muộn sự mông lung sẽ lại trở lại mà thôi.
Những năm qua, mình đã gom nhặt được một số kiến thức, khái niệm giúp chúng ta đến gần hơn với cái hiểu biết thấu suốt đo. Phần lớn trong số chúng là những kiến thức trong tâm lý học xã hội và tâm lý học nhận thức. Đáng tiếc là mình lại chưa tìm ra thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt, nên các bạn chịu khó dùng tiếng Anh vậy.
Nội dung
Một số rào cản cho việc nói chuyện với nhau
Những lý do khiến ta không nghe được thứ cần nghe
Những lý do khiến ta không nói được thứ cần nói
Một số thứ có thể áp dụng khi tranh luận
Một số vấn đề khác để suy ngẫm
Linh tinh khác
- Với những ai có hứng thú tìm hiểu sâu hơn về bản chất của mâu thuẫn và tranh luận, có thể đọc thêm các trang sau: argumentation theory, value judgment, conflict (process), belief, persuasion
- Trang Kletische có nhiều bài viết hay để giúp các cá nhân giao tiếp tốt hơn. Mình đăng ký nhận email và ủng hộ cho trang này
- Nếu muốn học cách rèn luyện tư duy gặng xét (critical thinking), các bạn có thể tham gia cộng đồng LessWrong. Ngoài ra đây là các subreddit mình tổng hợp được về việc giúp bạn lật lại một vấn đề mà mình cứ nghĩ là mình đúng: r/ChangeMyView, r/ExplainBothSides, r/NoStupidQuestions, r/TrueAskReddit, r/steelmanning, r/TheMonkeysPaw/, r/WritingPrompts/, r/TellMeAbout/, r/TellMeAFact, r/ExplainMyDownvotes, r/explainlikeimfive, r/TMBR (Test My Belief Reddit)
Các sub như /r/todayILearned, /r/Showerthoughts, /r/AskReddit, r/depthhub, hay r/InsightfulQuestions cũng được tính là cho góc nhìn mới, nhưng theo mình nó cũng như /r/woahdude, tức là biết thì thấy thú vị, nhưng đọc xong thì lại chẳng đọng lại mấy.
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực
Thật tốt là vào lúc 2 giờ sáng khi đang ngẫm việc viết một chiếc thư mời vài người tới tham dự Encounter group thì đọc được những điều này. Bởi thế, cảm ơn cậu.
Tớ xin được trích dẫn một đoạn trong bài viết của cậu vào email nhé ạ?
Nhân tiện thì, tớ cảm thấy câu này hình như thiếu chữ “không”:
“Đáng tiếc là mình lại tìm ra thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt, nên các bạn chịu khó dùng tiếng Anh vậy.”
Chúc cậu một tuần đủ đầy năng lượng ha!
Ok bạn. Bạn cứ sử dụng thoải mái nhé. Cám ơn bạn đã ghé thăm